Vai trò của việc lập kế hoạch kế nhiệm trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Bạn không thể điều hành một doanh nghiệp, bất kể quy mô của nó như thế nào mà không có những nhân sự kế nhiệm sẵn sàng tiếp quản các vị trí quan trọng khi nhân sự hiện tại rời đi. Ngay cả những nhà lãnh đạo thành công nhất cũng sẽ gặp khó khăn nếu không có một kế hoạch kế nhiệm chắc chắn. 

Theo một cuộc khảo sát của SHRM, chỉ có 21% chuyên gia nhân sự cho biết tổ chức của họ có kế hoạch kế nhiệm và hơn 24% không có kế hoạch chính thức. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa tổ chức không có kế hoạch cho việc phát triển đội ngũ kế nhiệm.

Vậy kế hoạch kế nhiệm là gì và làm thế nào để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn. Cùng Gitiho theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Kế hoạch kế nhiệm là gì?

Lập kế hoạch kế nhiệm là quá trình mà bạn xác định những nhà lãnh đạo mới và phát triển họ để đảm nhận vai trò của người đương nhiệm. 

Để doanh nghiệp phát triển mạnh, cần phải khắc phục được những giai đoạn khủng hoảng và thiếu lãnh đạo. Tại một số thời điểm, việc lập kế hoạch kế nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tình huống trên bằng cách chuẩn bị những ứng viên tiềm năng cho những trường hợp khẩn cấp. Có thể là người lãnh đạo đương nhiệm nghỉ hưu, chuyển việc hoặc trong trường hợp xấu nhất là gặp tai nạn. 

Việc lập kế hoạch kế nhiệm là một cơ chế an toàn đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Một quy trình chuẩn mực sẽ giúp bạn xác định được những cá nhân tiềm năng có khả năng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo. 

Xây dựng đội ngũ kế thừa giúp cho doanh nghiệp có sự chủ động, hoạt động trơn tru
Xây dựng đội ngũ kế thừa giúp cho doanh nghiệp có sự chủ động, hoạt động trơn tru

Ở trong một vài tình huống thuận lợi, bạn sẽ được thông báo trước khi sắp có một lãnh đạo nào đó rời khỏi doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong những trường hợp nghỉ bất ngờ thì sao? Chắc chắn bạn sẽ trở tay không kịp. Vì vậy một kế hoạch kế nhiệm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho những tình huống xấu nhất mà không được báo trước. Đồng thời, nó cũng đảm bảo được không có bất kỳ sự nghi ngờ nào về việc thay đổi các vị trí lãnh đạo. 

Có nên lập kế hoạch kế nhiệm không?

Trong kinh doanh, kế hoạch kế nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các ứng cử viên để đảm nhận những vị trí cao hơn. Khi một người lãnh đạo bất ngờ rời đi, họ để lại những công việc chưa hoàn thành có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. 

Bất kể quy mô doanh nghiệp của bạn là gì, việc xây dựng đội ngũ kế nhiệm chính là chìa khóa để quá trình chuyển giao diễn ra thuận lợi. 

Trong các tập đoàn lớn, thông thường CEO và hội đồng quản trị sẽ giám sát đối với các kế hoạch kế nhiệm. Việc đánh giá nhân viên là một phần quan trọng để xác định khả năng lãnh đạo và đồng thời đào tạo họ để trở nên tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Để thực hiện đào tạo đội ngũ nhân sự một cách toàn diện và tạo nền tảng tốt nhất cho kế hoạch kế nhiệm, doanh nghiệp có thể thực hiện đào tạo trực tuyến trên hệ thống LMS với 600+ khóa học thuộc 14+ lĩnh vực tại Gitiho for Leading Business: 

Vai trò của việc lập kế hoạch kế nhiệm trong doanh nghiệp
Để có sẵn đội ngũ kế thừa tài năng, chất lượng bạn phải lên sẵn một kế hoạch chi tiết
Để có sẵn đội ngũ kế thừa tài năng, chất lượng bạn phải lên sẵn một kế hoạch chi tiết

Thông thường, kế hoạch kế nhiệm sẽ xem xét những nhân viên trong nội bộ công ty để có thể tiếp quản các vị trí. Tuy nhiên, một số công ty có thể tìm kiếm những ứng cử viên bên ngoài và thậm chí sử dụng dịch vụ headhunter

Các công ty quy mô nhỏ hơn có thể không cần một kế hoạch kế nhiệm toàn diện so với những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên vẫn cần phải xác định người tiếp quản phòng những trường hợp khẩn cấp. 

Do đó, điều thông minh nhất là bạn nên đào tạo những người kế nhiệm ngay từ bây giờ để họ chuẩn bị và sẵn sàng tiếp quản khi cần. 

Các loại kế hoạch kế nhiệm?

Có 2 loại kế hoạch kế nhiệm được xem xét dưới đây:

Kế hoạch kế nhiệm dài hạn

Loại kế hoạch kế nhiệm đầu tiên mà bạn nên xem xét là kế hoạch kế nhiệm dài hạn. Đây là kế hoạch mà bạn sẽ áp dụng như một tiêu chuẩn cho các vị trí chủ chốt tại doanh nghiệp.

Một kế hoạch kế thừa có tính chất này sẽ phải được đánh giá lại và điều chỉnh khi công ty phát triển. Đối với những công ty lớn, đây sẽ là kế hoạch mô tả chi tiết về việc kế nhiệm cho những vị trí quan trọng.   

Kế hoạch kế nhiệm khẩn cấp

Một kế hoạch kế thừa khẩn cấp thứ cấp cũng có thể được tạo ra để triển khai trong những trường hợp khẩn cấp. 

Kế hoạch này sẽ liên quan đến các giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo công ty vận hành trơn tru. 

Trong trường hợp này, các thành viên cấp cao khác có thể đảm nhận thêm trách nhiệm trong việc tìm người thay thế những vị trí quan trọng. Mục tiêu là duy trì sự liên tục và ổn định của tổ chức trong khi tổ chức đang tìm kiếm các giải pháp dài hạn.

Kế hoạch kế nhiệm mang lại những lợi ích gì?

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có kế hoạch kế nhiệm. Chỉ một trong số đó có kế hoạch không chính thức, tức là kế hoạch không được xác định rõ. 

Robert Clements, Đối tác, Quản lý tài sản tại LPL Financial cho biết: “Hầu hết các chủ doanh nghiệp bị sa lầy với các hoạt động hằng ngày và bỏ qua kế hoạch kế nhiệm của họ và nó chỉ được đưa ra ánh sáng khi đã quá muộn”.

Điều này có thể gây ra những rủi ro trong doanh nghiệp vì có thể có những sự cố không lường trước được như tai nạn hoặc tử vong. Việc tạo ra một kế hoạch kế nhiệm chính thức bằng văn bản sẽ được phát triển và dễ dàng được tiếp cận. 

Dưới đây là một số lợi ích cho doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch đội ngũ kế thừa:

1. Ứng viên đã sẵn sàng để bắt đầu

Khi đến thời điểm thăng chức, nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ việc, bạn sẽ có một thế hệ lãnh đạo tiếp theo để tiếp quản.

Nhờ vào kế hoạch kế nhiệm của bạn, người thay thế sẽ có những kỹ năng cần thiết để đảm nhận vai trò này. 

Nhân viên sẽ không bị thụ động khi được thông báo thăng chức
Nhân viên sẽ không bị thụ động khi được thông báo thăng chức

2. Khuyến khích các nhà quản lý phát triển nhân viên cấp dưới

Kế hoạch kế nhiệm của bạn có thể giúp cho người quản lý bắt đầu có định hướng để phát triển nhân viên cấp thấp hơn. 

Kế hoạch này giúp xác định lộ trình thăng tiến rõ ràng để người quản lý có thể chia sẻ thông tin và có chương trình đào tạo phù hợp với nhân viên. 

Khi chuẩn bị thăng tiến, nhà quản lý cũng có thể bắt đầu đào tạo người thay thế mình. 

Nhân viên được cải thiện và nâng cao kỹ năng để phù hợp với vị trí
Nhân viên được cải thiện và nâng cao kỹ năng để phù hợp với vị trí

3. Đem đến sự hài lòng trong công việc cao hơn

Nhân viên cho biết họ có sự hài lòng trong công việc cao hơn khi có kế hoạch kế nhiệm tại công ty của họ. Bởi vì nó xác định được lộ trình thăng tiến và giảm bớt sự bất an về công việc. 

Một kế hoạch đội ngũ kế thừa có thể giúp cho nhân viên hiểu rõ những gì họ cần làm để được thăng chức. Nó có thể giúp thiết lập mục tiêu và mang lại cho nhân viên sự định hướng trong công việc. 

4. Theo dõi sự tiến bộ của nhân viên

Lập kế hoạch đội ngũ kế thừa giúp cho những người quản lý theo dõi được sự tiến bộ của nhân viên thông qua việc đánh giá hiệu suất

Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong nội bộ có thể nhanh chóng được lấp đầy bởi những nhân viên có kiến thức, những người được nâng cao kỹ năng và đào tạo chéo. 

Xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa giúp nhà quản lý theo dõi được sự tiến bộ của nhân viên
Xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa giúp nhà quản lý theo dõi được sự tiến bộ của nhân viên

5. Giữ niềm tin cho những cổ đông

Bất cứ khi nào một người giữ chức vụ cao rời khỏi tổ chức, điều đó có thể khiến cho những cổ đông trong công ty cảm thấy không hài lòng. 

Trong một vài trường hợp, họ có thể tìm cách bán cổ phần của họ. Một kế hoạch kế nhiệm tốt có thể giúp giữ chân các nhà đầu tư. 

Đối với những vị trí như Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc tài chính, hội đồng quản trị có thể tham gia vào quá trình lựa chọn người kế nhiệm. Điều này sẽ mang lại niềm tin cho các cổ đông và các bên liên quan rằng công ty có một kế hoạch rõ ràng để đảm bảo sự duy trì trong công ty. 

Khi có một bộ máy hoạt động bền vững, không vị trí nào bị bỏ trống sẽ giúp các cổ đông khác tin tưởng hơn
Khi có một bộ máy hoạt động bền vững, không vị trí nào bị bỏ trống sẽ giúp các cổ đông khác tin tưởng hơn

6. Nuôi dưỡng và duy trì lòng trung thành trong công ty

Có một nền văn hóa thúc đẩy mạnh mẽ từ bên trong có thể dẫn đến tăng lòng trung thành của công ty.

Bạn có thể thu hút nhân viên tài năng, những người sẽ gắn bó lâu dài với bạn. Điều này sẽ giúp cho họ có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp. 

Nhân viên có khả năng gắn bó lâu dài với tổ chức nên có cơ hội thăng tiến rõ ràng.

Xem thêm: 5 cách cải thiện sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp nhờ L&D

Khi công ty có kế hoạch thăng tiến, nhân viên sẽ càng cố gắng và gắn bó hơn với công ty
Khi công ty có kế hoạch thăng tiến, nhân viên sẽ càng cố gắng và gắn bó hơn với công ty

Như vậy, kế hoạch kế nhiệm rất cần thiết trong mỗi công ty để có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực chất lượng và những người kế thừa có năng lực, khả năng cần thiết để tiếp tục, phát triển sự thành công doanh nghiệp. 

Để hiểu rõ hơn về Cách lập kế hoạch xây dựng đội ngũ kế thừa cho doanh nghiệp, xem chi tiết tại đây!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông