Bí quyết xây dựng chiến lược quản lý nhân tài cho mọi doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Một chiến lược quản lý nhân tài là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là một quy trình liên tục nhằm thu hút những ứng viên hàng đầu, giúp họ phát triển kiến thức và kỹ năng, khuyến khích nâng cao hiệu suất làm việc và duy trì môi trường làm việc tích cực

Khi được quản lý một cách hiệu quả, chiến lược quản lý nhân tài sẽ giúp cho nhân viên tự tin hơn và đồng thời hỗ trợ tổ chức đạt được những hoài bão và mục tiêu. 

Bài viết dưới đây, cùng Gitiho tìm hiểu quản lý nhân tài là gì và quy trình thực hiện như thế nào nhé!

Quản lý nhân tài là gì?

Quản lý nhân tài là một quá trình liên tục bao gồm việc thu hút và giữ chân những nhân viên tiềm năng, phát triển kỹ năng của họ và thúc đẩy nhân viên cải thiện hiệu suất. 

Mục đích của việc quản lý nhân tài là tạo ra một đội ngũ nhân sự có động lực, những người sẽ gắn bó lâu dài với tổ chức. Và để đạt được điều này, mỗi công ty lại có những cách làm khác nhau. 

Việc quản lý nhân tài thường là trách nhiệm của bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu nhất thì chỉ có bộ phận nhân sự là không đủ. Bạn cần phải thiết lập một chiến lược quản lý nhân tài dành riêng cho công ty của mình. 

Chiến lược quản lý nhân tài giúp công ty duy trì được nguồn nhân lực chất lượng
Chiến lược quản lý nhân tài giúp công ty duy trì được nguồn nhân lực chất lượng

Quản lý nhân tài có tầm quan trọng như thế nào?

Đơn giản là vì quản lý nhân tài tận dụng tối đa được tiềm năng của nhân sự - yếu tố được coi là tài sản quan trọng nhất của công ty. Nó sẽ giúp bạn tối đa hóa giá trị của nhân viên. 

1. Cải thiện hiệu suất doanh nghiệp

Với sự có mặt của những nhân viên hàng đầu trong tổ chức, bạn có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào. 

Quản lý nhân tài hiệu quả nhất khi kết hợp 3 yếu tố quan trọng là: phân bổ nhân sự, trải nghiệm tích cực nhân sự và sự hiện diện của một nhóm HR chiến lược. Khi các yếu tố này được kết hợp tốt với nhau thì việc quản lý nhân tài sẽ đạt hiệu quả tốt nhất cho tổ chức. 

Cải thiện hiệu suất doanh nghiệp
Cải thiện hiệu suất doanh nghiệp

Xem thêm: 5 bước để cải thiện hiệu suất cho nhân sự tại doanh nghiệp

2. Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Bằng cách tuyển dụng và phát triển những nhân viên tài năng, doanh nghiệp sẽ trở nên vững vàng hơn và được chuẩn bị một cách tốt nhất để có thể đối mặt với bất kỳ sự thay đổi hay sự cố nào.

Các nghiên cứu cho thấy việc tuyển dụng những người quản lý phù hợp và những nhân viên xuất sắc giúp tăng doanh thu lên tới 33%.

Duy trì tính cạnh tranh với đối thủ
Duy trì tính cạnh tranh với đối thủ

3. Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển, không thể tránh khỏi sự xuất hiện của các công nghệ mới trong mọi ngành nghề. Khi đó, những nhân viên tiềm năng có khả năng sẽ biết tận dụng công cụ mới và giải quyết vấn đề hoặc đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đột phá

Nhân viên ngày càng đổi mới và sáng tạo nhờ vào chiến lược quản lý nhân tài
Nhân viên ngày càng đổi mới và sáng tạo nhờ vào chiến lược quản lý nhân tài

4. Hình thành các nhóm làm việc hiệu quả

Chiến lược quản lý tài năng năng sẽ giúp bạn hình thành một đội ngũ làm việc hiệu quả hơn. Điều này thực sự hữu ích hơn nhiều so với việc chỉ có một nhóm những người sáng tạo và tài năng trong tổ chức. 

5. Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

Khi nhân viên cảm thấy bản thân mình được đánh giá cao tại công ty và có nhiều cơ hội phát triển trong doanh nghiệp, họ ít có khả năng tìm việc làm ở những nơi khác. 

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc giảm, tổ chức sẽ tiết kiệm một khoản tiền rất lớn. Nếu nhân sự không biết cách tuyển dụng thì việc tuyển dụng cực kỳ tốn kém, tốn tới 30% tiền lương hằng năm của nhân viên.

Nhân viên gắn bó với công ty lâu dài
Nhân viên gắn bó với công ty lâu dài

6. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Chiến lược quản lý nhân tài cũng là một cách xây dựng thương hiệu cho công ty như là một nhà tuyển dụng. Điều này sẽ thu hút được những ứng viên xuất sắc cho những lần tuyển dụng nhân sự trong tương lai.

Danh tiếng của một tổ chức trong việc phát triển nhân viên cũng là một công cụ tuyển dụng hiệu quả. Vào năm 2021, Inc nhận thấy rằng cơ hội phát triển là yếu tố rất thu hút đối với 90% người xin việc.

7. Thúc đẩy đồng nghiệp cùng phát triển

Sự xuất sắc của những cá nhân giỏi sẽ là cảm hứng và động lực cho các thành viên khác trong nhóm, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của toàn đội.

Chiến lược quản lý nhân tài thúc đẩy mọi người cùng phát triển
Chiến lược quản lý nhân tài thúc đẩy mọi người cùng phát triển

Mô hình quản lý nhân tài phổ biến hiện nay

Không có một mô hình tiêu chuẩn nào cho việc quản lý nhân tài, tuy nhiên một số chuyên gia nhân sự đã đề xuất những mô hình tuyệt vời mà bất kỳ công ty nào cũng nên tham khảo và áp dụng. 

1. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch để điều chỉnh mô hình quản lý nhân tài phù hợp với các mục tiêu chung của tổ chức. 

Lập kế hoạch một cách chính xác mới giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang tìm kiếm nhân tài với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Ngoài ra, nó đánh giá được nhân viên hiện tại để xác định những gì đang mang lại hiệu quả tốt cho công ty.

Ví dụ, nếu nhân viên hiện tại có những đặc điểm nhất định nào đó phù hợp với doanh nghiệp thường có xu hướng ở lại tổ chức lâu hơn, bạn nên phân tích và lập kế hoạch để tuyển dụng những ứng viên có những đặc điểm tương tự.

2. Thu hút

Việc tìm người thay thế khi có một nhân viên nghỉ việc không phải chỉ đơn giản là tuyển dụng một người mới thay thế.

Chẳng hạn như nhu cầu có thay đổi bất cứ lúc nào hoặc nhân viên có thể đảm nhận những trách nhiệm mới. Quản lý nhân tài đảm bảo rằng bạn luôn có đủ nhân viên để thực hiện tất cả các hoạt động và giảm thiểu được khối lượng công việc quá lớn có thể khiến bạn mệt mỏi

Một chiến lược quản lý nhân tài đúng đắn sẽ thu hút được đúng “chân dung ứng viên” mà tổ chức kỳ vọng. Những nhân viên như vậy sẽ được khuyến khích và có cơ hội thăng tiến trong công ty.

Thu hút nhân tài cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho công ty. Để làm được điều này, bạn cần phải tìm cách tăng độ phủ của công ty để càng nhiều ứng viên biết được rằng công ty bạn có môi trường làm việc rất tốt. 

Dù bạn không tuyển dụng ứng viên cho một vị trí cụ thể, bạn vẫn cần phải tạo ra một trải nghiệm tích cực cho họ. Điều này sẽ mở ra cơ hội để bạn tuyển ứng viên cho những vị trí khác hoặc sử dụng họ để thu hút nhân tài khác. 

3. Phát triển

Mô hình phát triển có nghĩa là giúp nhân viên tiềm năng có cơ hội học hỏi và trau dồi chuyên môn cũng như kỹ năng của mình

Tuy nhiên, điều này cũng phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhân viên và xác định các vị trí mà nhân viên có thể đạt được trong tương lai, cũng như xem xét mở rộng kỹ năng và kiến thức để đáp ứng với những thách thức trong công việc. 

Quản lý nhân tài cũng cần phải xem xét thực hiện các chiến lược giúp cho nhân viên trong công ty hăng hái và sẵn lòng cống hiến hơn. Việc cung cấp giá trị cho nhân viên thực sự là điều cần thiết. 

Để thúc đẩy động lực, cũng cần đòi hỏi quá trình Onboarding phù hợp để tạo cho nhân viên mới những ấn tượng tốt về công ty ngay từ ban đầu. Điều này sẽ tăng cơ hội họ gắn bó lâu dài với công ty và làm việc thật chăm chỉ. 

Xem thêm: Chiến lược để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn

4. Giữ chân và duy trì nhân viên giỏi trong tổ chức

Một mục đích khác của quản lý nhân tài là giữ chân nhân viên ở lại công ty lâu hơn. Để đạt được điều này, điều quan trọng là nhân viên tiếp tục cảm thấy được truyền cảm hứng khi làm việc tại công ty.  

Thông qua việc đào tạo và các hình thức tương tác khác, nhân viên có nhiều cơ hội để tạo dựng sự nghiệp mà không phải rời bỏ công ty. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách tập trung vào khen thưởng (bằng tiền hoặc bằng cách khác) cũng như văn hóa công ty. 

5. Chuyển đổi

Sau khi tuyển dụng và phát triển kỹ năng của họ, bạn cần phải lập kế hoạch cho quá trình chuyển đổi của nhân viên. 

Mục tiêu trong giai đoạn này là tri thức của họ, điều này được gọi là quản lý tri thức. 

Bạn cần có một kế hoạch để thăng chức cho nhân viên hoặc chuyển họ sang vai trò, bộ phận hoặc văn phòng khác. Trong trường hợp nếu một nhân viên nghỉ việc, bạn cũng cần phải biết chính xác lý do là gì. 

Chiến lược quản lý nhân tài

Chiến lược quản lý nhân tài phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và xác định rõ loại nhân tài nào mà bạn cần phải quản lý. 

Chiến lược 1: Chỉ tuyển dụng những nhân viên hàng đầu

Những lợi thế của chiến lược này là:

Tuyển dụng được nhân viên tiềm năng có kỹ năng, năng lực và hiệu suất làm việc tốt. Họ thường là những người có kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp tích cực vào sự phát triển, thành công của tổ chức.

Nhân viên luôn làm tốt công việc và đạt hiệu suất cao hơn so với những nhân viên khác.

Công ty phát triển vượt bậc.

Chuẩn bị thật tốt cho những thách thức và rủi ro.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm:

Tốn ngân sách và tốn nhiều hơn thế nếu cuối cùng bạn lại thuê người khác để thay thế họ.

Có thể khó khăn trong việc giữ chân nhân tài.

Quá trình tuyển dụng mất nhiều thời gian hơn vì có thể bạn phải cân nhắc giữa nhiều ứng viên khác nhau.

Quản lý đội ngũ nhân tài có thể sẽ là một thách thức.

Có quá nhiều người giỏi trong một nhóm có thể dẫn đến sự cạnh tranh và hiệu suất công việc kém.

Chiến lược 2: Tuyển dụng nhân viên tiềm năng và phát triển họ

Những lợi thế của chiến lược này là:

Bạn có thể tìm thấy nhân tài nhanh hơn. Điều này có thể cần thiết trong trường hợp bạn đang thiếu nhân sự tiềm năng và không đủ thời gian để tìm kiếm những nhân viên hàng đầu.

Tiết kiệm được tiền lương.

Nhân viên tiềm năng có thể trở thành một chuyên gia chuyên môn cao và gắn kết lâu dài với tổ chức.

Bạn có thể thuê 2 hoặc 3 nhân viên tiềm năng với số tiền tương tự như thuê một nhân sự hàng đầu.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm:

Công ty có thể phát triển chậm.

So với những nhân tài hàng đầu, những người được tuyển dụng theo chiến lược này có thể sẽ thiếu kiến thức. Điều này dẫn đến hiệu suất làm việc thấp.

Bạn có thể phải thuê một chuyên gia khác nếu nhân viên đó không thể đảm nhận được vai trò này.

Nó đòi hỏi sự đầu tư lớn vào phát triển.

Chiến lược này có thể thất bại hoàn toàn và bạn cần quay lại chiến lược 1.

Chiến lược 3: Kết hợp chiến lược 1 và 2

“Sức mạnh của nhóm không phụ thuộc vào tài năng của từng thành viên trong nhóm mà đó là sự hợp tác, kiên trì và tôn trọng lẫn nhau”.

Những lợi thế của chiến lược này là:

Nó cung cấp cho bạn những giá trị tốt nhất từ chiến lược 1 và 2.

Tận dụng sự kết hợp giữa nhân viên mới và nhân viên tài năng hiện có.

Có được những tài năng hàng đầu và những chuyên gia tiềm năng giỏi sẽ giúp các chuyên gia phát triển nhanh hơn và tạo động lực cho họ.

Giúp chuyển giao kiến thức - những tài năng hàng đầu có thể dạy cho những nhân viên khác trong tổ chức.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm:

Nếu bạn có những yêu cầu cụ thể (chẳng hạn như bạn đang có nhu cầu tăng trưởng gấp hoặc có ngân sách eo hẹp) thì việc bám sát vào một chiến lược duy nhất có thể sẽ phù hợp hơn.

Thực hiện xây dựng chiến lược quản lý tài năng

Trước khi triển khai chiến lược quản lý tài năng, bạn cần hiểu rõ các thành phần cốt lõi của chiến lược này:

1. Đề ra được chiến lược quản lý nhân tài

Mỗi tổ chức đều có những mục tiêu của riêng mình. Cho dù chúng có liên quan đến hiệu suất tốt hơn hay doanh thu cao hơn, mục tiêu cần phải được nêu rõ ràng và có thể đạt được. Bạn cũng cần biết chính xác nhân viên sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu. 

2. Đo lường kết quả

Bạn cần biết cách đo lường kết quả để xem chiến lược có hiệu quả hay không. Xác định các chỉ số mà bạn sẽ sử dụng và tần suất để đo lường nó. 

3. Phân công trách nhiệm

Phần lớn chiến lược quản lý nhân tài phụ thuộc vào bộ phận nhân sự, tuy nhiên những người khác trong công ty bạn cũng cần phải tham gia. Chẳng hạn như giám đốc điều hành chịu trách nhiệm lập kế hoạch kế nhiệm

4. Giao tiếp với nhân sự

Hãy đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ vị trí của họ và biết được những gì họ kỳ vọng đạt được tại doanh nghiệp. Thảo luận với nhân viên về mục tiêu sự nghiệp để đảm bảo rằng công ty đang tạo ra những cơ hội phù hợp. 

Xem thêm: 7 bước quản lý nhân tài cho doanh nghiệp

Chiến lược quản lý nhân tài cần rất nhiều nguồn lực cũng như thời gian, công sức. Nhưng nếu chú trọng thực hiện và đầu tư, dành nhiều tâm huyết, nó có thể tăng cường cam kết, hiệu suất và tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra một tổ chức vững mạnh. 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông