Đối với một người làm nhân sự (Hr) hay L&D thì nhân sự chính là tài sản quý giá mà họ cần tập trung vào.
Các quyết định về việc phỏng vấn, tuyển dụng, đánh giá nhân sự đều là công việc hằng ngày của Hr hoặc L&D. Một khía cạnh quan trọng của công việc là tập trung để phát triển hơn nữa những “tài sản” quý giá này.
Nhiều người nghĩ rằng để phát triển nhân viên, chỉ cần cung cấp cho họ những khóa học, tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác. Cách mà công ty phát triển nhân viên sẽ quyết định được liệu họ có ngang bằng hay vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Vì vậy, việc phát triển nhân viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các khóa học mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác, sẽ quyết định đến thành công và sự cạnh tranh, phát triển của tổ chức.
Cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Đây là quá trình cải thiện, nâng cao những năng lực và kỹ năng hiện có của nhân sự, đồng thời phát triển những kỹ năng mới để hỗ trợ phát triển các mục tiêu của tổ chức.
Điều quan trọng được nhấn mạnh trong định nghĩa trên là:
Mặc dù việc đào tạo và phát triển nhân sự sẽ khá tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc của công ty nhưng nếu việc phát triển được thực hiện đúng cách, những khoản đầu tư đó sẽ mang lại nhiều giá trị về lâu về dài.
Chẳng hạn, đôi khi sa thải một nhân viên có kỹ năng hạn chế hoặc phát triển những kỹ năng đó theo tiêu chuẩn của tổ chức đều tốn kém về tiền bạc. Tuy nhiên, nếu những nỗ lực phát triển đó giúp giữ chân nhân viên lâu dài thì đó lại là tình huống cả hai bên cùng có lợi, nhờ vào chiến lược phát triển nhân viên được xem xét kỹ lưỡng.
Trong tình huống trên đào tạo và phát triển nhân sự đã mang lại điều gì?
Nhìn chung, việc đào tạo và phát triển nhân sự dẫn đến việc thiết lập và vận hành con người theo tiêu chuẩn của tổ chức, hiệu quả hơn rất nhiều so với tuyển dụng nhân viên mới.
Một chiến lược phát triển nhân sự được cân nhắc dựa trên nhiều cấp độ. Và nếu được thực hiện tốt, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, bao gồm nhân viên, nhà quản lý nhân sự và rộng hơn là tổ chức.
Một số lợi ích này bao gồm:
Để các công ty duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường ngách của mình, tổ chức phải tiếp tục phát triển vượt trội hơn so với đối thủ.
Đào tạo và phát triển nhân sự có thể giúp cho tổ chức đáp ứng, thậm chí vượt qua các kỳ vọng về hiệu suất làm việc.
Nguồn: Thông tin chi tiết về CSO năm 2017 - Báo cáo hỗ trợ người quản lý bán hàng
Trong một báo cáo năm 2017, tập trung vào tác động của sự phát triển nhân viên đối với hiệu suất, CSO insights (Bộ phận nghiên cứu của Tập đoàn Miller Helman) đã chỉ ra cách phát triển người quản lý bán hàng có thể cải thiện đáng kể các chỉ số hiệu suất như đạt được hạn ngạch, đạt được doanh thu và tỷ lệ thành công.
Trong một số trường hợp, đầu tư chỉ khoảng 500 đô la vào việc phát triển nhân viên giúp cải thiện tỷ lệ thành công lên đến 46.1%, trong khi đầu tư 5000 đô la tạo ra thêm 51.4% tỷ lệ thành công cho công ty.
Môi trường kinh doanh ngày nay luôn có sự biến đổi từng ngày. Và sự thay đổi đó không chỉ mang đến những thách thức cho người lao động mà nó còn mang đến cơ hội bất ngờ đến nếu như biết cách thích ứng và xử lý tình huống.
Do đó, điều quan trọng đối với đội ngũ nhân sự là có thể xử lý các tình huống đó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
“Hơn ⅔ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng nếu công ty của họ không được số hóa đáng kể vào năm 2020 thì sẽ không còn khả năng cạnh tranh”. Theo Brian Kropp, phó chủ tịch nhóm thực hành nhân sự của Gartner.
Những nhân sự có khả năng thích ứng cao rất giỏi trong việc ứng biến trong mọi tình huống, trong khi những nhân sự kém về kỹ năng thường có xu hướng chấp nhận tình trạng hiện tại mà không cố gắng tìm cách cải thiện.
Một trong những lợi ích của việc đào tạo và phát triển nhân sự là trang bị cho họ những kỹ năng để xử lý tốt hơn trong những tình huống bất ngờ.
Các chuyên gia về nhân sự cho rằng trên thực tế, việc tìm ứng viên thông qua quảng cáo là chưa đủ, điều quan trọng là làm sao để các ứng viên tiềm năng muốn có ý định nộp đơn ứng tuyển cho những vị trí đó.
Nếu không có các yếu tố khác, các công ty sẽ khó thu hút được những người giỏi nhất và thông minh nhất để giúp họ duy trì khả năng cạnh tranh.
Theo Whitepaper do ATD Research sản xuất (được tài trợ bởi Paradigm Learning), trong tiêu đề “Xây dựng văn hóa học tập - Nền tảng của một tổ chức thành công”, các công ty trở nên cạnh tranh và linh hoạt hơn, nhân viên của họ gắn kết hơn khi có văn hóa học tập và chia sẻ kiến thức trong toàn bộ tổ chức.
Theo các nghiên cứu, các tổ chức có văn hóa học tập nổi bật có khả năng sử dụng điều đó như một công cụ tuyển dụng hiệu quả gấp 3 lần. Và việc triển khai chương trình đào tạo và phát triển nhân sự là bước đầu tiên trong lộ trình đó.
Xem thêm: 10 bước xây dựng văn hóa học tập thành công cho doanh nghiệp
Đầu tư vào các chương trình phát triển kỹ năng nội bộ của nhân viên là rất quan trọng để đảm bảo rằng đội ngũ nhân sự có thể làm được những gì họ phải làm để “duy trì hoạt động” của tổ chức. Tuy nhiên, việc phát triển nhân viên cũng có thể coi là một cách tiết kiệm ngân sách tuyển dụng hiệu quả trong dài hạn.
“Báo cáo của Global Talent Monitor về hoạt động của lực lượng lao động trong quý 2 năm 2018 cho thấy việc thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ việc của nhân viên - 40% nhân viên nghỉ việc được cho là không hài lòng về công việc của họ.” - Theo Gartner.
AT&T phát hiện ra rằng chỉ 50% trong tổng số 250.000 lực lượng lao động toàn cầu của họ có đủ kỹ năng để đưa công ty phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Kết quả là ban lãnh đạo công ty triển khai một chương trình đào tạo lại với nguồn kinh phí là 1 tỷ đô-la (chương trình tái đào tạo kỹ năng). Vậy, chương trình đào tạo nội bộ này đã giúp công ty tiết kiệm tiền như thế nào? Cùng xem chi tiết dưới đây nhé.
Công ty phát hiện ra rằng chi phí trung bình để thay thế một nhân viên thiếu kỹ năng là khoảng 21% thu nhập của nhân viên đó và khi mức lương cơ bản của nhân viên tăng lên, chi phí thay thế họ cũng sẽ tăng lên - như vậy đào tạo trở thành một sự lựa chọn hiệu quả hơn nhiều về chi phí.
Các tổ chức không không phải bắt đầu lại từ đầu (như cách họ làm với nhân viên mới) mà như AT&T nhận thấy, bằng cách đào tạo và giữ chân nhân sự hiện tại, các công ty có thể bảo tồn tri thức có giá trị của tổ chức.
“Điều quan trọng đối với các công ty, ở cấp cao, là thu hút và đào tạo lại nhân sự thay vì tuyển dụng nhân sự mới” - Theo Bill Blase, Phó Giám đốc Nhân sự Cấp cao của AT&T.
Nếu một tổ chức muốn phát triển và tồn tại lâu dài, thì tổ chức đó cần phải liên tục xây dựng một đội ngũ các nhà lãnh đạo tương lai.
Thật không may, kỹ năng lãnh đạo hiếm khi có được đến từ việc tham gia các trường Đại học danh tiếng hoặc tham gia các khóa huấn luyện lãnh đạo ngắn hạn mặc dù điều đó thật sự có ích.
Các tổ chức có lãnh đạo giỏi cho thấy tăng trưởng 37% về doanh thu trên mỗi nhân viên và tăng trưởng 9% về lợi nhuận gộp. Theo Báo cáo của Bersin by Deloitte – High-Impact Leadership. The New Leadership Maturity Model.
Các chỉ số hiệu quả tài chính trong các tổ chức có mức độ tăng trưởng của lãnh đạo thấp so với cao:
Chỉ số hiệu quả tài chính | Giá trị trung bình của các tổ chức có mức độ tăng trưởng thấp | Giá trị trung bình của các tổ chức tăng trưởng cao | Sự khác biệt về hiệu suất của các tổ chức có mức độ tăng trưởng cao so với mức độ tăng trưởng thấp |
Doanh thu trên mỗi nhân viên | 402.35 | 551.65 | +37% |
Biên lợi nhuận gộp | 43% | 47% | +9% |
Nguồn: Bersin của Deloitte, 2016.
Hiệp hội Hoa Kỳ nêu ra 10 đặc điểm lãnh đạo mà các nhà lãnh đạo trong tương lai phải có. Đây là những đặc điểm cần thiết để biến những nhân viên giỏi thành những nhà lãnh đạo vĩ đại, đến từ bên trong của tổ chức.
Danh sách 10 đặc điểm cần có của một nhà lãnh đạo:
Sở hữu một đội ngũ nhân sự ở mọi cấp độ hoàn toàn cam kết và gắn bó với tổ chức chính là yếu tố rất quan trọng để thành công. Thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên để họ luôn có động lực thực hiện sứ mệnh của công ty là kết quả của nhiều yếu tố, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, sự công nhận và đánh giá cao của nhân viên, giao tiếp thường xuyên và đào tạo hiệu quả.
Các nghiên cứu của viện Dale Carnegie đã phát hiện ra rằng một đội ngũ nhân sự gắn kết có thể cải thiện năng suất vượt trội lên tới 202%. Trên thực tế, 85% các nhà lãnh đạo tin rằng sự gắn bó của nhân sự là ưu tiên chiến lược.
Theo Gartner, trên toàn cầu, mức độ gắn kết của nhân sự hiện tại ở mức thấp và đã ở mức thấp nhất trong ít nhất 2 thập kỷ qua. Gartner Global Talent Monitor đã phát hiện ra rằng chỉ có 32% nhân viên trên toàn cầu có ý định tiếp tục gắn bó với công ty trong thời gian dài. Đồng thời chỉ có 14% nhân viên báo cáo lại họ sẵn lòng đóng góp công sức và nỗ lực hơn mức bình thường trong công việc của mình.
Một chương trình gắn kết nhân viên được xác định rõ ràng có thể cân bằng được tất cả các yếu tố quan trọng tạo động lực cho nhân viên, bao gồm đào tạo và phát triển kỹ năng, để mang lại lợi ích cho nhân sự có động lực trong toàn công ty.
Xem thêm: 7 bước xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Để dẫn đầu trên thị trường, điều quan trọng là các công ty phải nhanh nhẹn, linh hoạt và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng và đối tác.
Có một đội ngũ cân bằng, có kỹ năng đổi mới và cạnh tranh để có những cơ hội kinh doanh mới là một lợi ích mà các kế hoạch phát triển nhân viên sẽ mang lại cho các tổ chức.
Những chương trình như vậy không chỉ phát triển các kỹ năng hiện có của nhân viên mà nó có thể được sử dụng để mang lại khả năng cạnh tranh lâu dài hơn bằng cách đào tạo các kỹ năng mới cần thiết trong tương lai.
Nói tóm lại, một lực lượng lao động được phát triển kỹ năng, chuyên môn, linh hoạt và có động lực làm việc tốt là rất quan trọng đối với mọi tổ chức. Và cách tốt nhất để phát triển nhân viên là đầu tư vào sự phát triển liên tục của họ. Những nhân viên như vậy không chỉ mang lại lợi ích tài chính cho tổ chức về mặt lợi nhuận và còn giúp cải thiện hiệu suất, giúp cải thiện tinh thần làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Có một số phương pháp phát triển nhân viên hiệu quả là:
Đào tạo: cung cấp kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa học, buổi học hướng dẫn hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu.
Luân chuyển nhiệm vụ/công việc: cho phép nhân viên chuyển đổi công việc khác nhau để có cơ hội học tập và phát triển kỹ năng đa dạng.
Hướng dẫn: hướng dẫn từ một người có kinh nghiệm, giúp nhân viên phát triển được kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
Hội thảo/Nhóm làm việc: Tổ chức các hoạt động tương tác nhóm, như hội thảo… để khuyến khích học hỏi, chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau.
Đào tạo trong công việc: đào tạo nhân viên trong quá trình làm việc, giúp nhân viên áp dụng kiến thức và kỹ năng vào công việc thực tế.
Tự học: khuyến khích nhân viên tìm hiểu về nghiên cứu thông qua sách báo, tài liệu, khóa học trực tuyến…
Trong các phương pháp trên có đề cập đến đào tạo thông qua các khóa học trực tuyến, tức là cho phép nhân viên học tập online trên hệ thống học tập của công ty.
Doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống LMS của Gitiho for Leading Business để đào tạo nhân sự tối ưu và hiệu suất. Hiện hệ thống đang được 200+ doanh nghiệp hàng đầu tin tưởng và lựa chọn phát triển đội ngũ nhân sự như Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Bảo hiểm quân đội MIC, Momo, T&T Group…
Hơn 500 khóa học được cung cấp cho nhân viên đa dạng mọi lĩnh vực như tin học văn phòng, tiếng anh, phân tích dữ liệu, marketing, kỹ năng mềm… giúp nhân viên được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, từ đó trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng.
Bộ phận L&D có thể dễ dàng đo lường hiệu quả học tập của nhân viên thông qua báo cáo trên website như tiến trình học tập, số khóa học, số giờ học, kết quả sau mỗi bài đánh giá và hiệu suất nhân viên sau khi tham gia học tập.
Các khóa học được giảng dạy bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, nội dung dễ hiểu và có thể vận dụng ngay vào công việc, học tập.
CLICK ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HỆ THỐNG LMS MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY:
Sau khi xác định phương pháp đào tạo và phát triển nhân sự, bạn cũng cần xác định rõ ràng những lĩnh vực cụ thể cần được phát triển.
Nếu không có sự hiểu biết toàn diện về nó, bạn sẽ không thể xây dựng một kế hoạch phát triển cho nhân viên hiệu quả.
Mỗi lĩnh vực quan trọng đều bao gồm những kỹ năng khác nhau, từ quản lý xung đột đến xây dựng mối quan hệ. Một số kỹ năng là kỹ năng mềm, trong khi những kỹ năng đó là kỹ năng chuyên môn nhưng nói chung tất cả những kỹ năng này sẽ giúp nhân viên của bạn nâng cao được kỹ năng và chuyên môn, dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn.
7 lĩnh vực phát triển nhân viên chính cần cải thiện là:
1. Sự linh hoạt
3. Kỹ năng giải quyết xung đột
5. Kỹ năng tổ chức
6. Kỹ năng sáng tạo
7. Kỹ năng kiểm soát căng thẳng
Xem thêm: 5 khó khăn doanh nghiệp thường gặp trong đào tạo và phát triển nhân sự
Tầm quan trọng thực sự của việc đào tạo và phát triển nhân sự nằm ở sự phát triển của nhân viên và doanh nghiệp. Tài năng của nhân viên chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và bất kỳ khoản đầu tư nào cho sự phát triển của họ đều có thể cải thiện gắn bó, đồng thời tăng năng suất và sự sáng tạo nơi làm việc. Những yếu tố này giúp bạn xây dựng một tổ chức vững chắc trong tương lai, nơi có những cá nhân tài năng và có định hướng.