Mỗi ngành nghề đều sẽ có những thuật ngữ riêng, và SEO cũng vậy. Để bắt đầu một hành trình SEO hiệu quả, nhất định bạn phải hiểu những thuật ngữ trong SEO. Hãy cùng Gitiho khám phá những thuật ngữ đó trong bài viết dưới đây nhé.
Thuật ngữ SEO là những từ ngữ mô tả tóm tắt nội dung, khái niệm, hoặc một phương thức được thực hiện trong SEO.
Google Index hay còn gọi là Index Website Google là chỉ mục dữ liệu trên google, mục đích chính là giúp cho việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn.
VD: khi bạn search từ khóa “site:https://dichvuseotongthe.vn/” thì google sẽ trở về tất cả các kết quả của web liên quan đến dịch vụ SEO tổng thể.
Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web, là hệ thống tập tin chứa tất cả các URL của website. Các đường link dẫn tới trang chính, trang con đều thể hiện một cách rõ ràng trong sitemap.
Cấu trúc để search sitemap rất đơn giản: domain/sitemap_index_xml hoặc domain/sitemap.xml
Ví dụ mình sẽ search dịch vụ seo tổng thể như sau: dichvuseotongthe.vn/sitemap_index_xml, và cho ra kết quả như hình bên dưới:
Theo như kết quả trong hình trên thì sitemap đầu tiên chính là post, post chính là tất cả các bài viết chi tiết của website. Sitemap thứ 2 là page, page là tất cả các trang trên website (trang giới thiệu, trang tuyển dụng, trang liên hệ…). Sitemap thứ 3 là category, đây là các trang danh mục blog.
Từ những sitemap này Google sẽ biết được website của bạn đang chia cấu trúc dữ liệu như thế nào từ các page, post, category. Trong các dữ liệu này sẽ có những thành phần con bên trong để google tìm kiếm, đọc và lập chỉ mục.
Trong dữ liệu sitemap con có 3 thành phần chính là URL, Images, Last Mod. Nhìn vào hình bên dưới chúng ta sẽ thấy rõ hơn, bảng dữ liệu này cho biết cứ 1 cái URL sẽ có bao nhiêu hình ảnh, còn Last Mod chính là ngày cuối cùng google đọc dữ liệu trong URL đó.
File robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản có dạng .txt được sử dụng nhiều trong quản trị web. Tệp này chứa các tiêu chuẩn về web để cho robot công cụ tìm kiếm biết những trang nào trên website của bạn mà Google có thể và không thể thu thập thông tin, truy cập, index và cung cấp nội dung đó đến người dùng.
Breadcumbs là tập hợp những liên kết giúp người dùng xác định vị trí hiện tại của mình trong cấu trúc site.
Ví dụ mình đang đọc bài viết Cách tính lãi suất danh nghĩa hàng năm bằng hàm NOMINAL trong Excel trên trang blog của Gitiho. Ở trên cùng có dòng chữ “Trang chủ > Blog > Excel cơ bản”, dòng chữ này chính là Breadcumbs, giúp xác định bài viết này thuộc category Excel cơ bản trong trang Blog.
Một ví dụ dễ hiểu hơn, mình gõ từ khóa “bộ đề thi Excel” lên Google, thì Google trả về kết quả bài viết của Gitiho đang ở Top 2, khi click vào xem thì Breadcumbs giúp mình xác định bài viết này thuộc category “Bài tập Excel” trong trang Blog của Gitiho.
Title SEO hay còn gọi là Title Tag (thẻ tiêu đề) là yếu tố HTML chỉ định tiêu đề của một trang web. Thẻ tiêu đề hiển thị trên công cụ tìm kiếm (SERPs) dưới dạng một tiêu đề có thể nhấp vào.
Meta descriptions là một thẻ HTML mô tả nội dung của một bài đăng hoặc một trang trên trang web. Google sẽ hiển thị nó bên dưới tiêu đề trang của bạn trong kết quả tìm kiếm. Thẻ nội dung càng hấp dẫn thì càng tăng tỷ lệ click vào website.
SEO Onpage là các kỹ thuật triển khai tối ưu bên trong từng bài viết trên website nhằm cải thiện thứ hạng từ khóa trên Google. Khi tối ưu SEO onpage, cần tối ưu những yếu tố trong hình dưới đây.
Anchor là một đoạn văn bản chứa link, khi bạn nhấp chuột vào đoạn văn bản này sẽ lập tức chuyển hướng sang một liên kết khác.
Ví dụ trong hình dưới đây, từ khóa “văn hóa doanh nghiệp” được bôi màu xanh. Từ “văn hóa doanh nghiệp” này chính là anchor text, còn link được gắn trong từ khóa “văn hóa doanh nghiệp” chính là Internal Link
Là nội dung được xây dựng trên website phục vụ cho việc tối ưu onpage SEO giúp tăng thứ hạng từ khóa trên top Google.
Công thức PAS: Bí quyết xây dựng nội dung chạm đến nỗi đau khách hàng
Internal Link (liên kết nội bộ) là liên kết từ trang này đến trang khác trên cùng một trang web
Ví dụ về đoạn văn bản trong hình dưới đây, bạn sẽ thấy từ khóa “văn hóa doanh nghiệp” được tô màu xanh, đây chính là internal link, vì khi click vào từ khóa này bạn sẽ được chuyển đến trang bài viết về văn hóa doanh nghiệp.
Ngược lại với Internal link, External Link là liên kết ngoài, đây là những liên kết từ website của bạn đến những trang web khác. External Link có lợi ích giúp Google dễ hiểu topic SEO bạn đang hướng tới, và làm tăng độ trust cho URL SEO.
Backlink là những liên kết được trả về từ các website khác hay blog, diễn đàn, mạng xã hội đến website của bạn.
Ví dụ trong hình bên dưới, chúng ta có thể thấy website samcovina đang nhận một backlink từ báo Thanh Hóa
Trên đây là những thuật ngữ phổ biến trong SEO mà SEOER nào cũng cần biết. Để SEO một website lên top Google là một quá trình không hề dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian nếu bạn không hiểu về SEO.
Bạn không cần mất thời gian tìm kiếm kiến thức SEO ở đâu hết, bởi Gitiho có một khóa học mang tên HERO SEO - Foundation 2022. Khóa học giúp bạn hiểu tổng quan về lộ trình triển khai SEO, có tư duy, chiến lược triển khai SEO đúng đắn & kiểm soát được chi phí đầu tư SEO. Tất nhiên những kiến thức bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào công việc ngay sau khi học xong, vì khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia tham vấn phát triển SEO cho những công ty lớn: PTE HELPER, DOL ENGLISH, BILUXURY, kinh nghiệm thực chiến top keyword các ngành Giáo dục, Y Tế & Sức khỏe, E-commer, Xây Dựng, Du Lịch. Đăng ký khóa học HERO SEO - Foundation 2022 ngay để nắm được kiến thức cốt lõi, làm tiền đề phát triển SEO lâu dài bạn nhé.