Cấu trúc bài giảng E-learning cơ bản và những lưu ý khi xây dựng

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Bài giảng E-learning khoa học, thông minh phù hợp đối tượng sẽ thu hút thêm người tham gia theo học. Vậy làm thế nào để xây dựng được bài giảng đào tạo trực tuyến tối ưu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc cũng như những lưu ý quan trọng khi triển khai trong nội dung sau đây. 

Bài giảng E-learning là gì?

E-learning hay Electronic Learning là thuật ngữ chuyên ngành mô tả hoạt động học tập, giảng dạy, đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số. Bài giảng E-learning là hình thức tổ chức hệ thống bài giảng dựa vào các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính thông qua internet. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-1
Bài giảng E-learning được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ

Bài giảng trực tuyến thường kết hợp đa dạng các công cụ mang tính trực quan như: Hình ảnh, video, âm thanh, biểu đồ, đồ họa. Nhờ tính năng học tập từ xa, phương pháp đào tạo E-learning giúp người đọc xóa nhòa khoảng cách không gian, thời gian. 

Xem thêm: Khám phá 3 hình thức cơ bản của đào tạo E-learning

Trong suốt quá trình giảng bài, giáo viên và học sinh chỉ cần có kết nối internet và các thiết bị hỗ trợ đã có thể trao đổi mà không cần gặp trực tiếp. Những bài giảng này sẽ được hệ thống lưu lại thành cơ sở dữ liệu cho phép người dùng tham khảo lại bất cứ khi nào. 

Cấu trúc bài giảng E-learning cơ bản

Tùy thuộc chủ đề, nội dung giảng dạy, giáo viên sẽ thiết kế bài giảng trực tuyến phù hợp. Nhưng nếu bạn đang không biết bắt đầu từ đâu có thể áp dụng cấu trúc bài giảng E-learning cơ bản dưới đây:

Phần 1: Giới thiệu bài giảng

Đây là phần không thể thiếu trong buổi đào tạo online. Bạn cần đưa cho người học những thông tin cụ thể về nội dung sẽ dạy, cụ thể:

cau-truc-bai-giang-e-learning-5
Giới thiệu bài giảng nên tiến hành nhanh chóng
  • Chủ đề chính. 
  • Nội dung cơ bản. 
  • Thông tin giáo viên phụ trách. 

Ở phần này bạn nên giới thiệu thật ngắn gọn, tốt nhất chỉ trong 1 slide. Trong quá trình giảng dạy bạn cũng chỉ cần lướt nhanh nội dung trong 30 – 40 giây. 

Phần 2: Kiểm tra kiến thức, dẫn dắt vào bài học

Muốn tăng sự kết nối cho bài giảng, giáo viên có thể đưa ra một vài câu hỏi kiểm tra đơn giản. Kết hợp cung cấp một vài tư liệu liên quan sẽ giúp việc dẫn dắt vào bài học trở nên thú vị, hiệu quả hơn. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-6
Cung cấp các ví dụ minh họa cụ thể giúp người học nắm bắt vấn đề nhanh hơn

Ví dụ: Bài giảng ngày hôm nay là cách giữ chân nhân tài, bạn hãy hỏi học viên của mình chia sẻ về vai trò của con người trong tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra minh họa thực tiễn từ các CEO nổi tiếng. 

Phần 3: Giới thiệu bài mới

Đến đây, giáo viên bắt đầu dẫn dắt, giới thiệu bài mới. Bạn sẽ phải xây dựng bài giảng bằng video để tăng thêm sức hấp dẫn. Kết hợp với đó đừng quên sử dụng một vài hiệu ứng, âm thanh nhẹ nhàng kích thích tinh thần hứng thú học tập của học viên. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-7
Nội dung bài mới có thể tóm gọn những ý chính

Ngoài ra, bạn cũng có thể bật chế độ đàm thoại trực tiếp để tạo nên sự kết nối với học viên đang nghe giảng. Phần này bạn không cần dành thời gian quá lâu, chỉ 1 – 2 phút là đủ. 

Phần 4: Định hướng bài học

Giáo viên tập trung đưa ra định hướng bài học cho học sinh. Thông qua đó người học sẽ biết đạt đạt mục tiêu bài học đề ra cần chuẩn bị những gì. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-8
Bài giảng E-learning cần để người học nắm bắt được định hướng cụ thể khi bắt đầu

Phần này, giáo viên có thể diễn giải bằng slide đơn giản, làm nổi bật các ý chính gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đồng thời bạn cũng đừng quên đưa ra một vài yêu cầu, quy tắc lớp học đảm bảo tất cả học viên tiếp thu tốt nhất, không bị gián đoạn. 

Phần 5: Nội dung chính bài giảng

Đây là phần trọng tâm trong cấu trúc bài giảng E-learning. Tùy vào chủ đề đào tạo, lượng kiến thức cần truyền tải, giáo viên sẽ sắp xếp một cách khoa học, logic. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-9
Nội dung chính nên sắp xếp theo logic

Để đảm bảo không bị thiếu hoặc thừa nội dung bạn có thể liệt kê ra trước. Đồng thời xác định các yếu tố: Nội dung chính của bài giảng, sử dụng hình ảnh, video, hiệu ứng hỗ trợ nào? Như vậy mỗi một slide đều mang đặc trưng riêng, không bị nhàm chán cho học viên. 

Phần 6: Bài tập tương tác

Sau mỗi phần nội dung kiến thức, giáo viên nên có bài tập tương tác. Đó có thể là bộ câu hỏi ngắn dưới dạng trắc nghiệm hay điều từ. Dựa vào đây học sinh dễ dàng kiểm tra, xâu chuỗi lại toàn bộ kiến thức đã học. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-10
Bài tập tương tác giúp học viên hiểu rõ nội dung hơn

Phương thức đào tạo như vậy vừa tăng cảm giác hứng thú cho học viên, vừa giúp ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra, người học được trực tiếp trao đổi, tranh luận sẽ càng hiểu rõ hơn bản chất vấn đề. 

Phần 7: Tổng kết và kết thúc bài giảng

Sau khi hoàn thành bài giảng, giáo viên sẽ tổng kết toàn bộ kiến thức đã học một cách ngắn gọn. Bạn có thể áp dụng hình thức sơ đồ tư duy hoặc gạch đầu dòng ý chính đúc kết từ bài học. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-11
Giáo viên cần tổng kết toàn bộ kiến thức một cách ngắn gọn

Buổi học hoàn tất, giáo viên cần dặn dò, nhắc nhở học sinh. Bên cạnh đó bạn đừng quên cung cấp danh sách tài liệu tham khảo để người học tự nghiên cứu khi rảnh. 

Lợi thế bài giảng E-learning mang lại

The Economist đã thống kê đào tạo trực tuyến hoạt động sôi nổi nhất tại Mỹ. Theo đó khoảng 80% trường đại học nước này ứng dụng phương pháp E-learning trong giảng dạy. Tại Châu Á, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu về E-learning. 

Ken Research đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở nước ta lên tới 44,3%. Vậy cấu trúc bài giảng E-learning vì sao lại tạo nên sức hút như vậy? Những thế mạnh sau sẽ giải đáp tất cả.

Đối với người dạy

Khác với hình thức đào tạo truyền thống, giảng dạy trực tuyến mang lại sự chủ động cho giáo viên. Bên cạnh đó, giáo dục theo phương pháp E-learning còn có ưu điểm:

cau-truc-bai-giang-e-learning-2
Bài giảng E-learning giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy
  • Nâng cao chất lượng giảng dạy nhờ hỗ trợ từ công nghệ đã biến những kiến thức khô khan sắp xếp đẹp mắt, logic bằng hình ảnh, video, biểu đồ. Từ đó, giáo viên dễ dàng truyền tải nội dung tới học viên. 
  • Cấu trúc bài giảng E-learning thiết kế khoa học theo lộ trình cụ thể. Điều này giúp giáo viên chủ động bố trí, quản lý việc dạy học trực tuyến. Đồng thời bạn cũng theo dõi sát sao tiến độ học tập của học viên, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nội dung đào tạo. 
  • Kết cấu bài giảng trực tuyến có thể chính sửa, tối ưu hóatái sử dụng theo từng khóa đào tạo. Tất cả được lưu trữ trên hệ thống theo từng hạng mục nên tìm kiếm nhanh chóng. 

Chính sự tối ưu trong cách giảng dạy, phương pháp E-learning đang ngày càng được các giáo viên đánh giá cao. 

Đối với người học

Bài giảng trực tuyến cũng mang đến cho người học nhiều lợi ích. Theo đó bạn không cần tốn thời gian đến lớp theo khung giờ, địa điểm cố định. Tính linh hoạt trong khóa học cho phép chúng ta chủ động chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để tiếp thu bài học. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-3
Người học có cơ hội tiếp thu bài giảng một cách chủ động

Cấu trúc bài giảng E-learning trở nên sinh động, trực quan hơn nhờ hình ảnh, video, âm thanh, đồ họa. Vì thế học viên luôn hứng thú, không bị chán nản trong quá trình học tập. 

Lưu ý quan trọng trong quá trình thiết kế bài giảng E-learning

Theo báo cáo của Papers Owl, đào tạo trực tuyến thúc đẩy sự tham gia của nhân viên lên tới 18%. Điều này cho thấy sức hút của hình thức giáo dục này vô cùng lớn. Vậy nên làm thế nào để xây dựng cấu trúc bài giảng E-learning khoa học, logic, hấp dẫn học viên là bài toán khó. 

Để bài giảng đào tạo online chất lượng, đúng trọng tâm bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Xác định đối tượng học là ai

Trước khi thiết kế bài giảng hay khóa học E-learning, giáo viên phải xác định đối tượng là ai? Ở độ tuổi nào? Họ mong muốn điều gì sau khi hoàn thành khóa học? Chỉ khi biết rõ hình ảnh học viên của mình bạn mới đưa ra các thức tiếp cận, nội dung triển khai phù hợp.  

cau-truc-bai-giang-e-learning-12
Tùy đối tượng giảng dạy, giáo viên có thể điều chỉnh cấu trúc bài giảng E-learning cho phù hợp

Bạn nên đặt mình vào vị trí người học để lựa chọn câu từ, hình ảnh minh hoạt hợp lý. Chẳng hạn bài giảng cho học sinh tiểu học sẽ khác với người đi làm. Hình thức bài giảng cần sinh động, đáng yêu kích thích trí tò mò của tuổi nhỏ. Như vậy hiệu quả học tập sẽ tốt hơn, không gây nhàm chán. 

Tối dung nội dung bài giảng

Cấu trúc bài giảng E-learning không nên quá dài, lan man. Tối ưu nhất một bài giảng khoảng 10 slide trình chiếu. Vì thế bạn hãy vạch rõ nội dung chính, phụ cần truyền tải. Điều này giúp hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu. 

cau-truc-bai-giang-e-learning-14
Nội dung bài giảng được đóng gói một cách khoa học giúp người học dễ dàng tiếp thu

Sau đó, bạn hãy sắp xếp tất cả kiến thức theo trình tự quan trọng giảm dần. Nhờ đó hiệu quả tiếp thu tốt hơn hẳn so với việc chia sẻ lan man, không có điểm cốt lõi. 

Thiết kế bài giảng logic

Với một giáo viên biên soạn cấu trúc bài giảng E-learning có kinh nghiệm, tính logic là điều bắt buộc trong mỗi nội dung. Bạn có thể tự thiết kế riêng cho mình bài giảng cá nhân với vài mẹo sau:

cau-truc-bai-giang-e-learning-15
Đưa bất cứ nội dung nào vào bài giảng E-learning cũng cần đảm bảo tính logic
  • Slides nên đặt theo phông nền, phông chữ thống nhất, màu sắc chữ tối giản. 
  • Hình ảnh, đồ thị thêm vào bài giảng cần cân bằng với phần nội dung. Nếu quá lạm dụng sẽ khiến người học bị rối, khó tập trung. 
  • Nên chèn video trong bài giảng để học viên có thời gian thư giãn. 
  • Bổ sung câu hỏi, đánh giá vào bài giảng đảm bảo người học hiểu rõ nội dung. Đồng thời qua đó giáo viên cũng nắm được mức độ hiểu bài của từng người và đưa ra hỗ trợ phù hợp. 

Như vậy, đào tạo trực tuyến là hình thức tối ưu dành cho giáo viên, học sinh và cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Việc ứng dụng cấu trúc bài giảng E-learning sẽ còn phổ biến hơn nữa. Gitiho mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã nắm rõ cách tạo bài giảng online hiệu quả. 
 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông