Đối với mỗi mục tiêu đặt ra, bạn cần có một động lực hỗ trợ để đạt được nó. Dù không được trình bày rõ ràng để mọi người hiểu được nhưng động lực đó vẫn luôn tồn tại.
Động lực được ví như là nhiên liệu để thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu và nếu không có động lực, việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào cũng sẽ trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
Trong bài viết này, cùng tìm hiểu 9 loại động lực nơi làm việc để bạn có thể đạt được mục tiêu ở những vị trí công việc khác nhau.
Động lực là một nguồn sức mạnh khiến bạn hành động, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu. Đây là quá trình tâm sinh lý kiểm soát hành vi của con người, định hướng các hành động và duy trì sự kiên định.
Động lực ảnh hưởng nặng nề bởi lối sống, văn hóa và xã hội. Các nền văn hóa khác nhau có động lực thúc đẩy riêng của họ. Giáo dục, môi trường xã hội và lối sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến động lực của mỗi người.
Có thể bạn không nhận ra nhưng văn hóa và những giá trị mà bạn được nuôi dưỡng từ nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng xác định động lực của bạn.
Ví dụ như bạn lớn lên trong một gia đình thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, có thể bạn sẽ có động lực để đảm nhận vai trò giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ.
Mặt khác, nếu bộ phận của bạn có nhiều người đặt ưu tiên vào việc đạt thành công nhất định trong sự nghiệp của họ, bạn cũng sẽ cố gắng để được thăng chức vì xung quanh ai cũng đang nỗ lực.
Theo như lý thuyết khuyến khích động lực thì động lực được thành 2 nhóm chính là động lực bên trong (động lực nội tại) và động lực bên ngoài.
Cả 2 loại động lực đều có thể tạo ra những kết quả tích cực. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng là nguồn gốc của sự khích lệ.
Động lực nội tại được định nghĩa là những yếu tố bên trong thúc đẩy một người và giúp họ phát triển, tiến bộ trong công việc cũng như cuộc sống. Đây là những hành động để thỏa mãn mục tiêu cá nhân, họ không mong đợi sẽ được công nhận từ người khác hay nhận bất kỳ sự khen thưởng nào.
Có rất nhiều hoạt động được thực hiện hằng ngày và nó được quyết định bởi động lực nội tại. Ví dụ như đi đến phòng tập thể dục, học các kỹ năng mới, chơi trò chơi hoặc tập thể thao… bởi vì điều đó mang lại cho họ niềm vui. Bất kể những điều mang lại sự hài lòng và tự hào bên trong bản thân đều được thúc đẩy bởi động lực nội tại.
Gitiho là Công ty về giáo dục nên khi làm việc tại đây, nhân viên sẽ được cấp quyền để học tất cả các khóa học của công ty trong mọi lĩnh vực trên nền tảng Gitiho For Leading Business. Số giờ học, khóa học, kết quả kiểm tra… sẽ được đo lường và ai là người có thành tích học tập xuất sắc sẽ được tôn vinh trên góc học tập của hệ thống và nhận được phần thưởng từ lãnh đạo.
Tuy nhiên, mục đích học tập của Hoàng Anh là trau dồi kiến thức, nâng cao các kỹ năng để có thể áp dụng vào công việc cũng như thỏa mãn sự tìm tòi, tính tò mò của bản thân. Và đó chính là điều để thúc đẩy Hoàng Anh học tập chứ không phải là phần thưởng hay được mọi người ghi nhận. Đây chính là ví dụ thực tế về động lực nội tại, xuất phát từ mong muốn học của Hoàng Anh.
Động lực bên ngoài là những yếu tố động viên từ bên ngoài, được phân chia thành 2 loại: thưởng và phạt.
Thưởng có thể là tiền lương, tiền thưởng, vật phẩm, sự ghi nhận của quản lý/lãnh đạo.
Phạt có thể là tiền phạt, lời phê bình, đánh giá và các yếu tố khác. Đây có thể coi là những yếu tố tiêu cực nhưng nó cũng có nhiều tính tích cực đến nhân viên.
Động lực bên ngoài được thể hiện khi một nhân viên làm tốt công việc của mình và họ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Hay nhân viên đi làm đúng giờ vì họ biết rằng nếu đi muộn sẽ bị phạt tiền và đi muộn nhiều lần có thể bị đuổi việc. Hoặc nhân viên cũng sẽ nhận được tiền thưởng nếu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đặt ra.
Bộ phận kinh doanh của công ty tháng vừa rồi không đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy trưởng bộ phận quyết định động viên họ và hứa sẽ thưởng cho nhóm nếu đạt được mục tiêu của tháng. Phần thưởng chính là một khoản tiền mặt. Kết quả là bộ phận sale đã về đích và còn sớm hơn thời gian dự kiến.
Hãy xem xét về sự khác biệt giữa 2 nhóm động lực này:
Động lực nội tại | Động lực bên ngoài |
Có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực | |
Xuất phát từ bên trong cá nhân mỗi người | Đến từ những yếu tố bên ngoài |
Khó khăn trong việc khuyến khích hoặc thúc đẩy | Phần thưởng chính là yếu tố tăng cường động lực |
Duy trì trong một thời gian dài | Có tác động hạn chế hoặc giới hạn đối với một cá nhân |
Khó áp dụng cho một nhóm hoặc cá nhân | Dễ dàng áp dụng cho một nhóm |
Nói tóm lại, cả 2 loại động lực bên trong và bên ngoài đều có ưu và nhược điểm.
6 loại động lực dưới đây được phân thành động lực nội tại. Và nếu nghiên cứu kỹ về từng loại, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và phù hợp trong những trường hợp khác nhau.
Về cơ bản, động lực năng lực được thúc đẩy bởi sự tò mò về kiến thức và kỹ năng. Hay động lực này còn có cách gọi khác là động lực học tập vì nó liên quan đến việc tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về một chủ đề nào đó mà không cần phải cạnh tranh với bất kỳ ai. Vì vậy, nếu nhân viên được thăng chức là bởi vì họ có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng nâng cao thì đây chính là một điểm cộng, nhưng không phải là mục tiêu chính của họ.
Trên thực tế có rất nhiều nhân viên dành thời gian để học một thứ gì đó, chẳng hạn như học một kỹ năng mới. Ví dụ như nhân viên bán hàng học kỹ thuật bán hàng đỉnh cao hoặc một nhà thiết kế đang học về một công cụ mới. Điều thúc đẩy họ học tập chính là việc muốn biết thêm kiến thức mới để cải thiện hiệu suất công việc chứ không phải học để nhận được phần thưởng từ công ty.
Động lực sáng tạo thường bắt nguồn từ mong muốn của một người, họ muốn bày tỏ quan điểm và đóng góp những ý tưởng.
Các hoạt động như lời nói, nghệ thuật, âm nhạc, kinh doanh, sản xuất có thể là cách thể hiện động lực này và chúng luôn bắt đầu từ việc cố gắng để được công nhận.
Ngay cả khi chỉ có một người được hưởng lợi từ sự sáng tạo, động lực để vẫn được duy trì.
Một ví dụ về loại động lực này là sự thôi thúc viết một cuốn sách hoặc một bài thơ. Ngay cả khi nó không được đông đảo nhiều người biết đến, không được xuất bản thì đó vẫn là một cuốn sách, bài thơ đầy ý nghĩa.
Trong trường hợp này, phần thưởng không phải là vật chất như tiền thưởng hay ưu đãi, mà là một giá trị mang lại sự hài lòng, sự tự tin và tin tưởng vào bản thân mình.
Động lực thành tích và động lực năng lực có một số điểm tương đồng, đó là đạt được mục tiêu trong công việc.
Ví dụ như mục tiêu của một người là đạt được thành tích cao chỉ vì mong muốn đứng đầu và được công nhận thì đó có thể được coi là động lực thành tích.
Động lực thành tích có thể xuất phát từ một chức danh cụ thể trong công ty hoặc một vị trí trong xã hội, miễn là không chỉ tập trung vào việc được thưởng, mà còn mong muốn được nhiều người biết đến.
Quá trình đạt được thành tựu với loại động lực này thường không gây áp lực lớn, ngay cả khi có những biến động xảy ra. Dù kết quả mang lại sự công nhận từ bên ngoài hay không, mục tiêu chính vẫn là thành tựu.
Động lực này cũng khuyến khích người được thúc đẩy cảm thấy xứng đáng khi đạt được thành tích.
Đây là ví dụ về động lực thành tích trong thể thao. Hãy xem các kỷ lục Olympia, bạn có thể thấy những vận động viên vĩ đại nhất họ đều thi với nhiệt huyết và đam mê của mình. Bởi họ muốn trở thành người giỏi nhất và để lại dấu ấn trong cuộc thi.
Trong một công ty, động lực này có thể là khao khát trở thành người giỏi nhất trong bộ phận, thường được áp dụng trong bộ phận kinh doanh với những bảng xếp hạng.
Hoặc một ví dụ phổ biến khác là việc đạt được chứng chỉ. Một nhân viên muốn đạt được chứng chỉ để chứng minh kỹ năng của mình.
Loại động lực này dựa trên việc sẵn sàng thay đổi cuộc sống để làm những điều tốt đẹp và giúp đỡ mọi người xung quanh.
Họ sẽ không quan trọng ai nói gì, họ luôn tin vào bản thân mình và tin vào những gì mình làm.
Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào văn hóa, giáo dục và xuất phát từ cá nhân.
Ví dụ như bạn thấy đồng nghiệp của mình không dùng Excel mà bấm máy tính để tính tiền hàng rất mất thời gian và công sức. Trong khi đó bạn lại là người thành thạo Excel và bạn quyết định dành thời gian để dạy cho họ từ đầu đến cuối. Tất nhiên là bạn cũng không được gì nhưng chính động lực thái độ đã thúc đẩy bạn phải giúp đỡ người khác.
Động lực liên kết hay còn được gọi là “động lực xã hội”, động lực này khuyến khích sự tương tác xã hội giữa mọi người.
Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, bạn sẽ cảm thấy mình được đóng góp cho lợi ích chung và thúc đẩy bạn trở thành một người tốt hơn, điều này làm bạn hạnh phúc và thoải mái.
Ví dụ, Thùy Dương cũng cần kiếm tiền nhưng cô ấy cũng muốn làm điều có ý nghĩa với cuộc sống của mình. Cô ấy đã đi phỏng vấn nhiều công ty khác nhau và có 2 công ty khác nhau mời cô ấy về làm việc.
Công ty A là một công ty nổi tiếng và họ có doanh thu rất tốt. Công ty B có thể trả cho cô ấy một mức lương kha khá nhưng sứ mệnh của công ty cũng bao gồm hỗ trợ cộng đồng và thường xuyên có những chương trình tình nguyện.
Vì vậy, Thùy Dương thích văn hóa và tính nhân văn của công B và cô ấy đã chọn làm việc ở đó. Đây chính là ví dụ về động lực liên kết.
Động lực liên kết là nguồn gốc chính của sự thúc đẩy này, vì nó thúc đẩy con người tìm kiếm những cơ hội để trở thành một phần của một tổ chức hoặc cộng đồng có sự kết nối xã hội.
Động lực sinh lý tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như không khí, thức ăn, nước uống, giấc ngủ, tình dục. Do đó, mục tiêu chính của động lực này là để tồn tại.
Trong động lực sinh lý, phần thưởng có thể không phải là vật chất nhưng có thể cảm nhận được. Chắc chắn rằng, nhu cầu của con người là không thể xem nhẹ. Ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, ngủ nhiều hơn… và tất cả đều được thúc đẩy bởi loại động lực này.
Tất nhiên, đó không phải là động lực mà bạn có thể sử dụng trong doanh nghiệp của bạn. Nhưng, nó nhắc nhở chúng ta rằng phải quan tâm đến sức khỏe của nhân viên cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tip: Nếu bạn thấy nhân viên đang cố gắng hết sức nhưng họ gặp một số vấn đề và trông rất mệt mỏi, thì có thể họ đang cần được nghỉ ngơi để có thể làm việc một cách hiệu quả.
Dưới đây là 3 động lực bên ngoài rất phổ biến:
Đây có lẽ là động lực được nhiều người biết đến vì tính phổ biến của nó, và đây cũng là cách dễ nhất để thúc đẩy động lực của một người nhanh chóng.
Thưởng cho nhân viên một khoản tiền hoặc đưa ra mức thưởng nếu đạt được một kết quả nào đó, chắc chắn mọi người sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Tuy nhiên, các vấn đề với loại động lực này cũng không tồn tại lâu vì mọi người đã quen thuộc với nó.
Điểm khác biệt của loại động lực này so với các loại động lực khác là nó dựa trên phần thưởng từ bên ngoài chứ không phải xuất phát từ bên trong con người. Nếu không có phần thưởng thì động lực này sẽ không phát huy tác dụng.
Một ví dụ điển hình chính là sự cạnh tranh doanh số bán hàng giữa các nhân viên tại công ty để bán được một lượng hàng hóa nhất định. Nếu phần thưởng là tiền thay vì việc bán hàng để giúp công ty đạt doanh số cao hơn, thì đó được coi là động lực dựa trên tiền thưởng.
Dù thực tế là như vậy thì động lực dựa trên phần thưởng cũng không hoàn toàn sai, dù nó dựa trên sự khuyến khích.
Động lực dựa trên phần thưởng có thể hoạt động cùng với động lực dựa trên thành tích, vì phần thưởng cũng có thể mang lại cảm giác thỏa mãn về thành tựu. Với cả 2 loại động lực này, bạn sẽ được đánh giá từ bên ngoài và cảm thấy hài lòng khi hoàn thành những gì mà công ty mong muốn.
Đúng như tên gọi, điều này dựa trên mong muốn của con người là đặt quyền lực lên người khác hoặc thay đổi tình hình xung quanh cuộc sống của họ.
Có thể nói rằng kiểm soát người khác không hẳn là xấu, ngay cả khi nó mang một số ý nghĩa tiêu cực.
Động lực dựa trên quyền lực không đồng nghĩa với việc kiểm soát người khác mà đôi khi nó chỉ đơn giản là động lực để lãnh đạo.
Một ví dụ điển hình của loại động lực này là lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo là người có động lực để dẫn dắt những người khác trong nhóm của mình.
“Quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng cao” là câu nói trích dẫn khá hay ho từ Spiderman. Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ truyền cảm hứng cho người khác để vượt qua thách thức và giúp họ tổ chức được công việc. Anh ta sẽ đảm nhận trách nhiệm và dẫn dắt.
Đồng thời, một quản lý không đủ năng lực có thể khiến cho một nhóm đi xuống, làm giảm năng suất hoặc thậm chí khiến nhân viên phải nghỉ việc.
Do đó, phòng nhân sự cần quan tâm đến loại động lực này, những cá nhân phản ứng với nó như thế nào và cách công ty sử dụng động lực dựa trên phần thưởng.
Đó là một loại động lực thúc đẩy mọi người đạt được điều gì đó mà nếu không dựa trên sự sợ hãi. Nó không dựa trên bất kỳ khoản tiền thưởng nào mà dựa trên nỗi sợ hoặc cảm giác bất an.
Động lực dựa trên nỗi sợ hãi luôn được coi là sự tiêu cực nhưng cũng không hẳn như vậy.
Mặc dù động lực dựa trên nỗi sợ hãi có thể tạo ra những kết quả tiêu cực nhưng nó thường mang lại những kết quả tích cực.
Một ví dụ điển hình là nhân viên cố gắng đi làm đúng giờ vì người quản lý quy định sẽ phạt thật nặng những người đến muộn. Cụ thể là bất kỳ ai đến muộn nhiều hơn 1 lần sẽ không chỉ bị phạt mà còn bị sa thải.
Để tránh điều này, bạn thức dậy sớm mỗi buổi sáng để đi làm và tránh tắc đường. Sự thay đổi này dựa trên sự sợ hãi chứ không phải do ý thức muốn đi sớm để bắt đầu công việc một cách thuận lợi.
Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó, vì các khía cạnh tiêu cực của loại động lực này có thể áp đảo những kết quả tích cực. Thay vì tăng năng suất lao động, nó có thể dẫn đến việc mất động lực, giảm sự hài lòng trong công việc và dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc tăng.
Là một nhân viên, ai cũng cần được thúc đẩy động lực nội tại và động lực bên ngoài.
Một số động lực nhân viên sẽ lựa chọn để mang lại sự tích cực và đạt hiệu quả cao trong công việc như:
Động lực dựa trên khen thưởng
Động lực thái độ
Động lực sáng tạo
Động lực dựa trên sự sợ hãi
Động lực thành tích
Động lực năng lực
Động lực sức mạnh
Cho dù đó là một nhóm 5 người hay một nghìn người đi chăng nữa, nhà quản lý cũng nên chắc chắn rằng cần một số loại động lực cụ thể để quản lý nhân sự.
Nhân viên có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp ở ngoài kia và có một điều khiến họ gắn bó với công ty lâu dài chính là họ được thúc đẩy để phát triển.
Dưới đây là những hình thức động lực tốt nhất mà các nhà quản lý nên áp dụng:
Động lực dựa trên khen thưởng
Động lực thành tích
Động lực thái độ
Động lực năng lực
Với những ai đang là CEO, nhà Quản lý đang tìm kiếm phương pháp giúp nhân viên có động lực làm việc một cách bền vững có thể tham khảo ngay khóa học 10 Phương pháp tạo Động lực bền vững của Coach Mai Xuân Đạt trên nền tảng giáo dục trực tuyến Gitiho.
Nội dung khóa học được đánh giá là thực tiễn, dễ áp dụng với nhân viên và giúp nhà quản lý tạo ra niềm vui, động lực cho nhân viên, giúp họ hoàn thành mục tiêu, nâng cao hiệu suất và tự hào với công việc của mình.
Dưới đây là một số động lực tốt nhất phù hợp trong lĩnh vực giáo dục là:
Động lực thành tích
Động lực dựa trên phần thưởng
Động lực dựa trên sự sợ hãi
Tại Gitiho, để khuyến khích động lực học tập của nhân sự, hệ thống LMS có tích hợp tính năng Gamification với các huy hiệu như: Chăm chỉ, 3 ngày Streak, 7 ngày Streak… Dựa vào đó, mỗi nhân sự sẽ cố gắng “đua top” và đạt huy hiệu bằng cách học hỏi mỗi ngày.
Các loại động lực tại nơi làm việc vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đạt được mục tiêu của mình. Đối với doanh nghiệp, nếu sử dụng hợp lý những loại động lực trên, sẽ không có gì cản trở bạn trên con người đạt được những thành công.