Nội dung chính
Google Data Studio là một công cụ tạo báo cáo vô cùng đắc lực cho SEO, giúp thực hiện những báo cáo về hiệu suất lưu lượng truy cập tự nhiên và hiệu suất theo mục tiêu. Công cụ này có thể cung cấp thêm các lớp phân tích và thông tin quan trọng từ dữ liệu, nhưng để khai thác được chúng, phải mất khá nhiều thời gian.
Mặc dù một số tính năng của Google Data Studio (GDS) có thể kết hợp dễ dàng với dashboard SEO của bạn, nhưng có một số thủ thuật GDS đặc biệt mà bạn có thể sử dụng để tiết kiệm thời gian thực hiện báo cáo và phân tích SEO.
Khi bạn bạn đăng nhập vào tài khoản Google của mình và điều hướng đến Google Data Studio, bạn sẽ thấy một thông báo có tiêu đề “Start with a Template“, thông báo này gợi ý rằng bạn có thể sử dụng các template (mẫu tạo sẵn) để ngay lập tức bắt đầu tạo lập bảng báo cáo của mình.
Sử dụng các mẫu báo cáo này giúp bạn không cần phải mày mò làm báo cáo từ đầu. Dưới đây là bốn mẫu báo cáo chính bạn nên tận dụng, chúng tương ứng với bốn nền tảng SEO thông dụng nhất.
Ví dụ, mẫu Acme Marketing (mẫu đầu tiên ở hình trên) có hình ảnh và biểu đồ giúp trả lời các câu hỏi kinh doanh quan trọng liên quan đến công việc SEO hàng ngày như:
Xu hướng các phiên truy cập web trong 30 ngày qua ra sao?
[Đối với các doanh nghiệp tập trung vào thị trường quốc tế] Các quốc gia nào có nhiều phiên truy cập nhất?
Những kênh nào đang thúc đẩy sự tham gia?
Đặc điểm nhân khẩu học nào của khách hàng tiềm năng thúc đẩy sự tham gia?
Bạn hãy sử dụng các mẫu báo cáo này để bắt đầu và sau đó tinh chỉnh lại cho phù hợp với doanh nghiệp hoặc khách hàng của bạn.
Khi phân tích danh mục từ khóa của một trang web, điều quan trọng là phải hiểu được sự khác nhau giữa hiệu suất từ khóa branded và non-branded (từ khóa có tham chiếu hoặc không tham chiếu đến tên thương hiệu). Tiếp đến, bạn cần phải biết sử dụng công cụ tạo bộ lọc Filter và b iểu thức chính quy Regular Expressions (Regex).
Hãy bắt đầu với ví dụ sau đây:
Báo cáo trên trông thật tuyệt đúng không? Để thực hiện một báo cáo tương tự, bạn chỉ cần:
Bảng # 1 sẽ dành cho các truy vấn có Branded và Bảng # 2 sẽ dành cho các truy vấn Non-Branded.
Nhấp vào một trong các bảng của bạn ( Bảng # 1 hoặc Bảng # 2 đều được) > Điều hướng đến tab Dữ liệu (1) ở phía bên phải > Cuộn xuống phía dưới cho Table Filter (2) > Chọn Add a Filter (3)> Chọn Create a Filter
Nhấp vào nút Save, hãy kiểm tra lại để chắn chắn rằng bộ lọc bạn vừa tạo là một Table Filter đang hoạt động
Bây giờ, để lọc non-brande, bạn chỉ cần làm theo các bước tương tự như trên, NGOẠI TRỪ thay vì chọn Include, hãy chọn Exclude, nhưng sử dụng cùng một truy vấn từ bộ lọc thương hiệu ở trên.
Khi đã hoàn thành, bạn sẽ có hai bộ lọc trông giống như thế này:
Để thực hiện được mẹo này, hãy đảm bảo bạn đã kết nối Google Analytics với báo cáo Google Data Studio.
Giả sử bạn có một biểu đồ đường hiển thị lưu lượng truy cập hàng năm trong 12 tháng qua (như hình dưới đây), nhưng bạn muốn lọc biểu đồ của mình theo Default Channel Grouping (các nhóm kênh mặc định trong báo cáo của Google Analytics) như Organic, Referral, Email, Paid Search,….
Hãy bắt đầu bằng cách chọn Tree Map và đảm bảo rằng Dimension đã được đặt thành Default Channel Grouping .
Trong tab dữ liệu:
Hãy đặt tên cho field đó là ‘One’ và sử dụng công thức: 1 + 0 sau đó nhấp vào “Apply”.
Lưu ý: Nhớ check vào tùy chọn “Apply filter” ở phía dưới tab “Data”
Đồng thời chọn Treemap trong tab “Style” :
Phiên bản cuối cùng sẽ trông giống như thế này:
Giờ đây, bạn có thể điều hướng đến View Mode, bạn chỉ cần chọn Default Channel Grouping mà bạn muốn lọc trong biểu đồ đường của bạn (hình dưới đây là bộ lọc cho Kênh Organic) và hình ảnh sẽ được cập nhật! Đồng thời, bất kỳ hình ảnh, biểu đồ hoặc scorecard nào khác trên slide GDS cũng sẽ được cập nhật tương ứng.
Google Data Studio là một công cụ báo cáo mạnh mẽ cho SEO, có thể giúp bạn cung cấp thêm các lớp phân tích và thông tin chi tiết khác.
Bằng cách sử dụng các mẫu báo có có sẵn, bạn sẽ có một điểm xuất phát tốt để có thêm thời gian phân tích và cung cấp các đề xuất cho doanh nghiệp hoặc khách hàng của bạn.
Bằng cách chia nhỏ các truy vấn Google Search Console theo Brand và Non=brand, bạn có thể bắt đầu theo dõi các truy vấn có tham chiếu đến thương hiệu cho bất kỳ sự sụt giảm đột ngột nào về sự hiện diện của thương hiệu. Bạn cũng có thể khám phá các cơ hội từ những từ khóa non-brand chưa được khai thác nếu bạn nhận thấy sự gia tăng số lần nhấp vào các cụm từ non-brand nhất định nhưng chưa được xếp hạng trên Trang 1.
Cuối cùng, sử dụng tính năng Treemap như là một bộ lọc tương tác cho báo cáo, giúp bạn phân tích nhanh chóng nhiều kênh dữ liệu trong vài giây; cho bạn có thêm hời gian để xác định các cơ hội hoặc xu hướng liên quan.
Để biết thêm những mẹo Google Data Studio thú vị và hữu dụng khác, hãy theo dõi Gitiho ngay hôm nay.
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn sử dụng các trường được tính toán trong Google Data Studio
Khóa học Google Data Studio tập trung vào kiến thức thực tế, không nặng lý thuyết giúp bạn dễ thực hành và áp dụng ngay vào công việc
Nếu bạn muốn học cách ứng dụng công cụ này để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực quan , tham khảo ngay khóa học Google Data Studio cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé.
Nhấn Học thử và Đăng ký ngay!