Môi trường làm việc lý tưởng: 8 yếu tố xây dựng môi trường làm việc chuẩn

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Môi trường làm việc lý tưởng giúp nhân viên sống trọn vẹn với năng lượng ngập tràn. Qua đó, họ sẵn sàng cống hiến hết mình tạo ra giá trị nhiều nhất cho doanh nghiệp. 

Nhưng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lý tưởng không phải điều dễ dàng. Bài viết dưới đây Gitiho sẽ bật mí cho bạn những yếu tố quan trọng để tạo nên một nơi làm việc trong mơ trong 8 tiếng mỗi ngày đối với người lao động.

Môi trường làm việc là gì?

Môi trường làm việc là các điều kiện xung quanh nhân viên trong công việc. Cụ thể hơn chúng bao gồm điều kiện vật chất như: Thiết kế văn phòng, không gian làm việc, các thiết bị hỗ trợ…. Những điều kiện tinh thần như: Sự tương tác tại nơi làm việc với đồng nghiệp, lãnh đạo, nhân viên cấp dưới, văn hóa công ty, quy trình làm việc, chế độ đãi ngộ….

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-1
Môi trường làm việc lý tưởng là cách để giữ chân nhân viên hiệu quả

Thực tế một nơi làm việc lý tưởng trước tiên phải đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc, trang bị phục vụ tốt nhất cho công việc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi lan tỏa tràn đầy năng lượng tích cực, duy trì cho nhân viên sự hứng khởi, động lực để cống hiến. 

Lợi ích khi xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng

Môi trường làm việc lý tưởng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng công việc của nhân viên. Theo nghiên cứu từ Social Market Foundation: “Người lao động hạnh phúc có năng suất cao hơn tới 20% so với những người không hạnh phúc”. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-2
Làm việc trong môi trường tốt giúp nhân viên hoàn thành công hiệu hiệu quả hơn

Khi được làm việc ở nơi đúng như mong đợi, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy kích thích, nhiều cảm hứng sáng tạo. Hơn nữa, môi trường tốt còn tăng thêm tinh thần gắn kết giữa nhân viên – doanh nghiệp. 

Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cũng là cách thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Đôi khi, người lao động gắn bó lâu dài với công ty không chỉ bởi lương, thưởng mà còn vì môi trường tốt, phù hợp. 

Như doanh nhân Henry Ford từng nói: “Đến với nhau là một sự khởi đầu. Giữ được nhau là sự tiến triển. Làm việc cùng nhau là sự thành công”. Vậy nên tạo dựng doanh nghiệp để nhân viên có thể xem như mái nhà thứ 2 vô cùng quan trọng. Ở đó, họ luôn tìm được cảm hứng trong công việc, phát huy hết năng lực bản thân. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Chưa kể, xây dựng môi trường làm việc lý tưởng còn tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty cũng tiết kiệm được tối đa chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự bởi sự gắn bó của những người tài. 

8 yếu tố quan trọng để xây dựng môi trường làm việc lý tưởng

Để tạo nên một nơi làm việc chuyên nghiệp, lãnh đạo cần không ngừng cải thiện môi trường cả về mặt chất và lượng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nét đặc thù văn hóa riêng. Vì thế, tiến trình xây dựng cũng khác nhau. 

Nếu bạn đang muốn thiết lập môi trường làm việc lý tưởng đừng bỏ qua những yếu tố quan trọng sau đây:

Nâng cấp không gian làm việc

Sẽ thật nhàm chán nếu nhân viên suốt 8 tiếng mỗi ngày phải ngồi trong không gian chật chội với 4 bức tường bí bách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần làm việc của nhân sự. Theo báo cáo do Gallup thực hiện, có tới 51% người được khảo sát chia sẻ rằng họ cảm thấy không gắn kết với doanh nghiệp, nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ không gian làm việc. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-3
Không gian làm việc sáng tạo giúp nhân viên thoải mái suốt 8 giờ tới văn phòng

Cũng theo ghi nhận của Forbes: “Một văn phòng thiết kế sáng tạo có thể giúp tăng năng suất ít nhất 20%”. Không gian làm việc sáng tạo giúp nhân viên được truyền cảm hứng bứt phá trong tư duy. 

Vì thế, bạn hãy xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thiết kế đẹp mắt cải thiện tâm trạng người lao động. Kết hợp không gian tách biệt đầy đủ tiện nghi nghỉ ngơi, thư giãn cũng rất hợp lý. 

Bên cạnh khu vực làm việc chính, lãnh đạo có thể cung cấp thêm phòng gym, lớp yoga, góc thưởng trà, cà phê. Điều quan trọng cần cho nhân viên thấy bạn thực sự quan tâm tới họ như những người cộng sự chứ không chỉ là người làm thuê. 

Xây dựng niềm tin giữa lãnh đạo – nhân viên

Một ví dụ điển hình trong cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng phải nhắc tới Henry Ford – Ông chủ của hãng xe nổi tiếng Ford Motor. Theo đó, ông đã tạo nên môi trường làm việc dân chủ, khích lệ đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận. Vị CEO này quan niệm: “Con người là tài sản quý giá nhất một người lãnh đạo có”. Vậy nên ông luôn được nhân viên của mình coi trọng, sẵn sàng cống hiến và gắn bó cho dù công ty có trải qua khủng hoảng gì đi chăng nữa. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-4
Sự gắn kết giữa sếp – nhân viên là điều bắt buộc trong mỗi doanh nghiệp

Như vậy với vai trò một nhà lãnh đạo, bạn phải chứng minh để nhân viên thấy được rằng bạn là người “nói được làm được”. Họ sẽ không bao giờ đặt niềm tin vào một người sếp nói lời không giữ lời. 

Tạo cơ hội thăng tiến, đào tạo nhân sự phát triển bản thân

Môi trường làm việc lý tưởng không chỉ phát huy tốt năng lực nhân viên mà còn tạo điều kiện để nhân sự nâng cao kỹ năng bản thân. Doanh nghiệp thực sự trân trọng, muốn người lao động phát triển, đổi lại sẽ có một lực lượng lao động tinh nhuệ, sẵn sàng gắn bó. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-5
Nhân viên được tạo cơ hội phát triển, thăng tiến sẽ nâng cao tinh thần trung thành

Khảo sát của Bridge chỉ ra rằng: “Văn hóa ham học hỏi trong một doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu thúc đẩy lòng trung thành, sự nhiệt huyết của nhân viên”. Chưa kể, hoạt động đào tạo nhân sự còn hạn chế tỷ lệ nghỉ việc giữa chừng của công ty. 

Xem thêm: 6 lợi ích tuyệt vời của hoạt động đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

Tăng cường giao tiếp cùng nhân viên

Giao tiếp giúp gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau, cải thiện mối quan hệ. Thông qua trao đổi, nhân viên mới tin tưởng vào cấp trên, cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe, thấu hiệu. Từ đó tạo nên môi trường làm việc thoải mái, gần gũi. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-6
Trò chuyện, giao tiếp giúp nhân viên – lãnh đạo hiểu nhau hơn

Bạn có thể tạo các buổi thăm dò, khảo sát ẩn danh định kỳ để hiểu nhân sự hơn. Bởi họ chính là người trực tiếp trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp mỗi ngày. Nhờ vậy nhà quản trị biết nên thay đổi điều gì nhằm cải thiện môi trường làm việc tốt hơn, đáp ứng đúng mong muốn của nhân viên. 

Triển khai chính sách đãi ngộ tốt

Tâm lý chung của phần lớn người tìm việc thì lương, thưởng, phúc lợi là những tiêu chí hàng đầu để đưa ra quyết định gắn bó lâu dài. Áp dụng mức lương, thưởng dựa trên hiệu suất, thái độ làm việc là cách hợp lý nhằm thỏa mãn nhân viên. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-7
Chính sách đãi ngộ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi hay ở lại của mỗi nhân sự

Khảo sát của Monster năm 2020 tại Mỹ cho thấy: “73% nhân viên được khảo sát khẳng định chế độ lương, thưởng là điều họ quan tâm nhất”. Vì thế, doanh nghiệp cần xem xét tính chất, đặc thù mỗi ngành nghề, vị trí để chi trả lương phù hợp. 

Xem thêm: Bí quyết quản trị nhân sự hiệu quả thời chuyển đổi số

Ví dụ điển hình chính là phong cách quản trị của nhà sáng lập Ford Motor. Henry Ford xác định tầm quan trọng của việc quan tâm tới các chế độ đãi ngộ, lương thưởng nhân viên. Vị CEO này sẵn sàng trả lương công nhân tới 5 USD một ngày, cao hơn gần gấp đôi so với các công ty khác. Cùng với đó, ông giảm giờ làm từ 9 xuống 8 tiếng. 

Trao quyền tự chủ cho nhân sự

Trao quyền tự chủ là một trong những phương án thông minh tạo môi trường làm việc lý tưởng. Thay vì quản lý khắt khe, bạn nên để nhân sự của mình tự ra quyết định, quản lý khối lượng công việc. Bạn chỉ đóng vai trò góp ý, quan sát từ xa. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-8
Nhân viên được trao quyền sẽ chủ động và trách nhiệm hơn với công việc

Nhân sự được trao quyền sẽ chủ động, trách nhiệm hơn với nhiệm vụ. Họ thấy hạnh phúc, thoải mái trong quá trình làm việc, cống hiến. Điều đó giúp cho hiệu suất cải thiện cả về chất và lượng. 

Quan tâm bình đẳng giới

Thúc đẩy bình đẳng giới là chính sách nhân sự cần áp dụng ngay. Yếu tố này là nền tảng để cải thiện năng suất, hiệu quả lao động. Đồng thời chúng cũng làm gia tăng sự gắn bó, kết nối của nhân sự với công ty. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-9
Sự bình đẳng, công bằng nên cần được đề cao trong doanh nghiệp

Tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều được đối xử công bằng sẽ kích thích tinh thần cạnh tranh khi làm việc. Vì thế hiệu quả công việc cải thiện, doanh nghiệp ghi nhận nhiều ý tưởng, sáng kiến hay. 

Khuyến khích tinh thần đồng đội

Helen Keller từng nói rằng: “Khi đơn độc chúng ta làm được ít, cùng nhau chúng ta có thể tạo ra mọi thứ”. Phát triển tinh thần đồng đội trong tổ chức giúp nhân viên cảm thấy gắn bó hơn. Mỗi hành động của từng người đề cao lợi ích công ty, tập thể hơn là lợi ích cá  nhân. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong-10
Tinh thần đồng đội tạo nên tập thể vững mạnh

Nhà quản trị có thể triển khai các hoạt động dã ngoại, bữa tiệc tập thể nhằm tăng cường sự gắn kết. Lợi ích nhận được chính là một môi trường thân thiện, vui vẻ, tích cực, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. 

Như vậy, xây dựng được nơi làm việc tốt, chuyên nghiệp sẽ là vũ khí lợi hại để doanh nghiệp thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên trung thành. Dù công ty bạn thuộc lĩnh vực gì, quy mô ra sao cũng không nên bỏ qua vấn đề này. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về môi trường làm việc lý tưởng trong doanh nghiệp thời chuyển đổi sốGitiho hy vọng bạn đã biết mình cần bắt đầu từ đâu sau bài viết này.

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông