Chào thầy ạ, mong thầy giải đáp giúp em ạ, em thắc mắc nhưng chưa đc phản hồi ạ.
ở bài tập này tính Tăng tài sản cố định :
sao ko có điều kiện" Nhập kho" ở ô "Loại tác động" ạ?. Vì trường hợp " Thanh lí" thì ko làm tăng tài sản cố định ạ?
Khi nhập kho mới tăng tài sản cố định ở " kho tài sản" chứ khi " thanh lí" thì đâu có làm tăng tài sản ạ?
Ở đây với kho tài sản thì mình có giải thích là:
Bước 1: khi tài sản hỏng sẽ chuyển từ bộ phận sử dụng sang bộ phận kho tài sản để chờ quyết định xử lý. Khi điều chuyển như vậy thì kho sẽ tăng (nhưng là tăng ts hỏng chứ ko phải tăng ts mới).
Bước 2: Dựa trên quyết định thanh lý là bán, sửa chữa hay gì khác thì => sẽ ghi giảm ở kho ts (nếu sửa chữa để dùng thì không khi giảm).
Ở đây việc ghi nhận thanh lý mình đang ghi nhận ở bước 1 thôi nên có kết quả như trên. Trong thực tế nếu quy trình khác thì bạn điều chỉnh lại công thức (nếu hỏng ở bộ phận sử dụng mà hủy luôn không nhập kho thì có thể ghi giảm ở bộ phận sử dụng thôi).
Ở mỗi đơn vị sẽ có quy trình xử lý khác nhau => có đơn vị yêu cầu tài sản hỏng phải chuyển về bộ phận quản lý ts rồi mới đánh giá xem thực sự là hỏng, thanh lý không (thường đơn vị có bộ phận chuyên trách về việc này, ở những cty lớn).
Còn đơn vị nhỏ thì quy trình có thể đơn giản hơn là đánh giá ngay ở bộ phận sử dụng, nếu hỏng thì thanh lý luôn chứ ko nhập lại kho bộ phận quản lý nữa. Như vậy cách ghi nhận cũng khác.
Dạ em cảm ơn ,nghĩa là nếu thanh lý để sửa ở kho tài sản thì ghi nhận tăng. Còn nếu thanh lí luôn ko sửa thì ko ghi nhận đúng ko ạ. Nếu cụ thể mình chia ra 2 trường hợp Thanh Lí để sửa chửa và thanh lí hỏng luôn đc ko thầy ạ?
Đúng rồi. Bạn nên chia ra 2 trường hợp như vậy sẽ dễ quản lý hơn. Trong thực tế thanh lý không phải nói cái là bán đi ngay, mà đôi khi còn phải làm biên bản, thanh lý theo đợt, làm các thủ tục... rất mất thời gian; thậm chí có tài sản hỏng vứt kho cả năm vẫn chưa thanh lý xong => việc thanh lý cần có 1 cơ chế theo dõi riêng để tránh nhầm lẫn với các tài sản khác.
vâng, em đã hiểu, cảm ơn thầy và gitiho rất nhiều