Thưa, cho em hỏi, ý “bao gồm nhưng không giới hạn bởi” trong điều khoản bảo mật, hiểu như thế nào cho sát nghĩa?
"Bao gồm nhưng không giới hạn" là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng. Bởi mục đích của thuật ngữ này là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên khi xảy ra trường hợp không thể dự liệu trước, đồng thời hạn chế hết sức có thể những rủi ro về mặt pháp lý có thể xảy ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của cụm từ "bao gồm nhưng không giới hạn"
Ta có thể hiểu khách quan thuật ngữ "bao gồm nhưng không giới hạn" là bao gồm những vấn đề, những điều khoản đã được liệt kê nhưng không chỉ giới hạn trong những vấn đề, những điều khoản đó. Tức là những thứ được liệt kê ra chỉ là một phần của những thứ nhiều hơn, rộng hơn, to lớn hơn, có thể bao gồm những cái khác nữa
Trên thực tế, khi thực hiện hợp đồng đã giao kết, việc tránh khỏi những tình huống phát sinh mà hai bên giao kết hợp đồng không lường trước được là rất khó. Hoặc trên thực tế, có những tình huống phát sinh không thể liệt kê hết hoặc có quá nhiều để có thể liệt kê hết mà chỉ nêu ra những ý chính liên quan đến tình huống phát sinh đó. Khi đó, người soạn thảo hợp đồng sẽ sử dụng thuật ngữ "bao gồm nhưng không giới hạn" để phòng tránh những tình huống phát sinh, cũng như hạn chế tối đa những tổn thất mà hai bên giao kết hợp đồng phải chịu khi rơi vào tình huống đó.
Trong quá trình xác lập, giao kết hợp đồng, không gì là không thể xảy ra và không gì là không thể đàm phán. Tất cả mọi thứ, bao gồm cả những điều các bên cam kết không thể xảy ra thì vẫn có thể đàm phán. Bởi khi tranh chấp xảy ra, những điều được cam kết không thể xảy ra kia có thể trở thành sự trở ngại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Vì thế, trong giai đoạn đàm phán, thỏa thuận, các bên nên xác định trước những vấn đề không thể chấp nhận và những vấn đề "xấu" có thể chấp nhận được
Ví dụ nội quy lao động bạn không thể liệt kê mọi hành vi vi phạm vì có thể có những hành vi bạn chưa từng gặp bao giờ sẽ bị coi là vi phạm thì sẽ phải mở rộng tình huống/hành vi đó để đưa vào xử lý.
Ví dụ trong bảo mật, nếu công ty bạn không thể liệt kê các ndung bảo mật, thì có thể đưa câu này vào đề phòng những nội dung họ tiết lộ khi đó được phân tích nó thuộc điều khoản bảo mật hợp pháp, hợp lệ…
Còn nếu bạn thấy bạn liệt kê được mọi yếu tố…. thì không cần dùng câu này