5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho nhân sự hiệu quả

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân sự không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa quan trọng để đảm bảo sự thành công của mọi tổ chức. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi, việc đầu tư vào phát triển kỹ năng không chỉ giúp họ đáp ứng được những thách thức phức tạp mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể. 

Dưới đây là 5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho đội ngũ nhân sự, cùng tìm hiểu nhé!

Nâng cao kỹ năng là gì?

Nâng cao kỹ năng là quá trình một nhân sự, nhóm nhân sự phát triển và cải thiện kỹ năng, chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực công việc, cuộc sống. Ví dụ như nâng cao kỹ năng chuyên môn, khả năng lãnh đạo, quản lý thời gian, sử dụng công cụ… hay bất kỹ năng nào khác liên quan đến vai trò hoặc mục tiêu cụ thể. 

Quá trình nâng cấp kỹ năng liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động đào tạo, tự học, thực hành để đạt đến mức độ thành thạo và tự tin trong việc sử dụng các kỹ năng. 

Xem thêm: Tại sao cần nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên?

Làm thế nào để tổ chức có thể xây dựng và lên kế hoạch cho các quy trình nâng cao kỹ năng?

Việc nâng cấp kỹ năng và phát triển nhân viên để cải thiện hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, lựa chọn nâng cao trình độ cho nhân viên chỉ là bước khởi đầu của một quá trình. Thách thức đến từ việc xác định ai cần nâng cao kỹ năng và khi nào cần nâng cao kỹ năng: 

5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho nhân sự hiệu quả
5 bước nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp

1. Đánh giá kỹ năng lực hiện tại của nhân sự

Đầu tiên, cần phải đánh giá đội ngũ nhân sự hiện tại và hiểu rõ khả năng của từng ứng viên. Bằng cách tiếp cận có hệ thống, bạn có thể tạo ra một ma trận kỹ năng đầy đủ cho mỗi nhân viên và cuối cùng là tổng hợp được kỹ năng và cơ sở kiến thức tổng thể của đội ngũ nhân viên. 

Mỗi nhân viên sẽ có những kỹ năng khác nhau. Bằng cách phân tích đội ngũ của mình, bạn có thể biết được các thành viên cần cải thiện những gì và điều đó có phù hợp với tiềm năng phát triển tương lai của tổ chức không. 

Trong quá trình này, bạn có thể khám phá ra những khả năng mới của nhân viên có thể được áp dụng vào công việc ngay lập tức, đồng thời nhận ra những lỗ hổng kiến thức tiềm ẩn. 

2. Xác định khoảng cách kỹ năng

Từ bước 1, bạn sẽ xác định lỗ hổng kiến thức hoặc các kỹ năng giữa các nhân viên. Tuy nhiên, có một số phương pháp khác để biết được những kỹ năng nhân viên thiếu:

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và dịch vụ họ cung cấp, đồng thời đánh giá xem nhân sự của bạn có thể cung cấp được dịch vụ tương tự hay không?

Tham khảo, học hỏi cách thức hoạt động của các tổ chức trong các lĩnh vực không liên quan.

Bạn có thể xác định khoảng cách kỹ năng bằng cách đọc CV của ứng viên. 

3. Xác định mục tiêu nâng cao kỹ năng của bạn

Khi biết được khả năng của nhân viên và những gì mà nhân viên đang thiếu, bạn có thể xác định được mục tiêu của các chương trình nâng cao kỹ năng trong tương lai. Đặt ra mục tiêu sẽ tạo ra kết quả rõ ràng và hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh lớn hơn. 

Để bắt đầu, bạn nên xem xét các bộ kỹ năng mà bạn muốn có trong đội ngũ nhân sự tương lai chứ không chỉ giới hạn trong những nhu cầu ngay trước mắt.  

Đặt mục tiêu tác động trực tiếp đến khoảng cách kỹ năng hiện có để tận dụng tối đa nguồn nhân lực của tổ chức. 

4. Lựa chọn ứng viên để nâng cao chuyên môn

Các chương trình nâng cao kỹ năng có thể được thiết kế theo 2 hướng: chương trình tổng quát với mục tiêu cải thiện kỹ năng thiết hụt ở phần lớn đội ngũ nhân sự hoặc chương trình được tạo ra để điều chỉnh cho từng cá nhân cụ thể. 

Chương trình này nói chung thường liên quan đến đến kỹ năng mềm đạt hiệu quả tốt nhất là nhiều nhân viên tham gia càng tốt. Điều này tạo cơ hội để cho tất cả mọi người cải thiện bản thân và tiến bộ hơn.

Mục tiêu là không thiên vị hay bỏ lại ai phía sau mà tạo ra một môi trường công bằng, khích lệ mọi người cùng phát triển. Điều này cũng giúp giảm đi những xung đột trong đội nhóm.  

Bạn có thể sẽ cần phải xác định được danh sách những ứng viên tốt nhất để thực hiện nâng cao kỹ năng. Việc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm, khả năng, hoặc mục tiêu tương lai. 

Việc nâng cao kỹ năng thường tập trung vào nhân viên nội bộ, người trực tiếp thực hiện công việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém là cần xem xét kỹ năng của quản lý và những điều mà họ cần cải thiện. 

Bằng cách cải thiện kỹ năng của người quản lý, bạn có thể đạt được lợi ích cao hơn cho một chương trình ngắn hạn. Ví dụ như sự hỗ trợ tốt hơn từ nhà quản lý về sức khỏe tinh thần và sức khỏe nhân viên hoặc học các kỹ năng tổ chức mới để tăng hiệu quả làm việc. 

5. Lặp lại và tiếp tục quy trình

Nâng cao kỹ năng không phải là quá trình chỉ diễn ra 1 lần. Bạn cần tiến hành một cách tích cực và phát triển các quy trình thường xuyên để có thể đánh giá các kỹ năng của nhóm nhân viên và phát hiện ra những lỗ hổng tiềm ẩn làm giảm hiệu suất của toàn bộ tổ chức. 

Xem thêm: Giúp người học trở thành chuyên gia với kỹ năng luyện tập có chủ đích

Ví dụ về các lĩnh vực nâng cao kỹ năng cần tập trung vào

Để minh họa những mục tiêu mà các tổ chức thường hướng đến trong chương trình nâng cao kỹ năng, dưới đây là một danh sách các ví dụ phổ biến: 

Nâng cấp kỹ năng kỹ thuật số: Điều quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại công nghệ phát triển là nâng cao kỹ năng kỹ thuật số của nhân viên giúp hiện đại hóa hoạt động kinh doanh. Ví dụ như sử dụng máy tính đúng cách, học phần mềm mới, tiếp thị kỹ thuật số, kỹ thuật lập trình, sử dụng mạng xã hội… 

Khả năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả giúp cho các nhà quản lý và giám sát viên cải thiện hoạt động của một nhóm và tăng năng suất làm việc. Ví dụ như ra quyết định, quản lý dự án, ủy quyền, giải quyết mâu thuẫn… 

Kiến thức về sản phẩm: Nâng cao kiến thức về sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của nhóm bán hàng và tiếp thị. Đội ngũ này cần có sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm để có thể truyền đạt thông tin chính xác và hấp dẫn đến khách hàng tiềm năng. 

Vì vậy, việc nâng cao kiến thức chuyên sâu về sản phẩm của nhân viên bên ngoài nhóm sản phẩm có thể đem lại cải thiện đáng kể cho hoạt động kinh doanh. 

Ví dụ, đào tạo nhân viên với những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến một sản phẩm mới trong quá trình chuẩn bị cho việc ra mắt có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sự thành công của dự án đó.

Kỹ năng phân tích: cách nhân viên thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường số. Cải thiện kỹ năng phân tích dữ liệu có thể giúp cho nhân viên hiểu được kết quả và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. 

Các phương pháp và công cụ nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Cung cấp phương pháp cho đội ngũ nhân sự là chìa khóa quyết định thành công của một chương trình nâng cao kỹ năng

Mỗi người đều có các phương pháp học khác nhau và bạn cần phải tìm được phương pháp hiệu quả để giúp người học nắm bắt và duy trì được các kỹ năng mà bạn định hướng. May mắn là, có rất nhiều phương pháp và công cụ có sẵn để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân sự của bạn. 

1. Chương trình đào tạo và phát triển

Giải pháp nâng cấp kỹ năng cụ thể nhất là các chương trình học tập và phát triển, cung cấp cho bạn nội dung đào tạo thông qua nhiều hình thức như trực tuyến hoặc trực tiếp. 

Đối với những dự án nâng cao kỹ năng quy mô lớn, chương trình L&D thường là những khóa học, bài giảng, hội thảo, buổi thực hành để đào tạo những kỹ năng mới và mở rộng kiến thức cho đội ngũ nhân sự. 

Xem thêm: 5 chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp bứt phá

2. Đào tạo trong quá trình làm việc

Một cách khác để dạy các kỹ năng mới cho nhân viên là đào tạo trong quá trình làm việc, đưa nhân viên vào môi trường làm việc với các chuyên gia đào tạo. Thay vì học hỏi từ tài liệu hoặc bài thuyết trình, nhân viên phải thực hiện các nhiệm vụ mới (dưới sự giám sát chặt chẽ) và học các kỹ năng cần thiết để áp dụng vào công việc và những tình huống cụ thể. 

Việc đào tạo trong công việc được thực hành luôn mang lại lợi ích hơn là những công việc chỉ có lý thuyết. 

Xem thêm: Học trong quá trình làm việc: Hướng dẫn cho nhà quản lý

3. Mentor hướng dẫn

Đây cũng là một hình thức nâng cao kỹ năng từ người có kinh nghiệm chuyên sâu đối với những người ít kinh nghiệm hoặc nhân viên mới. Nhân viên cấp dưới sẽ học tập những kỹ năng từ nhân viên cấp cao, thông qua việc được “cầm tay chỉ việc” trực tiếp, nhân viên có thể nhanh chóng phát triển các kỹ năng mới và mở rộng khả năng của họ. 

4. Đào tạo chéo hoặc luân chuyển công việc

Đào tạo chéo hoặc luân chuyển công việc cho phép nhân viên thực hiện các vai trò khác nhau trong tổ chức với những kỹ năng liên quan.

Nhiều người cảm thấy khó khăn khi học từ các tài liệu truyền thống. Còn với đào tạo chéo, bạn có thể thực hiện công việc dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và phát triển những kỹ năng của mình. 

Điều này giúp cho nhân viên có các kỹ năng mới để hỗ trợ công việc hiện tại hoặc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các vai trò trong tương lai. 

Nâng cao kỹ năng cùng Nền tảng đào tạo trực tuyến Gitiho

Gitiho là một trong những nền tảng giáo dục trực tuyến dành cho người đi làm hàng đầu hiện nay. Hiện tại, nền tảng có gần 600 khóa học đa dạng mọi lĩnh vực như Tin học văn phòng, Kỹ năng mềm, Tiếng Anh, Phân tích dữ liệu, Lập trình, Marketing… được đánh giá cao bởi người học về chất lượng, tính thực tiễn, có thể áp dụng ngay vào công việc. 

Để thuận tiện cho việc đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp, Gitiho đã cho ra đời nền tảng LMS 165+ tính năng được xây dựng dựa trên phương pháp Luyện tập có chủ đích giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh thông qua hoạt động đào tạo. 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ HỆ THỐNG TẠI ĐÂY: 

5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho nhân sự hiệu quả
5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho nhân sự hiệu quả
Giao diện nền tảng Gitiho for Leading Business
5 bước giúp nâng cấp kỹ năng cho nhân sự hiệu quả
500+ khóa học trên Gitiho đều rất cần thiết cho người đi làm

Một điểm đặc biệt của giải pháp này là cho phép bộ phận L&D dễ dàng đánh giá và đo lường hiệu quả đào tạo thông qua tiến trình người học, số giờ học, số khóa học, điểm thi, hiệu suất công việc sau khi học tập… từ đó giúp tối ưu được chiến lược đào tạo của mình.  

Xem thêm: Làm thế nào để đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp?

Bài viết trên đề cập đến nâng cao kỹ năng là một xu hướng tại nơi làm việc tạo điều kiện để mỗi người học tập liên tục bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo và cơ hội phát triển giúp mở rộng khả năng của nhân viên và rút ngắn khoảng cách kỹ năng. Đây là sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng và mang giá trị lâu dài cho tổ chức. 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông