Gửi các thầy cô giáo, em có một câu hỏi về trường hợp thực tế không liên quan đến bài học, cụ thể: Theo Luạt không được ký HĐ thử việc quá 60 ngày và làm 2 HĐ thử việc cùng 1 công việc, công ty em có 1 nhân sự đang thực tập, lãnh đạo yêu cầu làm HĐ thử việc 3 tháng, vậy em phải xử lý ntn để vừa đúng luật vừa đúng thời gian lãnh đạo yêu cầu. Em cảm ơn
Cách 1: Em tư vấn là chỉ cần thử việc 2 tháng là đủ đánh giá họ có năng lực và phù hợp hay không rồi. Thì chỉ cần ký 2 tháng
Cách 2: Em ký thành hđ học việc, học kỹ năng nghề tại công ty để phục vụ cong việc thì em có thể ký 3 tháng (lưu ý hồ sơ phải đầy đủ)
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ
DỤNG “BỘ HỒ SƠ TẬP NGHỀ”
(TUYỂN NGƯỜI VÀO TẬP NGHỀ ĐỂ LÀM VIỆC CHO CÔNG TY)
1.
Cơ
sở pháp lý
-
Bộ
luật Lao động năm 2019;
-
Luật
giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
-
Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH;
-
Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH;
2.
Mục
đích xây dựng bộ hồ sơ tập
nghề để tuyển người vào làm
việc cho Công ty
-
Bộ hồ
sơ tập nghề được dùng khi Công ty có nhu cầu đào tạo theo hình thức tập nghề cho người mới được tuyển dụng nhưng
chưa đáp ứng các điều kiện trong Hệ thống
tiêu chuẩn chức danh nghề (khung năng lực) của Công ty.
-
Trong thời gian tập nghề, người học sẽ được thực hành nhiều lần thao tác, kỹ năng
nghề và tập làm nghề để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Công ty.
-
Trong
thời gian tập nghề, Công ty không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN cho người học.
-
Công
ty có thể ràng buộc trách nhiệm làm việc theo cam kết của người học sau khi kết
thúc chương trình tập nghề; nếu người học không làm việc đủ thời gian cam kết
thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho Công ty.
3.
Điều
kiện đảm bảo an toàn pháp lý khi triển khai áp dụng bộ hồ
sơ tập nghề:
Phải
đảm bảo ĐỦ 10
điều kiện dưới đây:
-
Điều
kiện 1: Cần có hồ sơ pháp lý đầy đủ và hợp pháp.
Cụ thể là:
+
Mẫu Hợp đồng đào tạo theo hình thức tập nghề (Hợp đồng tập nghề)
và các văn bản có liên quan trong bộ giải pháp này phải theo đúng nội
dung và các hướng dẫn chi tiết trong mẫu Hợp đồng tập nghề và các văn bản có liên quan do Bên
tư vấn xây dựng/cung cấp/có ý kiến[1].
+
Bộ hồ sơ pháp lý để triển khai áp dụng giải pháp tuyển người vào tập
nghề để làm việc cho Công ty, bao gồm:
STT |
Tên
văn bản |
1. |
Hệ
thống tiêu chuẩn chức danh nghề/Khung
năng lực |
2. |
Quy
chế đào tạo theo hình thức tập
nghề (Quy chế tập nghề) |
3. |
Kế
hoạch đào tạo nghề |
4. |
Đơn
đăng ký đào tạo theo hình thức
tập nghề (Đơn đăng ký tập nghề) |
5. |
Phiếu học viên |
6. |
Hợp
đồng đào tạo nghề theo hình thức
tập nghề (Hợp đồng tập nghề) |
7. |
Bảng
thanh toán lương tập
nghề |
8. |
Tài
liệu chứng minh việc tổ chức đào tạo theo hình thức tập nghề là “có thật” trong thực tế. Cụ thể
là: a. Chương
trình đào tạo, giáo trình/tài liệu
đào tạo b. Tài
liệu liên quan đến người dạy
nghề
(danh sách người dạy nghề, chứng
chỉ kỹ năng dạy học của người dạy nghề, ...) c. Tài
liệu liên quan đến việc bố trí cơ sở vật chất để đào tạo (bản sắp xếp phòng học/thực hành, ...) d. Nhật ký tập nghề e. Sổ theo dõi kết quả học tập
|
9. |
Tài
liệu liên quan đến kiểm tra, đánh
giá người học, cụ
thể là: a. Tài
liệu liên quan đến đề kiểm tra (kết
thúc môn học/mô – đun) và đáp án b. Kết
quả thi |
10. |
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng tập nghề: a.
Thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng hợp đồng tập nghề và không ký HĐLĐ b.
Thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng tập nghề trước thời hạn để ký HĐLĐ |
11. |
Báo cáo trước khi đào tạo |
12. |
Báo cáo kết quả đào tạo (02 lần/năm) |
13. |
Báo
cáo tình hình đào tạo nghề
trong báo cáo hằng năm về lao động |
-
Điều
kiện 2: Công ty phải xây dựng chương
trình đào tạo gồm những
nội dung cơ bản như sau (căn cứ Điều 4
Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH)
:
+
Tên chương trình đào tạo;
+
Mục tiêu chương trình đào tạo;
+
Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ
năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
+
Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian
thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm
tra);
+
Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành
khóa học;
+
Phương pháp và thang điểm đánh giá.
Chương trình đào tạo này cần được công khai tại trụ sở chính/thông báo tuyển sinh (tuyển dụng)/website/phương tiện thông tin đại chúng
-
Điều kiện 3: Công
ty phải xây dựng tài
liệu đào tạo với nội dung
chủ yếu như sau (căn cứ Điều 5 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH):
+
Thông tin chung của tài liệu đào tạo (tên
tài liệu, lời giới thiệu, mục lục,...);
+
Nội dung chi tiết về các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập,
thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy/đào tạo;
+
Yêu cầu về đánh giá kết quả đào tạo khi kết thúc môn học/mô – đun, chương trình đào tạo.
-
Điều
kiện 4: Người dạy nghề là
nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người
có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở
lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp
huyện, người trực tiếp
làm nghề liên tục từ 05 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học
(theo
điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH đã
sửa đổi bởi Thông
tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH).
-
Điều
kiện 5: Công
ty phải cơ cở vật chất, thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu
của nghề đào tạo (có
phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, ....) (căn cứ Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH)
-
Điều
kiện 6: Thời gian học thực hành ít nhất chiếm 80% tổng thời gian
đào tạo; thời gian học tối đa là 05 giờ/buổi, 08 giờ/ngày; lớp lý thuyết
tối đa 35 người học và lớp thực hành tối đa 18 người học[4] (căn
cứ Điều 10 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH).
-
Điều
kiện 7: Công ty phải xây dựng hệ thống đề kiểm tra/đề thi kết
thúc môn học/ mô – đun để đánh giá kết quả đào tạo của người học (căn cứ Điều 12 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi bởi Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH). Kết quả kiểm tra/thi phân thành 02 mức: i) đạt
yêu cầu; ii) không đạt yêu cầu.
Trường hợp người học không đạt yêu cầu
thì được thi lại tối đa 02 lần, sau đó nếu vẫn không đạt thì có thể đăng
ký học lại (nếu người học có nhu cầu) hoặc thỏa thuận “chấm dứt hợp đồng tập nghề và không ký tiếp hợp đồng lao
động”
để đảm bảo an toàn pháp lý
-
Điều
kiện 8: Công
ty phải thực hiện 03
báo cáo cho Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội (căn cứ Điều 60 Bộ luật
Lao động
năm 2012, điểm e khoản 2 Điều
42 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP
và Điều 14 Thông tư số
43/2015/TT-BLĐTBXH đã sửa đổi bởi Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH), gồm: i) Báo cáo trước khi đào tạo, ii) Báo cáo tình
hình đào tạo nghề trong báo cáo hằng năm về lao động; iii) Báo cáo kết quả đào
tạo 02 lần/năm.
ð
Công
ty nên chia 02 lần báo cáo như sau:
+
Lần 1 (trước ngày 30/6 hàng năm):
ü Báo
cáo kết quả đào tạo 06 tháng đầu năm (đã qua)
ü Báo
cáo nhu cầu đào tạo cho 06 tháng cuối năm (sắp tới)
+
Lần 2 (trước ngày 31/12 hàng năm):
ü Báo
cáo kết quả đào tạo 06 tháng cuối năm (đã qua)
ü Báo
cáo hàng năm về lao động, trong đó có nội dung về đào tạo (đã qua)
ü Báo
cáo nhu cầu đào tạo cho 06 tháng đầu năm sau (sắp tới)
- Điều kiện 9: Thời gian tập nghề tối đa là khoảng 03 tháng (pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng, theo quan điểm của nhiều cơ quan nhà nước và các đoàn kiểm tra, thanh tra thì đây là khoảng thời gian hợp lý)
ð
Thời
gian tập nghề Công ty mong muốn là 12 tháng => Công ty cần chứng minh hết thời gian tập nghề 03 tháng, người
tập nghề vẫn không đáp ứng yêu cầu nên cần đào tạo lại.
ð
Cần
có phiếu đánh giá kết quả công việc và được đo lường với tiêu chuẩn.
-
Điều
kiện 10:
Sau khi kết thúc thời gian đào tạo theo
hình thức tập nghề, nếu người học có 100% kết quả kiểm tra môn học/mô – đun đạt yêu cầu
thì Công ty phải
ký Hợp đồng lao động với người
học
(trừ các trường hợp nêu tại “điều kiện 7”).
4.
Rủi ro pháp lý có thể phát sinh
Trong quá trình triển khai thực hiện bộ hồ sơ tập nghề, nếu Công ty không tuân
thủ đầy đủ các điều kiện nêu tại mục 3
của văn bản
này thì có thể gặp phải các rủi ro pháp lý
sau:
i)
Bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 10, Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
(được sửa đổi bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) và Điều 57 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP do vi phạm quy định pháp luật về đào tạo
nghề và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
ii)
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động;
iii) Có thể bị người lao động khiếu nại/khởi kiện do ký sai hợp
đồng, yêu cầu phải ký hợp đồng lao động, trả lương và đóng đầy đủ các loại bảo
hiểm bắt buộc.
Em cảm ơn ạ