Onboarding là gì? Bí quyết để nhân sự mới sẵn sàng cống hiến hết mình

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Onboarding giúp nhân sự mới hòa đồng với môi trường, văn hóa công ty nhanh chóng. Đây là hoạt động được nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm, áp dụng. 

Tuy nhiên không phải nhà quản lý nào cũng thực sự hiểu Onboarding là gì, làm thế nào để xây dựng quy trình chuyên nghiệp, bài bản. Bài viết dưới đây của Gitiho sẽ mang đến lời giải cho những băn khoăn ấy. 

Onboarding là gì?

Hiểu đơn giản đây là hoạt động để nhân viên mới dễ dàng hòa nhập với công việc, môi trường, đồng nghiệp cũng như văn hóa doanh nghiệp. Họ thích nghi càng nhanh đồng nghĩa với hiệu suất công việc, đóng góp cho công ty càng cao. 

onboarding-1
Onboarding giúp nhân viên mới làm quen với công việc nhanh chóng hơn

Trải qua quá trình Onboarding, nhân viên được bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, hiểu rõ cách giao tiếp quy chuẩn trong công ty. Nhờ vậy họ sẽ hòa nhập nhanh hơn, không bị bối rối, lo lắng khi bắt tay vào làm việc. 

Lợi ích Onboarding mang lại cho doanh nghiệp

Onboarding đóng vai trò quan trọng trong tuyển dụng nhân tài của doanh nghiệp. Đây là khởi đầu mang tính cốt lõi với mọi công ty khi tiếp nhận nhân viên mới. Nhờ vậy doanh nghiệp nhận thấy rõ tinh thần, thái độ của nhân sự nói riêng và toàn bộ công ty nói chung. 

onboarding-2
Onboarding giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân tài

Hoạt động này đem đến lợi ích to lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Quá trình hướng dẫn, đào tạo đầy đủ giúp nhân sự mới dễ dàng thích nghi, nắm bắt công việc. Quy trình càng chi tiết nhân viên sẽ càng quen công việc nhanh hơn. Nhờ vậy công ty rút ngắn được thời gian huấn luyện cũng như tiết kiệm tối đa chi phí. 
  • Onboarding là yếu tố quan trọng để nhân viên mới hòa nhập, làm quen nhanh với nhân viên cũ. Đây giống như cầu nối xóa tan những bỡ ngỡ, ngại ngùng của người mới. 
  • Dễ nhận thấy Onboarding là bước gạch nối giữa đào tạo và tuyển dụng. Nếu thực hiện tốt hoạt động này sẽ tạo ra quy trình thống nhất, không gián đoạn. Nhờ đó, doanh nghiệp giữ chân nhân tài hiệu quả hơn, giảm tối đa tỷ lệ nghỉ việc trong giai đoạn đầu. 

Không những vậy, Onboarding còn đóng vai trò để nhà quản lý hiểu sâu hơn về công việc. Đồng thời doanh nghiệp dễ dàng xây dựng lộ trình phát triển rõ ràng cho nhân viên, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. 

Quy trình Onboarding chi tiết cho doanh nghiệp

Dựa trên đặc thù ngành nghề, quy mô tuyển dụng, cách thức vận hành, mỗi đơn vị sẽ có quy trình Onboarding khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo tính nhất quán trong phong cách, tư duy làm việc giữa người mới và người cũ, chúng ta chỉ nên duy trì một quy trình duy nhất. Cụ thể được chia sẻ trong phần dưới đây:

Pre-Onboarding

Bước đầu tiên trong quá trình Onboarding rất quan trọng. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc cho nhân sự mới trước khi nhận việc sẽ tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái. Nhờ vậy họ có thể bắt đầu ở môi trường mới một cách hiệu quả. Một số việc cơ bản như:

onboarding-3
Chuẩn bị đầy đủ trang bị đón chào nhân sự mới tạo nên bầu không khí thoải mái, thân thiện
  • Chuẩn bị sổ tay, bút ghi chép. 
  • Chuẩn bị đồng phục công ty. 
  • Sắp xếp hồ sơ chứa thông tin liên quan tới văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, công việc. 
  • Kiểm tra chỗ ngồi, trang thiết bị, đồ dùng cho nhân viên mới. 

Những việc này dù nhỏ nhặt nhưng nếu làm chỉn chu sẽ tạo ấn tượng cực kỳ tốt cho nhân sự mới. Qua đó họ thấy được sự trân trọng từ công ty, cảm thấy quý mến đồng nghiệp. 

Ngày đầu đi làm

Ngày đầu làm việc của nhân viên, bạn cần giới thiệu để họ hiểu rõ mục tiêu công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ trong công ty. Đây là cơ hội thuận lợi nếu muốn ghi điểm trong mắt nhân sự mới. Điều quan trọng trong ngày này không phải công việc mà cần hướng đến việc tương tác với đồng nghiệp. 

onboarding-4
Ngày đầu làm việc nhân viên mới cần được quản lý giới thiệu làm quen với mọi người

Vì thế, bạn có thể dẫn nhân sự dạo quanh một vòng và giới thiệu sơ qua các phòng ban. Sau đó, bạn tiếp tục trao đổi về quy định chung của công ty, cách tính lương, thưởng, chế độ cơ bản. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, bạn hãy theo sát nhân viên mới để giúp đỡ họ khi cần thiết, tránh gây nên cảm giác hoang mang, bị bỏ rơi. 

Thomas J.Watson Jr từng nói: “Trong kinh doanh hãy luôn đặt con người ở vị trí số 1. Tôn trọng nhân viên chính là chìa khóa thành công của nhà quản lý”. Hoạt động chào đón nhân viên mới giống như một cách thể hiện sự trân trọng của lãnh đạo dành cho nhân sự. Như vậy họ sẽ yêu hơn công việc cũng như nơi đầu quân. 

Sau khi nhân viên đã nhận việc

Khi nhân viên bắt đầu vào công việc, doanh nghiệp nên thường xuyên triển khai các buổi training (đào tạo) nội bộ. Những khóa đào tạo tại chỗ On the Job Training sẽ phát huy tối đa hiệu quả, gắn kết tinh thần làm việc nhóm. 

onboarding-5
Chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân sự mới dễ dàng hòa nhập với môi trường

Nhân sự mới khi được trang bị thêm kiến thức bài bản, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ phát huy tối đa trí lực để hoàn thành nhiệm vụ. Qua đó hiệu suất cũng gia tăng, góp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển.

Chưa kể đào tạo thường xuyên, định kỳ còn là cách để nhân viên thêm phần tích cực, có trách nhiệm hơn với công việc. Sau 2 – 3 tháng bạn có thể đánh giá nhân viên xem họ có đủ năng lực, phẩm chất và là một “mảnh ghép” lâu dài hay không.

Bí quyết giúp Onboarding trong doanh nghiệp hiệu quả

Hiểu rõ Onboard trong nhân sự là gì chúng sẽ biết đây là cả một quá trình, không phải một sớm một chiều. Bên cạnh việc kết nối nhân viên mới – cũ, để hoạt động này đạt hiệu quả, bộ phận nhân sự cần lưu ý một số bí quyết sau:

onboarding-6

Onboarding cần tiến hành đồng bộ, đa dạng hình thức để đạt hiệu quả

  • Đón nhân sự mới thông qua nhiều hình thức: Bên cạnh việc đưa nhân viên mới đến giới thiệu trước mặt mọi người, bạn có thể chuẩn bị thêm chút đồ ăn nhẹ hoặc món quà nhỏ để các thành viên tương tác với nhau dễ dàng hơn. 
  • Đào tạo bài bản: Quá trình này giúp nhân viên nắm rõ văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy công việc thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Những kênh truyền thông nội bộ như: Email, bảng tin nên có thông báo về sự có mặt của nhân viên mới. Như vậy những người vắng mặt đều nắm được. 
  • Xây dựng kế hoạch phát triển rõ ràng cho tương lai: Trước khi Onboarding, doanh nghiệp nên nắm bắt nhu cầu của nhân sự để thiết kế kế hoạch đào tạo chính xác. Bởi mỗi người sẽ có những điểm mạnh – hạn chế khác nhau. Nếu biết cách phát huy thế mạnh từng nhân sự, cung cấp cho họ thứ họ cần thì năng suất công việc sẽ cải thiện đáng kể. 

Như vậy, quy trình Onboarding là chìa khóa quan trọng trong đào tạo, tuyển dụng nhân sự và quản trị doanh nghiệp. Nếu triển khai bài bản, hoạt động này sẽ giúp nội bộ nhân viên trở nên gắn kết, tạo sức mạnh tập thể vượt trội. 

Kết luận

Qua bài viết này, Gitiho hy vọng bạn đã hiểu rõ Onboarding cũng như lợi ích, quy trình Onboarding cơ bản. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức về quản trị nhân sự, bạn hãy tiếp tục theo dõi cập nhật từ chuyên trang. 

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông