10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)

Nội dung được viết bởi G-Multimedia
Kết hợp các font chữ trong thiết kế là cả một nghệ thuật! Tất nhiên, nghệ thuật không thể được tiếp thu chỉ trong một sớm một chiều, nhưng các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng làm chủ nghệ thuật kết hợp font chữ hơn. Vậy bạn đã sẵn sàng mở khóa các bí kíp này chưa? Hãy cùng khám phá ngay nhé.

Đừng quên tải bộ font chữ Việt hóa đính kèm cuối bài viết để tự thực hành các phép kết hợp font chữ nhé. Biết đâu bạn sẽ tự mày mò được các công thức hoàn hảo cho thiết kế của mình đó.

Master Illustrator: Làm chủ từ tư duy đến công cụ thiết kế

10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả nhất

Thiết lập hệ thống phân cấp thị giác

Không chỉ riêng hình ảnh mới cần có bố cục, mà cả nội dung các phần văn bản trong thiết kế của bạn cũng cần một hệ thống phân cấp thị giác, bao gồm các yếu tố như tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung chia thành các đoạn,... Như vậy, người xem mới có thể dễ dàng đọc các thông tin được trình bày.

Để thiết lập một hệ thống phân cấp thị giác cho văn bản trong thiết kế, bạn sẽ cần để tâm tới kích cỡ font chữ, độ dày/mỏng của font chữ, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các dòng trong văn bản. Tất cả các thành phần này sẽ quyết định thứ tự đọc và dẫn dắt đôi mắt của người xem đến với từng phần văn bản trong thiết kế.

10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)
Nếu bạn muốn tìm hiểu cách sắp xếp hệ thống phân cấp thị giác cho các font chữ thì cách đơn giản nhất chính là tìm đến những tờ báo hoặc tạp chí. Khi nhìn vào mặt báo phía trên, bạn đọc dòng văn bản nào đầu tiên? Có phải "Opinion" không? Tiếp theo, bạn sẽ đọc tiêu dề bài báo "Rise of the urban farmer".

Không quá khó để tìm ra cách phân cấp các phần văn bản, bạn chỉ cần đặt ra câu hỏi: "Mình muốn người xem đọc dòng chữ nào đầu tiên?" hay "Thông tin nào quan trọng nhất?". Từ câu trả lời của bạn, bạn sẽ biết được cách phân cấp các phần nội dung trong thiết kế của mình. Đối với văn bản tiều đề hay phần thông tin quan trọng nhất, thông thường lời khuyên sẽ là chọn một font chữ lớn và đem lại cảm giác vững chãi.

Cân nhắc về bối cảnh thiết kế

Thiết kế của bạn sẽ xuất hiện ở đâu? Việc lựa chọn các font chữ cho thiết kế sẽ phụ thuộc vào dự án bạn đang thực hiện. Bạn cần đảm bảo các phần nội dung được trình bày với kích cỡ font chữ đủ lớn để người xem có thể đọc mà không phải nheo mắt hay phóng to ảnh.

Không chỉ kích cỡ font chữ, mà phong cách của font chữ cũng sẽ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn có thể bắt đầu với việc lựa chọn các font chữ phù hợp với thông điệp muốn truyền tải. Nên chọn font chữ trung tính hay font chữ trang trí? Điều này phụ thuộc vào thông điệp thiết kế. Thi thoảng bạn sẽ tìm kiếm một font chữ thật nổi bật và ấn tượng, nhưng cũng sẽ có những dự án yêu cầu một font chữ nhã nhặn, trang trọng hơn.

Giả sử bạn đang thiết kế ấn phẩm cho một tạp chí, bạn sẽ lựa chọn các font chữ trung tính, có chân hoặc không chân để đảm bảo toàn bộ nội dung được trình bày rõ ràng, dễ đọc.
10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)
Còn nếu như bạn đang thiết kế một tấm poster theo phong cách vintage, bạn sẽ cần tìm kiếm các font chữ mang hơi thở xưa cũ của các thập niên 70, 80 thay vì các font chữ tối giản và hiện đại. Đó là cách bạn có thể chọn font chữ dựa vào thông điệp và sắc thái của dự án thiết kế.

10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)

Tránh sử dụng các font chữ không liên quan

Đúng là khi kết hợp các font chữ, bạn nên lựa chọn các typeface với độ tương phản cao. Tuy nhiên, các font chữ khác nhau không có nghĩa rằng chúng sẽ luôn kết hợp tốt với nhau. Hãy phân biệt giữa sự tương phản và sự khác nhau trước khi lựa chọn các cặp font chữ cho thiết kế của mình. Bạn muốn sự tương phản, nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn sử dụng các font chữ không liên quan gì đến nhau đâu.

Vậy các font chữ nào nên đi với nhau? Đó là các font chữ có chung một số đặc điểm như tỉ lệ, x-height (đường gióng chiều cao của ký tự chữ thường),... Như vậy nghĩa là các font chữ không có một yếu tố nào giống nhau thì không nên đi với nhau. Ví dụ cho một cặp font chữ không nên đi với nhau như sau:

10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)

Trên đây là ví dụ điển hình cho những trường hợp hiếm hoi khi sự kết hợp của font chữ có chân và font chữ không chân không phát huy hiệu quả. Lý do là bởi vì typeface phía trên sở hữu những nét chữ bo tròn, các ký tự được cách đều nhau, trong khi typeface dưới sở hữu nét chữ đậm và cao. Những yếu tố đó khiến cho 2 font chữ này vô cùng "lạc quẻ" khi đứng chung một khung hình.

Tránh sử dụng các font chữ quá giống nhau

Vấn đề của các font chữ có quá nhiều điểm tương đồng chính là việc chúng không thể tạo ra sự tương phản cần thiết để phân cấp các phần văn bản trong thiết kế. Khi sử dụng các font chữ này, bất kỳ điểm khác nhau nào cũng sẽ giống một lỗi typo hơn là một font chữ được chọn có chủ đích.

10 mẹo kết hợp font chữ hiệu quả cho một thiết kế điểm 10 (Phần 2)

Có một cách đơn giản để kiểm tra liệu 2 font chữ có giống nhau nhiều hơn cần thiết không: Đặt 2 font chữ cạnh nhau trên màn hình, ngồi lùi về đằng sau và nheo mắt. Nếu bạn thấy không có gì khác nhau giữa 2 dòng chữ, đó là dấu hiệu của một phép kết hợp font chữ thất bại. Lúc này, bạn sẽ cần tăng sự tương phản trong các phần văn bản của mình.

Tải về bộ font Việt hóa cuối bài và luyện tập

Mẹo cuối cùng bạn cần nắm chắc để thành thạo kết hợp các font chữ chính là luyện tập. "Practice makes perfect" - Luyện tập là phương thức hữu hiệu nhất để đem lại thành công. Bất kể khi bạn học một bộ môn nào, bạn sẽ phải tập luyện, thực hành liên tục để thực sự biết cách áp dụng kiến thức vào thực tế.

Với những bộ môn như nghệ thuật kết hợp font chữ, có thể bạn sẽ thấy "tiêu chuẩn" là một điều gì đấy mang tính chủ quan nhiều hơn là khách quan, bởi mắt nhìn của mỗi người là khác nhau. Chính vì vậy, hãy tải bộ font chữ Việt hóa đính kèm ở cuối bài viết, bắt đầu thử nghiệm và để trí sáng tạo của bạn dẫn đường.

Tổng kết

Trên đây là tất cả các mẹo kết hợp font chữ bạn có thể áp dụng cho thiết kế của mình. Tất nhiên, không có gì là tuyệt đối, nhất là trong bộ môn nghệ thuật của các con chữ. Do đó, hãy tham khảo những mẹo phù hợp với bạn và luyện tập thật nhiều để hình thành tư duy cho chính mình nhé.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tải bộ font chữ Việt hóa đính kèm ở cuối bài viết và thí nghiệm một số combo font chữ bạn cho là phù hợp. Đừng quên tìm hiểu về những cặp font chữ thường dùng trong các thiết kế xung quanh để rèn luyện tư duy kết hợp font chữ nhé!

Nếu bạn muốn học thiết kế bài bản, hãy cùng G-Multimedia tham gia vào khóa học Master Illustrator để làm chủ công cụ thiết kế đình đám này nhé. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về bài học, bạn chỉ cần bình luận, và giảng viên sẽ giải đáp cho bạn chỉ trong vòng 24 giờ. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay nào!

G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo!

Tài liệu kèm theo bài viết

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông