Huỳnh Phương
Huỳnh Phương
Thảo luận 2 thảo luận
Vỗ tay 0 vỗ tay
Lượt xem 212 lượt xem

lợi thế thương mại được xác định như nào vậy ạ

cho em hỏi lợi thế thương mại được xác định như nào vậy ạ

Thảo luận 2 câu trả lời
Lượt xem 212 lượt xem
Vỗ tay vỗ tay
Huỳnh Phương 12:04 - Apr 14, 2022

Lợi thế thương mại là gì?

  1. KHÁI QUÁT VỀ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

 

Trên thế giới, “Lợi thế thương mại” (Goodwill) phát sinh từ việc mua, hợp nhất doanh nghiệp xuất hiện từ rất sớm. Trong quá trình phát triển của kế toán, đã có nhiều phương pháp hạch toán, xử lý lợi thế thương mại khác nhau. Từ chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 22 (1993), đến IAS 22 (1998), rồi đến IFRS 3 (2004) xem lợi thế thương mại (Goodwill) là phần chênh lệch giữa giá mua đã thanh toán cho việc mua doanh nghiệp trên giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận được từ hoạt động mua doanh nghiệp đó. Trong đó, IAS đã đưa ra các phương pháp xử lý lợi thế thương mại rất rõ ràng và cụ thể ứng với từng giai đoạn phát triển.

 

Ở Việt Nam, khái niệm “Lợi thế thương mại” (LTTM) xuất hiện lần đầu trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, sau đó lại được đề cập đến trong Quyết định 166/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Cụ thể như sau:

  • Theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995: Lợi thế thương mại là các khoản chi thêm ngoài giá thực tế của các tài sản cố định hữu hình bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với bạn hàng, danh tiếng của doanh nghiệp,…
  • Theo Quyết định 166/QĐ-BTC ngày 30/12/1999: Lợi thế thương mại là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm (chênh lệch phải trả thêm = giá mua – giá trị tài sản theo đánh giá thực tế) ngoài giá trị tài sản theo đánh giá thực tế khi doanh nghiệp đi mua, nhận sáp nhập, hợp nhất một doanh nghiệp khác. Lợi thế này được hình thành bởi ưu đãi về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động, về bộ máy điều hành tổ chức của doanh nghiệp đó,….
  • Đến năm 2001, Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp (DN) lại được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 về “Tài sản cố định vô hình”. Cụ thể như sau:
  • LTTM là nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập DN có tính chất mua lại được ghi nhận là LTTM vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua.
  • LTTM phát sinh từ việc sáp nhập DN có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi nhuận trong tương lai.
  • Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hình thành TSCĐ vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận trong chuẩn mực này, mà tạo ra LTTM từ nội bộ DN. LTTM được tạo ra từ nội bộ DN không được ghi nhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định được, không được đánh giá một cách đáng tin cậy và DN không kiểm soát được”.

Theo chuẩn mực này, các tài sản vô hình trong quá trình sáp nhập có tính chất mua lại nếu không thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình sẽ trở thành lợi thế thương mại nhưng không quy định các ghi nhận và xử lý LTTM như thế nào.

 

  • Đến năm 2002, Thông tư 55/2002/TT-BTC đề cập đến lợi thế thương mại là chênh lệch giữa giá mua và giá trị sổ sách của các tài sản đơn vị được mua.
  • Đến năm 2005, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 (VAS-11) – “Hợp nhất kinh doanh” cũng đề cập đến LTTM như sau:
    • LTTM là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các Tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt.
    •  Tại ngày mua bên mua sẽ ghi nhận LTTM phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; và xác định giá trị ban đầu cả LTTM theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng.

 

Theo chuẩn mực này, LTTM được phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt.

 

2.    Cách tính lợi thế thương mại.

Lợi thế thương mại = Giá phí hợp nhất kinh doanh – (% sở hữu) x giá trị tài sản thuần theo giá hợp lý.

 

3.    Ví dụ về lợi thế thương mại

Ví dụ về lợi thế thương mại Goodwill

 

Một công ty A trong quá trình M&A lại công ty B với giá trị 1 tỉ USD. Toàn bộ tài sản hiện có của công ty B là 500 triệu USD, giá trị các khoản nợ của công ty B là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần của công ty B là 400 triệu USD. Khoản chênh lệch giữa giá mà công ty A bỏ ra mua công ty B và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD là lợi thế thương mại.

 

Trên đây là bài viết chia sẻ khái niệm lợi thế thương mại Goodwill là gì. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé.

Ví dụ 1: 

 

Giả sử Công ty F mua lại X với giá 1 tỷ USD. Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty X là 500 triệu USD (cộng tất cả các loại nhà cửa, ô tô, máy tính, động sản, bất động sản (có thể bao gồm cả giá trị thương hiệu của X hiện đang phản ánh trên BCTC (nếu có),...)

Giá trị các khoản nợ của công ty X là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần của công ty X là 400 triệu USD. Khoản chênh lệch giữa giá mà công ty F bỏ ra mua công ty X và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD, đó chính là lợi thế thương mại.

 

Ví dụ 2:

Công ty COR mua lại BUX với giá 2 tỉ USD, sau việc mua bán này COR sở hữu toàn bộ BUX, giá trị các khoản nợ của BUX là 100 triệu USD. Giá trị tài sản thuần của BUX là 900 triệu USD.

Lợi thế thương mại trên = 2 000 000 000 -100% x 900 000 000 = 1 100 000 000

 

Ví dụ 3

Tập đoàn RED sáp nhập với Tập đoàn BLUE thông qua việc mua lại 65% vốn. Tổng chi phí mà RED bỏ ra để mua lại 65% tỷ lệ sở hữu BLUE là 1,015 tỷ đồng, tài sản thuần (sau khi đánh giá lại phản ánh giá trị hợp lý tại ngày mua) là 1,333 tỷ đồng (65% tương ứng là 867 tỷ), lợi thế thương mại là 148 tỷ đồng (1,015 tỷ - 867 tỷ).

Vỗ tay vỗ tay
Huỳnh Phương 12:04 - Apr 14, 2022
Mình gửi bạn nhé
Vỗ tay vỗ tay
Câu hỏi liên quan
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông