Chào bạn. Mình xin trả lời 2 câu hỏi của bạn như sau nhé:
Câu 1:
Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam giới:
-Căn cứ Khoản 2, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định chi tiết chế độ nghỉ thai sản của chồng khi có vợ sinh con như sau:
Lao động nam đang đóng BHXH khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian chồng nghỉ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trên thực tế, bạn hướng dẫn NLĐ xin nghỉ 2 loại ngày nghỉ này nối tiếp nhau và không nghỉ trùng
thì vẫn được hưởng chế độ này.
Câu 2:
1/ Khi nghỉ thai sản, người lao động có được đóng và hưởng BHYT, BHTN?
Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động sẽ được thực hiện theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, khi nghỉ hưởng thai sản, người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn được tính là tham gia BHXH, đồng thời còn được cơ quan BHXH đóng BHYT.
Vì vậy, trên bảng lương người lao động và công ty không phải nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN.