Giáo sư Phan Văn Trường với quan điểm 3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh

Nội dung được viết bởi Thái Minh

GS Phan Văn Trường là tác giả của những đầu sách nổi tiếng như Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Một đời như kẻ tìm đường, Công dân toàn cầu - công dân vũ trụ và mới đây nhất là cuốn Cơn lốc quản trị, tập trung bàn về 3 trụ cột của văn hóa doanh nghiệp

Nói về GS Phan Văn Trường, ông là cố vấn thường trực của Chính phủ Cộng hòa Pháp về Thương mại quốc tế từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Ông hai lần được Tổng thống Pháp phong Hiệp sĩ, được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2010. 

Trong sự nghiệp của mình, GS Phan Văn Trường đã từng giữ vị trí quản lý và quản trị nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, trong các lĩnh vực như kinh doanh, xây dựng, giao thông vận tải, điện lực… 

GS Phan Văn Trường đã trải qua nhiều thử thách và biến cố trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp, quản trị nhân sự. Hành trình này đã giúp ông tích lũy kiến thức và hiểu rõ bản chất của việc quản lý và điều hành. 

Quan điểm 3 văn hóa tạo nên sức mạnh của một doanh nghiệp chính là những suy tư của một người nhiều tâm huyết, trăn trở về quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là lời gửi gắm đến thế hệ trẻ, những người đang là chủ doanh nghiệp, giúp họ có động lực đạt được thành công trong sự nghiệp quản lý của mình.

Hiểu đúng về văn hóa và vai trò văn hóa doanh nghiệp

Khi một công ty có văn hóa sẽ giúp cho nhân viên hiểu việc mình nên có đóng góp đến mục tiêu chung của công ty. Nhân viên sẽ làm việc theo những văn hóa đó và họ biết đâu là đúng và đâu là sai. Đây chính là chìa khóa quan trọng giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. 

Bởi văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tập hợp quy tắc và quy định mà nó còn bao gồm những giá trị cốt lõi, cách thức thực hiện, tư duy của tổ chức. 

Văn hóa doanh nghiệp dẫn dắt nhân viên làm việc theo một hướng chung, giúp họ hiểu rõ việc làm và quyết định theo đúng mục tiêu, giá trị của công ty. Điều này không chỉ tạo ra sự nhất quán mà còn hỗ trợ quá trình định hình văn hóa tổ chức. 

Bài viết giúp bạn hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm sao để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Giáo sư Phan Văn Trường với quan điểm 3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh

3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh

GS Phan Văn Trường có đề cập đến 3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh, đó là:

Văn hóa bình đẳng: Lợi ích tối đa của công ty là sếp

GS Phan Văn Trường chia sẻ: "Lúc nãy thì tôi có nói về văn hóa ở đây ai làm sếp thì câu trả lời là lợi ích tối đa công ty là sếp. Đó là văn hóa bình đẳng trong công ty, bất cứ công ty nào có văn hóa bình đẳng nhân viên rất thoải mái vì người sếp của nhân viên họ đều làm việc trên cùng 1 tiêu chuẩn là đi tới lợi ích tối đa của công ty. 

Chứ không phải là một người sếp tự quyết định mọi chuyện lớn, nhỏ vì mọi quyết định đều phải dựa trên 100% lợi ích tối đa. Đó là tinh thần bình đẳng cho dù bạn ở vị trí nào, bạn cũng phải đi theo lợi ích đó. 

Văn hóa đó thể hiện nhiều công ty đó là sự ân cần của lãnh đạo cấp cao với nhân viên cấp thấp là vì họ đi trên 1 con thuyền hướng về 1 chí hướng, hướng về một lộ trình, hướng về một chiến lược mà mọi người đều đồng tình. Đó là văn hóa mà công ty nào cũng cần phải có. 

Văn hóa đó nó sẽ không cho phép kể cả lãnh đạo cấp cao nhất, có 100% cổ phiếu cũng không có quyền tự quyết định, có những hành vi thiếu đạo đức vì nếu làm như thế thì không làm theo lợi ích tối đa công ty. Nếu toàn lãnh đạo, toàn nhân viên mà mỗi người có một lợi ích chung thì họ sẽ có sự mâu thuẫn với nhau." 

Văn hóa báo cáo: Truyền thông toàn diện (văn hóa báo cáo kịp thời)

Văn hóa báo cáo theo như quan điểm của GS Phan Văn Trường không chỉ là việc thông tin được truyền đạt từ cá nhân với cấp trên mà đây là một quá trình thông tin toàn diện, theo thời gian thật trong toàn bộ tổ chức. Điều này có nghĩa là làm thế nào tất cả mọi người cùng nhận thông tin một lúc, ai cũng phải báo cáo tất cả mọi việc cho tất cả mọi người. 

Tức là cả công ty đều phải biết được việc làm mỗi người và có quyền hiểu được công việc đang đi về đâu, đang gặp vấn đề gì. 

Chẳng hạn như, khi bộ phận marketing tổ chức cuộc họp thì văn hóa báo cáo được thể hiện đó là không chỉ lãnh đạo mà từng thành viên trong nhóm phải chia sẻ thông tin của mình. Cả team cần đóng góp và thông tin cá nhân, bạn content website cảm nhận như thế nào về chiến lược nội dung, content social có ý tưởng gì để tăng tương tác mạng xã hội hay bạn thiết kế gặp vấn đề gì trong quá trình sáng tạo tác phẩm… 

Bởi vì cảm nhận của mỗi người là khác nhau, thông qua việc chia sẻ thông tin mỗi cá nhân đều có thể đóng góp những quan điểm riêng, có thể là phản ánh tích cực hoặc có những điều không tốt trong chiến lược của công ty. 

Vậy văn hóa báo cáo là tất cả tập thể đều báo cáo việc mình làm, báo cáo cho nhau để cùng nhau đi tìm sự đánh giá, kết quả chung trong mọi dự án, mọi lúc mọi nơi. Công ty sẽ phát triển rất nhanh vì ai cũng biết chuyện xảy ra trong công ty, cả công ty đóng góp 1 phiên bản tốt nhất cho khách hàng. 

Văn hóa ôn hòa và chuyên nghiệp: Nice and Professional 

Theo GS Phan Văn Trường, người ôn hòa trong văn hóa này được định nghĩa là họ sử dụng lý trí để giải quyết vấn đề thay vị bị cảm xúc chi phối. Họ luôn cố gắng dùng lý luận để phân tích và xử lý tình huống, mục tiêu chính là tạo nên một môi trường làm việc dễ chịu và tích cực. 

Mặt khác, tính chuyên nghiệp trong văn hóa này là một thái độ làm việc tốt nhất, thậm chí vượt ngoài khả năng của họ, họ luôn giải quyết vẹn toàn mà không để sót việc nào. Đặc biệt họ luôn tập trung vào chất lượng công việc, họ không chấp nhận sự hời hợt hay làm cho xong. Nói cách khác, người chuyên nghiệp chính là người theo đuổi sự hoàn hảo. 

Tuy nhiên, người ôn hòa thì thường dễ ủy mị và không chuyên nghiệp trong khi người chuyên nghiệp có thể dễ mất tính ôn hòa vì nếu rất khó để vừa ôn hòa vừa chuyên nghiệp. Nếu ai làm được điều đó thì sẽ rất tuyệt vời bởi họ sẽ phải làm việc theo một tiêu chuẩn, lý trí để lý luận mà vẫn làm việc tốt nhất có thể, vẫn không bao giờ gắt gỏng. 

Mỗi cá nhân rèn luyện được tính ôn hòa và chuyên nghiệp sẽ phát triển rất nhanh vì họ không chỉ làm việc một cách khách quan và chuyên nghiệp mà họ còn duy trì tính ôn hòa, tạo nên môi trường làm việc tích cực, sáng tạo. 

Cuối cùng GS Phan Văn Trường còn khẳng định rằng nếu công ty nào có được 3 văn hóa này thì sẽ mau chóng trỗi dậy và thành công một cách bền vững

Giáo sư Phan Văn Trường với quan điểm 3 văn hóa tạo nên một doanh nghiệp hùng mạnh

Trên đây là những chia sẻ của GS Phan Văn Trường về 3 trụ cột văn hóa giúp doanh nghiệp trường tồn. Bạn đọc có thể theo dõi và tìm hiểu chi tiết trong khóa học “Quản trị doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp và Lãnh đạo” trên nền tảng công nghệ giáo dục Gitiho.com. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông