Khám phá đỉnh cao tri thức cùng Gitiho qua hành trình học tập được thiết kế tỉ mỉ và toàn diện. Với kho
tàng lộ trình đa dạng, chuyên sâu trên mọi lĩnh vực, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn khai phá tiềm năng,
chinh phục thách thức và khẳng định giá trị bản thân. Mỗi hành trình đều được nghiên cứu công phu, tạo
nên bước đệm vững chắc để bạn tự tin bứt phá và tỏa sáng trên con đường phát triển sự nghiệp."
Tối ưu và đơn giản hóa hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp. Sẵn sàng nền tảng, nội dung đào tạo cho tất
cả các vị trí, bộ phận. Ứng dụng MIỄN PHÍ ngay vào doanh nghiệp chỉ với MỘT click.
Dạ em chào thầy. Thầy cho em hỏi ở ngày hết hạn...
Dạ em chào thầy. Thầy cho em hỏi ở ngày hết hạn cho ví dụ loại HĐ ở đây là thử việc. Theo quy định thì thử việc không quá 02 tháng mà sao ở đây mình áp dụng được 3 tháng luôn ạ. Thầy có giải thích mà em vẫn chưa rõ lắm. Em cảm ơn thầy.
Luật lao động quy định thử việc tối đa là 60 ngày. Nhưng các công ty thường áp dụng 90 ngày (3 tháng) bởi vì: - Đa số NLĐ thử việc chưa biết làm việc, nên mất thời gian đào tạo cho quen việc. Việc đào tạo này thường mất 1 tháng, còn 2 tháng để làm việc thử. - Quan niệm của các sếp, các nhà tuyển dụng là muốn tối đa hóa thời gian thử việc, vì 60 ngày chưa đảm bảo được việc đánh giá + lợi ích do NLĐ đó đem lại. Dù biết vượt quá quy định nhưng thực tế họ vẫn làm. - Có thể thỏa thuận với nhau là thử việc thực tế 3 tháng, nhưng khi ký HĐ chỉ ký 2 tháng để đảm bảo đúng luật. Nếu làm việc tốt và được nhận thì HĐ chính thức có thể ký bù 1 tháng, còn ko được nhận thì NLĐ phải mất 3 tháng. Giải thích vậy để hiểu thôi, còn thực tế áp dụng thì linh hoạt lắm. Đa phần khi ký hết hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng thì soạn thảo để đúng luật, còn thực tế làm việc sẽ chênh lệch nhưng ko ai nói ra.
vỗ tay
Dương Mai Trâm09:11 - Nov 05, 2018
Còn 1 nội dung nữa là luật quy định 60 ngày làm việc là tính theo ngày làm việc thực tế. Do đó những ngày nghỉ tuần, nghỉ lễ... ko làm việc thì vẫn tính cộng thêm. Ví dụ 1 tuần làm việc 5 ngày (nghỉ thứ 7, chủ nhật) thì cần tới 12 tuần thử việc. Làm việc 5,5 ngày (làm nửa ngày thứ 7) cần 11 tuần thử việc. Do đó thực tế thường bị tính làm tròn thành 3 tháng, còn luật quy định là tròn ngày.
vỗ tay
Dương Mai Trâm09:11 - Nov 05, 2018
Cho đến nay, 2018 chưa thấy có văn bản nào hướng dẫn thời gian thử việc quy định (60 ngày hoặc 30 ngày) là tính cả ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ Tết) hay chỉ tính ngày làm việc bình thường? Vì vậy, khi làm hợp đồng lao động, có cơ quan, doanh nghiệp ghi rõ thời gian thử việc là ngày làm việc, nhưng cũng có nơi ghi là bao gồm ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, Tết... Cũng có nhiều cơ quan, doanh nghiệp tính thời gian thử việc theo kiểu “trọn tháng”, tức thời gian thử việc là một tháng (đối với quy định không quá 30 ngày), hay hai tháng (đối với quy định không quá 60 ngày)...
vỗ tay
Dương Mai Trâm10:11 - Nov 05, 2018
Các doanh nghiệp thường lách luật thế này: - Đầu tiên ký hợp đồng học việc 30 ngày - Tiếp theo ký hợp đồng thử việc 60 ngày Tổng là 90 ngày, nhưng vẫn đúng luật.