Đường cong học tập là gì? Lý thuyết này có ưu nhược điểm gì và được ứng dụng trong thực tiễn ra sao? Cùng Gitiho khám phá cụ thể ngay trong bài viết sau.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Đường cong học tập là mối tương quan giữa hiệu suất của người học trong một công việc với số lần thực hiện hoặc thời gian gian cần thiết để thực hiện công việc đó. Điều này có thể trực quan trực tiếp trên biểu đồ.
Lý thuyết đường cong học tập cho thấy rằng hiệu quả quả của người học trong một công việc sẽ được cải thiện theo thời gian nếu người học thực hiện nhiệm vụ đó nhiều hơn.
Có nhiều lý thuyết đường cong học tập được đưa ra với những góc nhìn đa chiều khác nhau. Dưới đây là một số lý thuyết cơ bản bạn có thể tham khảo.
Trong khi thuật ngữ “đường cong học tập” được sử dụng vào đầu thế kỷ 20, Tiến sĩ tâm lý học Hermann Ebbinghaus đã mô tả lý thuyết này ngay từ năm 1885.
Theo đó, Ebbinghaus đã tập trung thực hiện hàng loạt các nghiên cứu về trí nhớ và phát triển lý thuyết về đường cong lãng quên. Lý thuyết này giúp chúng ta hiểu cách trí nhớ của chúng ta hoạt động và lưu giữ thông tin đến những điều mà chúng ta muốn học.
Lý thuyết Microlearning hiện đại cũng dựa trên các nghiên cứu về trí nhớ Ebbinghaus đã thực hiện. Ngày nay, lý thuyết này chúng ta hiểu được rằng khi nào và tại sao chúng ta quên một số thông tin nhất định và cách chúng ta có thể giải quyết vấn đề này.
Sau đó, Arthur Bills đã mô tả đường cong học tập trong tác phẩm “Tâm lý học thực nghiệm tổng quát" (Bills, Arthur Gilbert, năm 1934, trang 192). Trong tác phẩm của mình, ông mô tả như sau: “Đường cong học tập là một thiết bị đồ họa giúp hình dung tốc độ cải thiện hiệu quả học tập, đào tạo theo một tiêu chí nhất định. Đây là kết quả của quá trình thực hành”.
Ông đã mô tả hai mặt của cùng một quá trình và trình bày hai biểu đồ đường cong học tập.
Trong đó, đường cong thành tích thứ nhất thể hiện sự gia tăng năng suất qua mỗi đơn vị thử nghiệm.
Đường cong thứ hai loại bỏ hoặc giảm dần về thời gian cần thiết để thực hiện cùng một nhiệm vụ.
Mô hình trung bình tích lũy (hay mô hình Wright) được nhà tâm lý học người Mỹ TP Wright mô tả trong tác phẩm “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí máy bay” sau khi nhận ra rằng chi phí sản xuất máy bay giảm cùng với sự gia tăng hiệu suất sản xuất. Hiện tại có nhiều biến thể khác nhau cho lý thuyết này, nhưng đến ngày nay nó vẫn mang ý nghĩa quan trọng trong các ứng dụng chuyên biệt.
Lý thuyết đường cong kinh nghiệm của Wright cho rằng nỗ lực để hoàn thành một nhiệm vụ sẽ tốn ít thời gian hơn khi nhiệm vụ đó được áp đặt deadline cụ thể.
Nếu ta vẽ biểu đồ thể hiện số lần thử của một người học và thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, bạn sẽ thấy mô hình vô cùng rõ ràng: Khi người học thử nghiệm nhiều lần sẽ càng trở nên thành thạo và hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Lý thuyết này có thể được biểu diễn dưới dạng một công thức toán học. Đây có thể là công cụ dự đoán kết quả chính xác, cập nhật.
Để vẽ được đồ thị đường cong học tập chúng ta cần tìm ra các giá trị trong đó. Áp dụng công thức dưới đây bạn có thể dễ dàng biết kết quả:
Mô hình ban đầu sử dụng công thức: Y = a.X^b
Trong đó:
Công thức này có thể được dùng như một công cụ dự đoán để dự báo hiệu suất trong tương lai.
Công thức chỉ ra rằng càng có nhiều lần thử thì tổng thời gian càng giảm. Dựa vào đó chúng ta có thể dự đoán tốc độ học tập, trau dồi kỹ năng của người học đối với một nhiệm vụ đơn giản. Thậm chí nó còn giúp doanh nghiệp dự đoán tốc độ sản xuất sản phẩm.
Mặc dù lý thuyết cho rằng càng nỗ lực thì thời gian càng giảm. Nhưng thực tế không phải lúc nào nó cũng diễn ra như vậy. Bởi nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, dẫn tới đường cong học tập có nhiều hình dạng khác nhau.
Dưới đây là bốn loại đường cong học tập phổ biến và ý nghĩa của chúng.
Tốc độ tiến bộ tăng nhanh ở giai đoạn đầu và sau đó giảm dần theo thời gian. Đường cong này mô tả một tình huống thực hiện nhiệm vụ đơn giản và quá trình học ban đầu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Mức độ tiến bộ giảm dần khi người học đạt đến mức độ thành thạo toàn diện một kỹ năng hay công việc nào đó. Điều này có thể được hiểu như là một trạng thái ổn đinh, tại đó cá nhân không còn tiến bộ nữa. Điều đó chứng tỏ bạn đã đạt đến giới hạn trong khả năng của mình hoặc quá trình chuyển đổi đang diễn ra. Đây cũng có thể có nghĩa là cá nhân đã mất động lực hoặc mệt mỏi.
Ở dạng này thì tốc độ tiến bộ lúc đầu chậm và sau đó tăng dần theo thời gian cho đến khi đạt được trạng thái thành thạo hoàn toàn.
Mô hình này mô tả một trường hợp có lẽ người học thực hiện một nhiệm vụ phức tạp nên tốc độ học lúc đầu khá chậm.
Đây là một trong những mô hình đường cong học tập phổ biến nhất. Mô hình này mô tả một cá nhân mới làm một nhiệm vụ. Phần dưới cùng của đường cong biểu thị quá trình học chậm khi người học nỗ lực để thành thạo các kỹ năng cần thiết và mất nhiều thời gian hơn để đạt được điều đó.
Nửa sau của đường cong chỉ ra rằng người học mất ít thời gian hơn để hoàn thành các nhiệm vụ bởi họ đã thành thạo các kỹ năng cần thiết. Thường thì phần cuối của đường cong bắt đầu chững lại ở trạng thái ổn định.
Mô hình này đại diện cho một mô hình học tập phức tạp và phản ánh việc theo dõi mang tính tổng quát, rộng rãi hơn. Đường cong trải qua 5 giai đoạn cụ thể:
Đến nay lý thuyết đường cong học tập vẫn được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên để cân nhắc có thể sử dụng lý thuyết này hay không bạn nên dựa vào những ưu – nhược điểm chỉ rõ dưới đây.
Đường cong học tập giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và năng suất của lực lượng lao động cũng như giảm chi phí.
Khi được dùng để theo dõi hoặc dự đoán hiệu suất, nó có thể là cơ sở để lập kế hoạch chiến lược. Cụ thể:
Một hạn chế lớn chính là đường cong học tập phụ thuộc rất nhiều vào các giả định về hiệu suất. Như đã đề cập trước đó, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc học và hiệu suất trong tương lai:
Thuật ngữ “đường cong học tập” nghe có vẻ hàn lâm, học thuật. Nhưng nếu biết cách khai thác bạn sẽ tận dụng được những lợi ích nó mang lại. Dưới đây là hai ứng dụng cụ thể của đường cong học tập.
Đường cong học tập thường dùng trong hội thoại thông thường để mô tả thời gian, nỗ lực cần thiết khi học một điều gì đó đầy thách thức.
Ứng dụng của đường cong học tập có thể rộng và phổ quát. Chẳng hạn như miêu tả đường cong học tập liên quan tới việc nâng cao kỹ năng đọc. Trong những tình huống như vậy, biểu đồ thông tin logic không được áp dụng để giải thích quá trình học tập. Do đó, thuật ngữ này được sử dụng như một mô tả định tính về tiến trình học tập theo thời gian.
Ứng dụng khác của đường cong học tập là định lượng. Trong đó các mô hình toán học được tạo ra để đại diện cho tỷ lệ thành thạo hoặc thành thạo một nhiệm vụ.
Mô hình đường cong học tập này chỉ được áp dụng khi được sử dụng để đo lường khả năng tiến bộ thực tế trong việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể theo thời gian.
Nhiệm vụ cần có khả năng lặp lại, đo lường được và chỉ bao gồm một biến số trong quy trình. Nó không thể đo lường toàn bộ quy trình
Có nhiều biến số trong quá trình học tập ảnh hưởng tới sự tiến bộ của người học. Đồng thời kết quả cũng không phản ánh chính xác trong mô hình này.
Chẳng hạn ví dụ về kỹ năng đọc, các biến có thể kể tới như: Ngữ âm, từ vựng, tài liệu đọc, phương pháp giảng dạy, động lực, kiến thức, kinh nghiệm, chất lượng thực hành, v.v.
Trong khi đó mô hình đường cong học tập yêu cầu một biến được theo dõi theo thời gian, có tính lặp và đo lường được. Ví dụ: động lực cá nhân lại là yếu tố khó đo lường. Vì thế nhìn chung kỹ năng đọc là quy trình phức tạp liên quan tới nhiều vấn đề nên áp dụng đường cong học tập không phải lựa chọn hoàn hảo.
Một ví dụ khác về nơi có thể áp dụng đường cong học tập có thể đo lường được: chẳng hạn như công nhân nhà máy học cách vận hành một cỗ máy mới yêu cầu các bước cụ thể, có thể lặp lại. Khi người công nhân học cách vận hành máy theo các bước quy trình, họ sẽ sử dụng máy nhanh hơn và thành thạo hơn. Một đường cong học tập sẽ có thể đo lường tốc độ tiến bộ và thành thạo này.
Thực tế, mô hình đường cong học tập được dùng phổ biến trong quản lý tổ chức nhằm cải thiện đầu ra bằng cách nâng cao hiệu suất của lực lượng lao động.
Lý thuyết này áp dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ 2 khi người ta nhận ra một điều giá thành máy bay sẽ giảm khi mà hiệu suất sản xuất tăng. Sau đó, lý thuyết này cũng được ứng dụng để cải thiện hiệu suất trong lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh.
Đường cong học tập được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau phụ thuộc và tính ứng dụng trong thư tế, ví dụ như:
Lý thuyết này có thể dùng để xác định khoảng thời gian để một người thành thạo một kỹ năng hoặc một nhóm người sản xuất ra một sản phẩm. Trong hấu hết các ứng dụng, thì việc “học hỏi” trong đường cong thực sự được gọi là cải tiến quy trình.
Hãy cùng xem xét một vài ví dụ áp dụng đường cong học tập:
Đường cong học tập cho phép theo dõi chi phí sản xuất liên quan đến hiệu suất của lực lượng lao động. Thay vì sử dụng hiệu suất và số lần thử, các giá trị có thể đo là đơn giá, số lượng giờ làm việc, sản lượng tích lũy theo đơn vị sản phẩm. Khi công nhân sản xuất nhiều sản phẩm hơn, giá thành trên mỗi sản phẩm thường sẽ giảm.
Ngoài ra, lý thuyết này còn có thể dùng để dự đoán các chi phí phát sinh khi nhiệm vụ sản xuất thay đổi. Ví dụ khi định giá sản phẩm mới người ta sẽ tính cả chi phí lao động.
Nếu một sản phẩm mất hai giờ để sản xuất, thì sản phẩm sẽ được tung ra trên thị trường để bán với chi phí phản ánh thời giản sản xuất trong hai giờ cộng với các chi phí và phụ phí liên quan khác.
Nhưng nếu thời gian sản xuất dựa trên một vài lần thử đầu tiên thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phẩm được sản xuất tới lần thứ 100, thời gian sản xuất chỉ còn 1 giờ? Lúc này sản phẩm sẽ được bán ra với mức giá cao. Đồng nghĩa với việc khả năng bán hàng sẽ thấp hơn.
Như vậy dựa vào đường cong học tập bạn hoàn toàn có cái nhìn tổng thể về tình trạng thực tại. Điều đó giúp bạn lập kế hoạch một cách khoa học, bài bản hơn.
Đường cong học tập cũng có thể được áp dụng vào hiệu suất của tổ chức bằng cách sử dụng một trong hai phương pháp: Phương pháp tổng quát hoặc phân tích đo lường. Việc xác định cách tiếp cận nào sẽ phụ thuộc vào việc hiệu suất mong muốn có thể được đo lường trực tiếp hay không.
Ví dụ: Nhân viên gặp khó khăn trong việc học cách sử dụng phần mềm phức tạp. Điều này có thể khiến hiệu suất kém ngay từ đầu do độ khó vốn có. Nếu mục tiêu là nhân viên chỉ cần biết cách sử dụng công cụ này trong công việc hàng ngày, nhà quản trị sẽ khó đo lường vì còn liên quan tới nhiều biến số.
Đường cong học tập như một khuôn khổ giúp nhà quản lý hiểu trong tình huống này cần những điều gì để nhân viên thành thục phần mềm. Trường hợp xác định đào tạo và thời gian thực hành quan trọng thì có thể thấy nhân viên được hỗ trợ và có thời gian thực hành với phần mềm theo thời gian sẽ có hiệu suất làm việc tốt hơn so với nhân viên không được hỗ trợ hoặc không có thời gian thực hành.
Nếu phần mềm quan trọng để tăng năng suất, thì hiệu suất làm việc của nhân viên có thể giảm theo thời gian nếu họ không thể sử dụng phần mềm một cách hiệu quả. Tiếp theo đó, tổ chức có thể cung cấp hỗ trợ bổ sung hoặc các nguồn lực cần thiết.
Đối với các bác sĩ phẫu thuật trong phòng mổ, nhiều quy trình sẽ liên quan tới các nhiệm vụ lặp lại.
Bởi công việc của họ về cơ bản là thực hành lặp đi lặp lại cùng một kỹ năng. Vì thế đường cong học tập sẽ thể hiện rõ rệt sự thay đổi trong quá trình học tập và hiệu suất theo thời gian.
Điều này cho phép bác sĩ có cái nhìn sâu sắc về những biến chuyển trong kỹ năng. Đồng thời dựa vào đó người hướng dẫn cũng dễ dàng điều hướng nguồn lực và đưa ra những phương án hỗ trợ kịp thời để cải thiện hiệu suất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới lý thuyết đường cong học tập. Chúng tôi hy vọng qua đó bạn có thể xác định được liệu mô hình này có phù hợp với bản thân, doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại hay không. Nếu cần được hỗ trợ đừng quên để lại bình luận ngay sau bài viết này.