Chi phí đào tạo luôn là vấn đề cân nhắc và gây khó khăn cho người làm đào tạo. Sử dụng chi phí đào tạo thế nào cho tối ưu, tiết kiệm mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng khóa đào tạo? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết này nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Để có thể tối ưu được chi phí đào tạo, bước đầu tiên chính là dự trù được chi phí đào tạo. Có rất nhiều số liệu bạn có thể dựa vào đó và tính toán chi phí đào tạo tổng quan của doanh nghiệp. Đó là:
Không có một con số tiêu chuẩn nào cho ngân sách đào tạo cho mỗi nhân viên, bởi số lượng nhân sự không phải lúc nào cũng ổn định mà luôn luôn biến động. Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo thay đổi theo kinh nghiệm và vị trí công việc. Vì vậy nên xác định chi phí đào tạo trên mỗi nhân viên là một điều vô cùng khó khăn. Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một kế hoạch đào tạo cực kỳ chi tiết.
Đây là cách mà các doanh nghiệp thường áp dụng. Tuy nhiên, số liệu này cũng phải chịu những biến động nhất định. Sử dụng phương pháp này xảy ra trường hợp: 2 công ty có nhu cầu đào tạo khác nhau nhưng vì doanh thu bằng nhau nên đưa ra số tiền chi cho đào tạo nhân lực như nhau. Ngoài ra, để tăng độ chính xác khi ước tính chi phí đào tạo, người ta có thể đưa ra con số trung bình cho mỗi ngành nghề.
Mối tương quan giữa doanh thu và đào tạo cũng là một chỉ số đáng quan tâm. Nó liên kết đào tạo với kết quả kinh doanh. Khi đó, nếu doanh thu tăng, thì ngân sách cho đào tạo cũng đáng được rót thêm.
Theo cách tính này, ngân sách đào tạo phụ thuộc tổng ngân sách chi lương. Khi lương tăng thì ngân sách cho đào tạo cũng tăng. Nó phản ánh trực tiếp nhu cầu đào tạo và nhu cầu về nguồn nhân lực.
Xem thêm: 8 kỹ năng cần có của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp
Kết quả đào tạo tốt sẽ giúp cải thiện rõ rệt hiệu suất và kết quả làm việc của nhân sự. Ví dụ: Khi doanh nghiệp có sự cải thiện trong kinh doanh, một phần của những kết quả đó là từ đào tạo. Đó có thể là nhờ kỹ năng bán hàng tốt hơn, cải thiện kỹ năng chuyên môn hoặc năng suất công việc cao hơn, vì thế nên kết quả công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Hay nói cách khác: Doanh thu phụ thuộc càng nhiều vào đội ngũ nhân viên thì ngân sách đầu tư cho đào tạo cần cần phải tăng.
Với cách xác định này, nhà lãnh đạo cần thấy rõ rằng: Đào tạo là một khoản đầu tư vào cải thiện nguồn nhân lực, nó giống như một khoản đầu tư cho phần mềm, marketing hoặc vào máy móc hơn là một khoản “chi phí chết”.
Sử dụng chi phí đào tạo sao cho tối ưu, tiết kiệm nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng cho khóa đào tạo là một điều gây trăn trở cho người làm đào tạo. Nếu bạn cũng đang đau đầu về vấn đề này, hãy thử xem những gợi ý tối ưu chi phí đào tạo dưới đây nhé!
Tuyển dụng “đúng người, đúng việc” giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần tuyển dụng những ứng viên đáp ứng được tối thiểu 80% yêu cầu công việc. Nhờ vậy sẽ không cần mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đào tạo quá nhiều kiến thức cơ bản cho nhân sự. Hay có thể hiểu đơn giản: Nhân sự được chọn lọc giúp cho việc đào tạo hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Đào tạo nội bộ đang ngày càng được quan tâm và phát triển nhờ tính tối ưu chi phí của mình. Bởi, đào tạo nội bộ có thể tận dụng được các nguồn lực có sẵn về con người, trang thiết bị và thời gian. Có hai phương pháp đào tạo nội bộ giúp tiết kiệm chi phí là:
Xem thêm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ đào tạo dựa trên khung năng lực (Phần 2)
Một trong những lợi ích to lớn nhất của đào tạo trực tuyến chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo. Với hình thức đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như: Chi phí tổ chức các khóa học offline, chi phí ăn ở, đi lại trong các buổi đào tạo tập trung. Ngoài ra, còn có chi phí lắp đặt, in ấn, v.v. Theo thống kê, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 50-70% chi phí đào tạo nhân sự của mình.
Chi phí đào tạo luôn là vấn đề gây trở ngại trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo nội bộ. vì vậy, một kế hoạch đào tạo với chi phí tối ưu sẽ dễ dàng được thông qua và dễ dàng được thực hiện hơn.