Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết Gamification, qua đó bạn sẽ biết cách tốt nhất để tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng các chương trình đào tạo và phát triển. 

Vậy Gamification cải thiện kết quả đào tạo, sự gắn kết của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Gitiho để biết thêm chi tiết!

Gamification là gì?

Gamification là hình thức học sử dụng các yếu tố kỹ thuật, nguyên tắc của trò chơi để áp dụng chúng vào các hoạt động phi trò chơi nhằm thu hút người tham gia.

Gamification có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Các doanh nghiệp thường áp dụng để đào tạo nhân viên, tuyển dụng, đánh giá và cải thiện năng suất của công ty. 

Mục đích của Gamification là tạo cảm hứng cho người dùng tương tác với nội dung. Đặc biệt là với những nhiệm vụ khô khan như chương trình đào tạo chuyên sâu hoặc đào tạo nội quy, văn hóa doanh nghiệp.

Gamification là hình thức học tập tích hợp các yếu tố trò chơi giúp tăng sự tham gia của người dùng
Gamification là hình thức học tập tích hợp các yếu tố trò chơi giúp tăng sự tham gia của người dùng

Một số ví dụ về yếu tố trò chơi được sử dụng trong Gamification là:

1. Mục tiêu - Hoàn thành nhiệm vụ và bạn sẽ nhận được một phần thưởng, ví dụ như danh hiệu hoặc tôn vinh điểm số. 

2. Vị trí - Người dùng tăng cấp độ hoặc xếp hạng của họ thông qua việc hoàn thành các hoạt động. Bảng xếp hạng sẽ cho biết ai đang dẫn đầu và điều đó sẽ truyền động lực cho những người khác làm việc chăm chỉ hơn để có thể đúng topf.

3. Làm việc nhóm - Người học sẽ được kết nối với người khác hoặc tham gia các nhóm để giải quyết vấn đề, hoàn thành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu nhất định.

4. Kiến thức - Người dùng được cung cấp những mẹo, thủ thuật và câu đố trong suốt quá trình.

5. Phần thưởng - Như đã đề cập ở trên, tôn vinh điểm số hay huy hiệu học tập là những phần thưởng phổ biến và thiết thực. Các phần thưởng khác có thể là phiếu giảm giá, thẻ quà tặng. Điều này thúc đẩy động lực của người học và duy trì mức độ tương tác.

Gamification sẽ khai thác được động lực nội tại của người dùng, chẳng hạn như có thêm kiến thức áp dụng vào công việc, đồng thời đem lại động lực bên ngoài, chẳng hạn như phần thưởng, điểm số và danh hiệu.

Gamification mang lại lợi ích gì cho tổ chức của bạn?

Khi tổ chức triển khai và phát triển Gamification sẽ đem lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp không chỉ là mức độ tương tác từ người dùng.

Gamification còn giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh trực tiếp và gián tiếp bằng cách liên kết với các mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng:

  1. Xây dựng văn hóa học tập
  2. Tìm và khắc phục khoảng cách kỹ năng
  3. Tăng thêm tính độc đáo cho những chương trình đào tạo nhàm chán
  4. Hợp lý hóa quy trình đào tạo
  5. Tạo nên quy trình hội nhập cho nhân viên
  6. Luôn cập nhật cho nhân viên về chính cách, sản phẩm và các ứng dụng của công ty
  7. Giúp cho việc tìm hiểu về sản phẩm trở nên thú vị và hiệu quả
  8. Xây dựng và lan tỏa thương hiệu công ty phục vụ cho quá trình tuyển dụng
  9. Gắn kết nhân viên và thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng đội ngũ
  10. Đào tạo nhân viên về công nghệ mới
  11. Cập nhật và cải thiện nội quy, chính sách công ty
Nếu được tích hợp một cách thành công, Gamification sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
Nếu được tích hợp một cách thành công, Gamification sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích

Xem thêm: Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò và lợi ích gì?

Gamification mang lại hiệu quả như thế nào trong đào tạo doanh nghiệp?

Một số lĩnh vực chính mà Gamification giúp cải thiện đào tạo trong doanh nghiệp như:

Tiếp nhận nhân viên mới

Giúp nhân viên mới hội nhập một cách thành công luôn là một thách thức, và sự phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu về công ty còn khô khan, video và chương trình đào tạo nhàm chán có nghĩa là tổ chức bỏ lỡ cơ hội để tạo động lực cho nhân viên từ ngày đầu. 

Bằng cách sử dụng Gamification trong quá trình đào tạo, một số tổ chức sẽ giải quyết được những vấn đề này.

Xem thêm: Onboarding là gì? Bí quyết để nhân sự mới sẵn sàng cống hiến hết mình

Nâng cao kết quả đào tạo

Bằng cách sử dụng Gamification trong quá trình đào tạo, tổ chức tạo ra một tình huống win-win để nhân viên tham gia, việc học sẽ trở nên thú vị hơn và nhân viên có khả năng nhớ thông tin mà họ được học tốt hơn. 

Bằng cách sử dụng các phương pháp tương tác dựa trên tình huống làm việc thực tế, tổ chức có thể giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, tiêu chuẩn tổ chức cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp.

Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?
Gamification giúp nâng cao kết quả đào tạo

Tạo sự hấp dẫn cho việc đào tạo nhân viên

Mỗi tổ chức đều có những quy trình về quản lý, tuân thủ quy định hoặc pháp lý mà nhân viên phải học hoặc đánh giá định kỳ. 

Những quy trình đào tạo thông thường này thường khô khan, thiếu sự hấp dẫn hoặc đơn giản là nhàm chán. 

Khi một công ty áp dụng gamification vào quá trình đào tạo này để tạo ra một trải nghiệm thú vị, họ sẽ đạt được hiệu quả trong việc nâng cao mức độ yên tâm của nhân viên và giảm khả năng quên thông tin quan trọng.

Ứng dụng Gamification tại nơi làm việc

Đào tạo nhân viên

Gamification được sử dụng trong các chương trình đào tạo hiện có hoặc các chương trình mới để:

  1. Giúp nhân viên mới hội nhập
  2. Đào tạo nhân viên hiện tại
  3. Đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới về các sản phẩm mới
  4. Nâng cao hiểu biết của nhân viên về các quy định, chính sách của công ty
  5. Tăng cường tuân thủ các quy định
  6. Hướng dẫn nhân viên về ứng dụng hoặc các công nghệ mới
  7. Nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Xem thêm: 9 xu hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2023 và tương lai

Ứng dụng xây dựng đội nhóm

Gamification có thể sử dụng để hỗ trợ việc xây dựng đội nhóm bằng cách:

  1. Giới thiệu và làm quen với các nhân viên mới trong nhóm
  2. Tạo sự tin tưởng
  3. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
  4. Khuyến khích sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
  5. Nâng cao tinh thần và động lực
  6. Mở rộng kỹ năng giao tiếp
Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?
Thông qua trò chơi hóa, các đội nhóm làm việc với nhau hiệu quả hơn

Cải thiện kết quả

Tận dụng tính cạnh tranh tích cực của nhân viên để:

  1. Tạo ra các cuộc thi về doanh số bán hàng, kiến thức về sản phẩm hoặc tiếp thị
  2. Thiết lập các bảng xếp hạng trong các đội nhóm, bộ phận hoặc toàn bộ công ty
  3. Khuyến khích chia sẻ thông tin giữa các phòng, ban
  4. Nâng cao sự tham gia của nhân viên
  5. Tạo động lực để cung cấp các dịch vụ tốt đến khách hàng
Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?
Gamification giúp cải thiện kết quả làm việc và học tập

Xem thêm: 5 chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp bứt phá

Gamification tạo nên thực tế ảo (VR)

Thực tế ảo là một lĩnh vực mới của Gamification trong đào tạo. 

Hằng năm, có rất nhiều công ty khám phá thực tế ảo và những lợi ích mà nó mang lại cho các chương trình đào tạo. 

Đào tạo thực tế ảo là một công cụ cực kỳ hiệu quả. Người dùng bị cuốn vào những kịch bản đào tạo và trải nghiệm nó một cách toàn diện đã tạo nên sự tương tác cao hơn với nội dung, cải thiện sự hiểu biết về các khái niệm và ghi nhớ thông tin tốt hơn.  

Các ngành áp dụng đào tạo thực tế ảo khá đa dạng, cho thấy tiềm năng của công nghệ này phù hợp nhiều lĩnh vực. 

Thực tế ảo có thể được đưa vào để thay thế những chương trình đào tạo quá tốn kém, tốn thời gian hoặc không phù hợp với thực tế. Đối với phi công, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ, quân đội và cơ quan thực thi pháp luật, thực tế ảo có thể giúp họ học cách ứng phó trong mọi tình huống cường độ cao nếu không họ sẽ không biết cách để giải quyết chúng một cách an toàn nếu nó xảy ra ở ngoài đời. 

Thực tế ảo là một lĩnh vực mới của Gamification trong đào tạo
Thực tế ảo là một lĩnh vực mới của Gamification trong đào tạo

Thực tế ảo không chỉ hữu ích trong những tình huống trên mà các nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực đã đạt được thành công khi sử dụng VR trong các chương trình đào tạo của họ. 

  1. Các công ty đường sắt sử dụng VR để đào tạo nhân viên từ nhân viên soát vé, lái tàu cho đến kỹ sư. 
  2. Các nhà sản xuất sử dụng VR để đào tạo nhân viên về thiết bị mới một cách an toàn, khắc phục lỗi, tổn hại hoặc hư hỏng về thiết bị. Đào tạo về chuyên môn và các nội quy có thể được tạo thành một trải nghiệm hấp dẫn và đáng nhớ thông qua thực tế ảo. 
  3. Các công ty khác đã sử dụng thực tế ảo để tăng cường đào tạo quy tắc ứng xử, giao tiếp của họ, đặt nhân viên vào các tình huống để kiểm tra đạo đức hoặc các kỹ năng ra quyết định của họ. 

Thực tế ảo thậm chí có thể cải thiện được khả năng giao tiếp, sự tin tưởng và sự đồng cảm tại nơi làm việc. Điều này có thể hữu ích với những người làm việc từ xa, vì vậy tạo một địa điểm họp thực tế ảo có thể khuyến khích sự gắn kết. 

Triển khai chương trình đào tạo với VR có thể giúp biến những ý tưởng trừu tượng thành những trải nghiệm cá nhân dễ hiểu, cụ thể. 

Sử dụng thực tế ảo trong bối cảnh trò chơi hóa đào tạo tại doanh nghiệp tồn tại 2 nhược điểm:

Thứ nhất, nó không hề rẻ, mặc dù nó có thể rẻ hơn một số loại hình đào tạo tại chỗ nhưng nó vẫn là một công nghệ khá tốn kém. 

Thứ hai, mặc dù ngành thực tế ảo phát triển nhanh chóng nhưng không có nhiều công ty có thể sản xuất các chương trình đào tạo thực tế ảo. 

Ví dụ về việc áp dụng Gamification 

Từ việc đào tạo đến những chương trình hoạt động hằng ngày, những ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy cách tổ chức triển khai kết hợp Gamification như thế nào. 

1. Microsoft

Microsoft đã sử dụng thành công tích hợp trò chơi đơn giản và bảng thành tích để giữ cho ngôn ngữ trên các chương trình của họ không bị lỗi. 

Họ sản xuất trò chơi và nhân viên sẽ kiểm tra tính chính xác của ngôn ngữ trong chương trình của họ. Đồng thời, họ cũng giới thiệu các bản dịch không chính xác để thu hút người chơi và duy trì sự tương tác của họ. 

Bằng cách giới thiệu bảng xếp hạng giữa các văn phòng trên khắp thế giới, nhân viên đã tham gia tích cực vào trò chơi và mang lại hiệu quả cao. 

2. Duolingo

Duolingo là ví dụ nổi tiếng nhất về việc sử dụng trò chơi hóa để giúp cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn. 

Học ngôn ngữ có thể là một công việc mệt mỏi và mất nhiều thời gian nhưng ai cũng cần phải nỗ lực vì nó mang lại nhiều giá trị.

Bằng cách sử dụng số lượt chơi giới hạn, mục tiêu hằng ngày, Duolingo đã khuyến khích người dùng đăng nhập hằng ngày và tiếp tục việc học tập.

3. Gitiho

Được ra mắt từ năm 2020, Gitiho là một nền tảng giáo dục trực tuyến với 500+ khóa học đa dạng mọi lĩnh vực như học tin học văn phòng, học kế toán, học hành chính nhân sự… được người dùng khắp nơi đánh giá cao. Không chỉ cung cấp các khóa học cho người dùng mà Gitiho còn có giải pháp đào tạo cho doanh nghiệp. 

Với sự đổi mới, bắt kịp xu thế, Gitiho mang đến nhiều tính năng mới cho người dùng, trong đó nổi bật với việc áp dụng hình thức học Gamification. 

Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?

Ngoài ra, hệ thống đào tạo cho doanh nghiệp Gitiho for Leading Business sẽ thiết kế Góc học tập, đây là nơi hiển thị những cá nhân có số giờ học cao trong công ty theo tuần và theo tháng. Như vậy giúp cho nhân viên có động lực để học tập và cố gắng học nhiều kiến thức.

Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?

Cách triển khai Gamification trong doanh nghiệp của bạn

Tích hợp Gamification vào các chương trình đào tạo hiện có

Tổ chức của bạn không cần phải bắt đầu từ đầu để tích hợp Gamification. Cơ chế trò chơi có thể được bổ sung vào quá trình đào tạo hiện tại. 

Ở những phần trong quá trình đào tạo hiện tại mà đòi hỏi giải quyết vấn đề, xem xét các ví dụ thực tế về thách thức và thay đổi hành vi, bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra với bảng xếp hạng dựa trên điểm số hoặc huy hiệu để thưởng cho nhân viên có điểm số cao.

Tạo động lực cho nhân viên thông qua khen thưởng

Việc đưa ra điểm số cho nhân viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ, huy hiệu chứng nhận cho việc nâng cao kỹ năng hoặc công nhận việc hoàn thành thành công một chương trình đào tạo có thể giúp cho nhân viên hứng thú với chương trình đào tạo. 

Bằng cách sử dụng hệ thống tính điểm, nhân viên có thể giành được các phần thưởng thực tế như được nghỉ một ngày nghỉ bù hoặc một thẻ quà tặng. 

Huy hiệu không phải là những vật phẩm vô giá trị, theo kết quả từ Chương trình IBM Digital Badge Pilot được thực hiện vào năm 2015, đã thấy sự gia tăng tham gia vào học tập đáng kể trong các chỉ số hứng thú của người học.

"Số lượng học viên đăng ký tăng 129% và tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học tăng 226%. Số lượng học viên vượt qua kỳ thi cuối khóa tăng 694% so với giai đoạn sáu tuần trước khi giới thiệu huy hiệu số vào sử dụng."

Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?
Tạo động lực cho nhân viên thông qua khen thưởng

Một cách tiếp cận khác đã cho thấy rằng huy hiệu có thể thúc đẩy một văn hóa học tập trong tổ chức, đặc biệt là khi huy hiệu đó là một huy hiệu vật lý.

Đường sắt Nga trao tặng huy hiệu cho những sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học trực tuyến của họ. Tương tự như hệ thống đai võ thuật, đường sắt Nga đã thiết lập các huy hiệu có màu sắc khác nhau để biểu thị các cấp bậc khác nhau của chức vụ, và ngay sau khi hoàn thành các khóa học, người ta có thể nhận được huy hiệu để công nhận thành tích ngay lập tức. Họ nhận thấy rằng nhân viên bắt đầu đeo chúng khi làm việc và đặc biệt là trong các cuộc họp chính thức.

Sau cùng, trường đại học đã nhận được nhiều yêu cầu từ những sinh viên của các năm trước đã tốt nghiệp khi chương trình huy hiệu chưa được áp dụng, họ muốn được cấp huy hiệu riêng của họ.

Như đã thấy, huy hiệu không chỉ xoay quanh bảng xếp hạng và cạnh tranh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc công nhận và tạo cảm giác được sở hữu một phần thưởng có giá trị.

Xem thêm: Bật mí 10 cách khen thưởng nhân viên hiệu quả

Sử dụng cách kể chuyện để thu hút

Phát triển một trò chơi mô phỏng các hoạt động và nhiệm vụ hàng ngày của một nhân viên cụ thể thông qua cách kể câu chuyện linh hoạt có thể giữ cho nhân viên hứng thú với hoạt động. 

Yêu cầu nhân viên tham gia vào vai trò, giải quyết các vấn đề, đưa ra quyết định và đánh giá các giải pháp. 

Kết quả sẽ cho bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của họ, đồng thời cho nhân viên biết cách cải thiện hiệu suất công việc trong vai trò của mình.

Tổ chức các cuộc thi để tăng cường tương tác

Hầu hết mọi người ít nhất cũng có tính cạnh tranh. Bằng cách đặt mục tiêu, áp dụng hệ thống điểm hoặc bảng xếp hạng toàn công ty, bạn có thể khai thác mặt năng động của nhân viên. 

Tuy nhiên, để Gamification hoạt động tối ưu, nó cần được phát triển và triển khai đúng cách. Ứng dụng hoặc chương trình Gamification thiết kế kém chất lượng sẽ có tác động ngược lại đối với nhân viên, làm họ mất động lực và không đạt được kết quả đề ra.

  • Xác định cụ thể và rõ ràng những gì tổ chức muốn đạt được thông qua Gamification. 
  • Tạo một danh sách các giải pháp để đạt được mục tiêu thông qua thay đổi hành vi hoặc kỹ năng của nhân viên. 
  • Phát triển ứng dụng hoặc hệ thống Gamification, lưu ý rằng trải nghiệm người dùng sẽ là yếu tố quan trọng nhất. 
  • Đảm bảo nhân viên hiểu rõ mục tiêu cuối cùng và mục đích của ứng dụng hoặc hệ thống.

Bằng cách khai thác mong muốn của nhân viên, các tổ chức có thể biến quá trình học kiến thức mới thành một trò chơi thú vị. Hãy đưa các bài kiểm tra, hệ thống điểm số và bảng xếp hạng, để truyền cảm hứng học tập cho đội ngũ nhân viên.

Với nền tảng Gitiho for Leading Business sau mỗi buổi đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp sẽ có 1 cuộc thi dành cho tất cả những người tham gia và 3 người có thành tích cao nhất sẽ có những phần quà từ công ty.

Tổ chức các cuộc thi giúp người học ghi nhớ kiến thức và tăng cường tương tác
Tổ chức các cuộc thi giúp người học ghi nhớ kiến thức và tăng cường tương tác

Tạo ra lộ trình học tập

Mọi người đều muốn biết cách để đạt đến thành công, và việc áp dụng Gamification sẽ giúp họ có cái nhìn rõ ràng về những bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu. 

Gitiho sử dụng nền tảng Gitiho for Leading Business để xây dựng lộ trình học tập rõ ràng cho các vị trí
Gitiho sử dụng nền tảng Gitiho for Leading Business để xây dựng lộ trình học tập rõ ràng cho các vị trí

Khi áp dụng công nghệ, sản phẩm hoặc phần mềm mới, thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo sự tham gia đầy đủ và tích cực của nhân viên. 

Một ví dụ minh họa về thành công trong việc game hóa là phát triển một hệ thống lộ trình kết hợp các thử thách và câu đố, sử dụng hệ thống điểm và bảng xếp hạng. Nhân viên phát triển kiến thức của mình thông qua việc tham gia vào hệ thống này và cạnh tranh với đồng nghiệp để xem ai có thể nắm bắt hoàn toàn nội dung kiến thức.

Các ý tưởng về cách áp dụng Gamification trong môi trường làm việc đều xuất phát từ mong muốn tự nhiên của nhân viên trong việc tạo ra một lộ trình rõ ràng, được đánh giá cao trong các hoạt động và thúc đẩy tính cạnh tranh. 

Cùng Gitiho for Leading Business triển khai Gamification trong doanh nghiệp của bạn tại đây:

Gamification là gì? Cách tích hợp trong đào tạo doanh nghiệp như thế nào?

Ứng dụng Gamification không nhất thiết phải có nhiều tính năng đặc biệt, mặc dù có thể tích hợp công nghệ tiên tiến như môi trường ảo 3D. Quan trọng hơn, chúng được tùy chỉnh phù hợp với môi trường làm việc, người dùng và mục tiêu cuối cùng của tổ chức.

Có thể có những tác động tiêu cực của việc triển khai Gamification trong môi trường làm việc. Có một số trường hợp áp dụng Gamification không biết cách tích hợp đúng cách sẽ khiến cho nhân viên không được gắn kết. Một ví dụ điển hình như:

Omnicare, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dược phẩm của Mỹ đã cố gắng ứng dụng Gamification để tăng hiệu suất. Kế hoạch ban đầu là giảm thời gian mỗi lần tương tác khách hàng bằng cách theo dõi thời gian của nhân viên bộ phận trợ giúp, sử dụng điểm số và bảng xếp hạng để hiển thị ai đang đạt được kết quả tốt nhất và thiết lập hệ thống phần thưởng. 

Tuy nhiên, kết quả lại là tăng thời gian chờ đợi và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Nhân viên cảm thấy như bị theo dõi quá nhiều, phản hồi không hữu ích và bị ép buộc phục vụ khách hàng một cách vội vã dẫn đến chất lượng chăm sóc kém. Cuối cùng, hệ thống đã được sửa chữa bằng cách tập trung vào việc đạt được thành tích, thay vì tập trung vào thời gian chờ đợi. 

Khi triển khai Gamification, tổ chức cần suy nghĩ cẩn thận về mục tiêu mong muốn, thiết kế và triển khai một hệ thống tốt để giúp nhân viên đạt được mục tiêu và luôn lắng nghe phản hồi từ nhân viên.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông