Xây dựng văn hóa học tập luôn là nỗi bận tâm của các sếp, vì sau khi học xong ở trường lớp, đa số nhân viên sẽ thờ ơ với việc học thêm các kiến thức, kỹ năng mới. Tuy nhiên, tri thức là vô tận và thế giới ngày càng cập nhật thêm các kiến thức, có những thứ sẽ bị lạc hậu và không phù hợp. Hơn nữa, văn hóa học tập là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp vì nó tác động tích cực đến chiến lược, sự đổi mới, sự gắn kết, phát triển công ty.
Vậy, các sếp nên bắt đầu việc xây dựng từ đâu, như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hữu ích với những ai bắt đầu xây dựng văn hóa học tập, cùng theo dõi nhé!
XEM NHANH MỤC LỤC
“Văn hóa” được hiểu là một niềm tin khiến những người trong cùng một quốc gia, doanh nghiệp, làng xã, gia đình thường có xu hướng đưa ra những hành xử giống nhau khi đứng trước một sự việc bất kỳ nào đó.
Ví dụ như người miền Bắc từ bao đời nay có văn hóa mời từng người ăn cơm trong bữa cơm còn người miền Nam thì không, họ chỉ mời một cách chung chung. Hay người Việt Nam thì lái xe bên phải còn người Thái Lan thì lái xe bên trái.
Trong một công ty, doanh nghiệp, nếu không có cùng một văn hóa thì những vấn đề đúng, sai luôn gây tranh cãi làm mất đi sự đoàn kết. Vì vậy việc “xây dựng văn hóa” luôn là mục tiêu then chốt trong bất kỳ một tổ chức nào.
Vậy “văn hóa học tập” là gì?
Văn hóa học tập là một giá trị văn hóa mà ở đó tất cả mọi người đều tư duy phát triển, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới, sẵn sàng học hỏi cái mới và cởi mở việc việc chia sẻ kiến thức cho những người khác để cùng đạt được mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức.
Theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Publishing:
Theo một cuộc khảo sát của Gartner: chỉ có 20% người lao động tự tin rằng họ có những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc.
Trong một báo cáo eLearning khác gần đây, có đến 94% nhân viên cho biết đầu tư vào đào tạo và phát triển là một trong những lý do chính khiến họ quyết định gắn bó với công ty lâu hơn.
68% nhân viên nói rằng đào tạo và phát triển là chính sách quan nhất của công ty (Nguồn: Clear Company).
Có thể thấy, văn hóa học tập trong doanh nghiệp là câu chuyện không hề mới. Nhiều CEO ở các công ty lớn đã quan niệm rằng, một công ty giàu có thì tiền nhiều là chưa đủ mà kiến thức, trí tuệ mới là điều cốt lõi. Như Cựu chủ tịch và CEO của General Electric (công ty tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ) Jack Welch đã phát biểu: “Lợi thế cạnh tranh cuối cùng của một doanh nghiệp chính là khả năng học hỏi và nhanh chóng biến học tập thành thực tiễn.”
Bởi, mỗi một cá nhân trong doanh nghiệp nếu có đầy đủ những tri thức, kỹ năng, ý chí học hỏi thì chính doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ những tri thức sau mỗi khóa học đó.
Văn hoá học tập = (Structure) Thể chế, hệ thống, quy trình.. + (Individual) mong muốn phát triển của mỗi cá nhân... + (Environment) môi trường văn hóa nơi làm việc.
Trong đó:
Structure: là một hệ thống, quy trình trong mỗi doanh nghiệp được xây dựng bởi những người đứng đầu. Để bắt đầu xây dựng văn hóa học tập, doanh nghiệp cần cởi mở và tạo mọi điều kiện cho nhân viên được tiếp cận với các hình thức học tập, để nhân viên thoải mái chia sẻ. Một số điều kiện như:
Ví dụ như như đề xuất của nhân viên là muốn học Phân tích dữ liệu nhưng quy trình của công ty là tạo đề nghị -> chờ lãnh đạo duyệt -> tìm thầy -> tìm tổ chức. Tức là không đáp ứng được nhu cầu ngay mà phải chờ một thời gian dài. Thì lúc có lớp học thì anh em không cần tới nữa.
Theo nghiên cứu của CBE, thì rào cản lớn nhất trong phát triển văn hóa học tập là "thời gian" và đây cũng là lý do mà hầu hết ae đi làm nói rằng họ lười học vì không có thời gian.
Individual: tức là đề cập đến mỗi cá nhân trong tổ chức, họ có tư duy tiến bộ mỗi ngày hay không, họ có sẵn sàng chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp hay họ có cam kết mục tiêu không. Nếu nhân viên có mong muốn học tập và có những cam kết mục tiêu khó thì đó chính là động lực để thúc đẩy hành vi học tập của mỗi cá nhân.
Ví dụ như anh, em công ty cam kết mục tiêu “Ứng dụng thành công ORKs vào doanh nghiệp” thì chắc chắn việc học tập theo cam kết sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn.
Văn hóa học tập hình thành bao gồm từ sẵn sàng học tập và sẵn sàng chia sẻ kiến thức trong tổ chức. Nhiều lãnh đạo mong muốn xây dựng văn hóa học tập nhưng khi anh em hỏi nhiều thì lãnh đạo lại nổi cáu, điều này sẽ dần khiến văn hóa học tập sẽ mất đi.
Environment: đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng bởi “môi trường quyết định con người”, nếu các sếp xây dựng được môi trường làm việc có văn hóa, có học tập và là nơi mà nhân viên thoải mái được sai, thoải mái được hỏi, thoải mái được chia sẻ, thoải mái được phát triển bản thân thì đó là chính là nơi để nhân viên cố gắng và hết lòng cống hiến vì công ty.
Ví dụ như trong một doanh nghiệp, các cá nhân có chung một suy nghĩ, lối sống, sẵn sàng mở lòng chia sẻ mọi thứ, luôn đề cao tinh thần học tập mỗi ngày sẽ tạo động lực phát triển cho mỗi người, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Một doanh nghiệp có môi trường tốt cũng là yếu tố khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến và gắn bó dài lâu.
Xây dựng văn hóa học tập là một hành trình dài nhưng không khó, chỉ cần các sếp có sự kiên trì và làm gương cho nhân viên của mình, chắc chắn các sếp sẽ đạt được mục tiêu. Theo như Matthew Smith, Giám đốc học tập tại McKinsey & Company, nói: “Giống như rất nhiều thứ khác, nó bắt đầu từ cấp trên và bắt đầu bằng việc có một Giám đốc điều hành hoặc một nhà lãnh đạo cấp cao thực sự coi trọng việc học hỏi.”
Đây chính là bước đầu tiên để tạo động lực cho nhân viên về văn hóa học tập. Nếu nhân viên biết rõ mục tiêu của công ty mình, họ sẽ cảm thấy rằng công việc họ đang làm có ý nghĩa và có tầm quan trọng.
Chia sẻ mục tiêu và cùng giúp đỡ nhau để đạt mục tiêu là một cách tuyệt vời để xây dựng tinh thần đoàn kết, tạo động lực cho các cá nhân trong tổ chức. Khi mỗi người trong tổ chức biết được mục tiêu của tổ chức và cảm nhận sự đóng góp của mình trong việc đạt được mục tiêu, họ sẽ có động lực để làm việc và cống hiến.
Luôn vui vẻ và sẵn sàng chia sẻ kiến thức là cách để khuyến khích việc học tập và phát triển bản thân của mỗi nhân viên. Điều này được thể hiện qua các buổi hội thảo, khóa đào tạo, các buổi trao đổi kiến thức giữa nhân viên. Sếp chia sẻ kiến thức với nhân viên, nhân viên chia sẻ kiến thức với nhau và nhân viên cũng có thể chia sẻ kiến thức với sếp. Bởi kiến thức là vô tận, không một ai có thể biết hết mọi thứ trên đời.
Khi nhân viên hỏi, hãy trả lời một cách nghiêm túc và nhiệt tình. Điều này sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và khuyến khích sự tò mò, ham học hỏi của nhân viên.
Cung cấp các khóa học cho nhân viên chính là cách hiệu quả để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Bạn không thể nói với nhân viên của mình rằng học ở trên mạng, học ở người này, người kia mà phải có khóa học, tài nguyên cho nhân viên học. Các khóa học bao gồm các chủ đề liên quan đến kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn…
Ví dụ: Tại Gitiho luôn có sẵn 450+ khóa học thuộc 14 lĩnh vực khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu học tập của nhân sự tại tổ chức.
Học tập trong giờ làm việc không phải là làm việc riêng và cũng không ảnh hưởng đến công việc. Bởi nhân viên cũng cần nghỉ ngơi, cần tái tạo và tìm kiếm những ý tưởng trong công việc. Khi họ tập trong giờ làm việc sẽ giúp bộ não của họ phát triển và tăng hiệu suất làm việc đáng kể.
Văn hóa học tập là một hành trình dài bất tận, nó cũng giống như xây dựng văn hóa doanh nghiệp, do đó cần sự kiên trì lâu dài và làm gương của lãnh đạo.
Gitiho là một trong những nền tảng giáo dục hàng đầu hiện nay. Vì công ty làm về giáo dục nên việc “xây dựng văn hóa học tập” được quan tâm hơn bao giờ hết. Tại Gitiho mỗi một nhân sự sẽ có một tài khoản học tập cá nhân và được học miễn phí hơn 450+ khóa học của công ty.
Mỗi quý tại Gitiho luôn có một mục tiêu học tập cho mỗi nhân sự học 2 khóa học vì đội ngũ quản lý của Gitiho hiểu rằng “Khi một doanh nghiệp hình thành văn hóa học tập, mọi mục tiêu sẽ đều bứt phá”. thông thường các khóa học có độ dài khoảng 4-6 tiếng, tức là mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để học tập.
Việc học tập như vậy sẽ đem lại lợi ích cho nhân viên, giúp mỗi nhân viên có thêm kiến thức, kỹ năng và hình thành nên tư duy học tập. Điều đó cũng có lợi cho doanh nghiệp, khi có kiến thức nhân viên sẽ áp dụng vào công việc, giúp công việc đạt được hiệu quả và chất lượng.
Ngoài ra mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, công ty sẽ có buổi chia sẻ về các chủ đề cho toàn thể nhân viên. Sau mỗi chủ đề, cả công ty sẽ cùng bàn luận và áp dụng vào từng phòng ban cụ thể, ai cũng có quyền nêu lên ý kiến, quan điểm cá nhân của mình.
Kể cả từng phòng ban cũng vậy, nếu có những thắc mắc hay cần học thêm kỹ năng gì đều có thể đề xuất với sếp, nhanh chóng sau đó sẽ có những buổi chia sẻ rất thực tế để nhân viên được tiếp thu kiến thức, áp dụng ngay vào công việc.
Xem thêm: Gitiho đã xây dựng và lan tỏa văn hóa học tập như thế nào?
Có thể thấy, các doanh nghiệp ưu tiên việc học tập không chỉ là việc cần thiết mà nó còn quan trọng trong một thế giới 4.0 luôn thay đổi từng ngày. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ hiểu rằng một văn hóa có học tập là một phần của công việc sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công lớn và chèo lái doanh nghiệp vươn ra biển lớn.
Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp là một chiến lược kinh doanh, mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt và giúp cho tổ chức có thể vượt qua bất kỳ thay đổi trong cuộc sống.
Khóa học liên quan