10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Business Intelligence (BI). Tầm quan trọng của dữ liệu trong các quyết định mang tính chiến lược đã được chứng minh, giờ đây là lúc các doanh nghiệp đầu tư vào BI hơn bao giờ hết.

Ngành BI trong năm 2021 có gì đặc biệt và đáng chú ý? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu top 10 xu hướng BI nổi bật tại thời điểm hiện tại và hứa hẹn bùng nổ trong tương lai gần nhé.

PBIG01 - Thành thạo Microsoft Power BI để trực quan hóa và phân tích dữ liệu

Top 10 xu hướng Business Intelligence năm 2021

2020 đã đánh dấu một năm với nhiều sự thay đổi mang tính chất nền tảng trong các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối với phần lớn doanh nghiệp, đại dịch Covid-19 đòi hỏi họ phải chuyển đổi mô hình làm việc và cẩn trọng hơn trong mọi quyết định. Đó là thời điểm Business Intelligence tỏa sáng như một giải pháp phân tích dữ liệu hoàn hảo để đối phó với thách thức.

Trong năm 2021, chúng ta có thể thấy sự hạ nhiệt của các chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning do đại dịch yêu cầu các doanh nghiệp cú trọng đến các vấn đề cấp bách hơn. Tuy nhiên, hầu hết các xu hướng Business Intelligence trong năm 2020 vẫn trụ vững trong năm 2021. Điều này đã cho thấy ngay cả trong thời điểm chuyển dịch mô hình kinh doanh, góc nhìn và sự quan tâm của doanh nghiệp vẫn không có chuyển biến đột ngột. Dưới đây là các xu hướng BI nổi trội được ghi nhận trong năm 2021.

Xem thêm: Business Intelligence là gì? Tầm quan trọng của BI trong doanh nghiệp

Ứng dụng SaaS và điện toán đám mây

Trong vài năm trở lại đây, điện toán đám mây đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành BI. Độ phổ biến của nó chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Bằng chứng là trong năm 2020, 95% doanh nghiệp công nghệ đã công nhận điện toán đám mây là công cụ bắt buộc phải có, 54% các tập đoàn trên thế giới khẳng định đây là công cụ quan trọng hàng đầu đối với công việc kinh doanh của họ.

10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Với mô hình làm việc work-from-home được áp dụng phổ biến tại thời điểm hiện tại, một thách thức được đặt ra với chiến lược Business Intelligence của các doanh nghiệp. Làm thế nào để khai thác cơ sở hạ tầng dữ liệu cục bộ khi chúng ta làm việc tại nhà?

Đứng trước thách thức này, không có gì đáng bàn cãi khi ứng dụng Saas (Software as a Service) và điện toán đám mây ngay lập tức trở thành công cụ BI thiết yếu nhất để duy trì hiệu suất làm việc của doanh nghiệp khi áp dụng mô hình làm việc giãn cách. Với hệ thống lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở hạ tầng từ xa để tiến hành phân tích dữ liệu và tiếp cận Insight cần thiết.

Công nghệ SaaS và điện toán đám mây đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cần để mắt tới công nghệ BI này bởi rất có thể sẽ có một sự chuyển dịch từ phương thức phân tích dữ liệu truyền thống sang một phương thức linh hoạt hơn rất nhiều được thúc đẩy từ thực tế làm việc giãn cách.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Là trí tuệ do con người lập trình nên với mục đích tự động hóa và thực hiện một cách logic các công việc phức tạp đòi hỏi khả năng chuyên môn cao, công nghệ AI được kỳ vọng là một bước tiến vĩ đại trong ngành BI.

10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Dù là thông qua Machine Learning, Data Augmentation hay Data Visualization, công nghệ AI đều đã gây được dấu ấn và khẳng định vị thế của mình trong bảng xu hướng BI. Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo cùng với Machine Learning đang dần thay đổi cách chúng ta tương tác với dữ liệu và quản lý dữ liệu. Dựa vào đó, cách chúng ta nhận định tình huống hiện tại và dự liệu các khả năng trong tương lai cũng trở nên rõ ràng và chắc chắn hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của AI.

Tập đoàn PWC đã tổ chức một cuộc khảo sát về xu hướng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh hiện tại và kết quả như sau: 86% đại diện các doanh nghiệp cho rằng AI sẽ trở thành một công nghệ Business Intelligence chủ đạo trong doanh nghiệp của họ vào năm 2021.

Tự động hóa

Công nghệ tự động hóa có nhiệm vụ thay thế con người thực hiện các công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại, từ đó tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp để sử dụng trong các công việc khác. Không chỉ dừng lại ở đó, tốc độ hoàn thành công việc tối ưu qua thao tác tự động hóa sẽ giúp chúng ta đưa ra các quyết định kinh doanh dễ dàng và kịp thời.

10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Với khối lượng dữ liệu ngày càng tăng, kèm theo đó là sự mở rộng phạm vi phân tích dữ liệu, thao tác tự động hóa trở nên vô cùng hữu ích khi tối ưu hóa vận hành doanh nghiệp. Tự động hóa đã trở thành xu hướng BI điển hình từ năm 2020 với sự xuất hiện trong 64% các doanh nghiệp lớn. Cho đến năm 2021, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của công nghệ BI này. Không có lý do gì để chúng ta không đặt kỳ vọng vào sự bùng nổ của tự động hóa trong tương lai.

Data Storytelling và Data Visualization

Phân tích dữ liệu là một chuyện, diễn giải dữ liệu đó cho mục đích kinh doanh lại là một chuyện khác. Xử lý raw data giúp chúng ta đưa ra các Insight hữu ích, nhưng việc sử dụng các Insight đó để dẫn dắt đến quyết định mới chính là điểm mấu chốt trong quy trình sử dụng công nghệ BI. Công việc này đòi hỏi chúng ta kết nối các các Insight và tìm ra câu chuyện đằng sau, hay nói cách khác chính là Data Storytelling. Để dễ dàng thực hiện Data Storytelling, chúng ta sẽ cần đến thao tác trực quan hóa các Insight để đưa chúng về định dạng dễ so sánh và nhận diện hơn. Thao tác này được gọi là Data Visualization.

10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Trong môi trường ngày nay nơi mọi quyết định đều được dựa trên cơ sở dữ liệu (data-driven), Data Storytelling và Data Visualization đang chiếm thế thượng phong. Rất nhiều doanh nghiệp sau khi áp dụng công nghệ Business Intelligence vào vận hành phân tích dữ liệu đã nhận ra rằng: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu hết được câu chuyện các dữ liệu đang cố gắng truyền tải. Do đó việc đầu tư vào Data Storytelling và Data Visualization là một sự đầu tư thiết thực để cải thiện độ chính xác của các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.

2 công nghệ kể trên sẽ tiếp tục định hình ngành BI trong năm 2021 và các năm tới. Đáng chú ý hơn, xu hướng này rất có thể tạo ra các thay đổi về cách các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để tiếp cận, làm quen và thử nghiệm các ý tưởng mới.

Collaborative BI

Dưới tác động của môi trường kinh doanh luôn rộng mở và sự khác biệt trong phương thức giao tiếp nội bộ các doanh nghiệp, Collaborative BI phát triển và trở thành một xu hướng BI của năm 2021. Hiểu một cách đơn giản thì Collaborative BI là kết quả phép cộng của một công cụ BI (Power BI, Tableau,...) và một công cụ hợp tác, bao gồm web 2.0 và các công nghệ được dùng để sắp xếp dữ liệu một cách hợp lý. Với công nghệ này, chúng ta có thể chia sẻ các phân tích dữ liệu của mình, đơn giản hóa các báo cáo, từ đó hỗ trợ thao tác đưa ra quyết định.

10 xu hướng nổi bật của ngành Business Intelligence năm 2021 (Phần 1)

Xu hướng Collaborative Business Intelligence đã nhấn mạnh nhu cầu cộng tác trong môi trường kinh doanh hiện nay. Nhờ vào công nghệ này, giờ đây chúng ta đã có thể cộng tác với nhau để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, thảo luận cho các quyết định chiến lược. 

Các chuyên gia đã dự đoán rằng khi web 3.0 ra đời trong tương lai gần, các doanh nghiệp sẽ có thể khai thác dữ liệu từ cảm biến và Internet Vạn vật (Internet of Things) để sử dụng cho dữ liệu vận hành của mình. Bước tiến này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự bùng nổ của Collaborative BI. Hãy cùng đón chờ nhé!

Xem thêm: Power BI hay Tableau: Người mới bắt đầu nên chọn công cụ nào?

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu 5 xu hướng đầu tiên của ngành Business Intelligence trong năm 2021. Hãy đón đọc phần tiếp theo của bài viết để cùng chúng mình khám phá các xu hướng nổi bật còn lại nhé. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo các bài viết Gitiho để tích lũy thêm kiến thức về BI cũng như thực hành các thủ thuật với phần mềm Power BI nhé.

Gitiho xin cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo!



0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông