Quản trị doanh nghiệp là gì? Yếu tố nào giúp quản trị hiệu quả

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Quản trị doanh nghiệp là quy trình quan trọng trong mỗi công ty. Đây chính là cơ sở then chốt giúp đánh giá tiềm năng cạnh tranh, phát triển của các tổ chức trong hoạt động kinh doanh.

Bài viết hôm nay, GITIHO sẽ chỉ ra 6+ yếu tố giúp các nhà quản lý, lãnh đạo có được cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Quản trị doanh nghiệp là gì? 

Quản trị doanh nghiệp chính là hệ thống gồm quy tắc, quy định, cơ chế mà tổ chức dựa vào đó để kiểm soát, điều hành thành viên cũng như hoạt động của mình.

quan-tri-doanh-nghiep-1
Quản trị doanh nghiệp chính là hệ thống gồm quy tắc, quy định, cơ chế mà tổ chức dựa vào đó để kiểm soát, điều hành thành viên cũng như hoạt động của mình

Về cơ bản quy trình này gắn liền việc cân bằng lợi ích của những bên liên quan tới doanh nghiệp, chẳng hạn lãnh đạo, cổ đông, quản lý, nhân viên, đơn vị cung cấp, khách hàng…

Nhà lãnh đạo, quản lý là những người đưa ra nguyên tắc hướng đến hoàn thành mục tiêu để triển khai hiệu quả quy trình quản trị doanh nghiệp. Nội dung của nguyên tắc liên quan tới lĩnh vực quản trị từ xây dựng kế hoạch cho tới kiểm tra, rà soát, đánh giá và thông báo thông tin doanh nghiệp.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa quản lý và quản trị

Tìm hiểu những chức năng chính của quản trị doanh nghiệp

Chức năng chính của quản trị doanh nghiệp là vấn đề tiếp theo bạn cần giải quyết. Quản trị doanh nghiệp có 4 chức năng chính trong mỗi cơ quan, tổ chức. Đó chính là hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo, quản lý, kiểm soát và điều chỉnh, cụ thể:

quan-tri-doanh-nghiep-2
Quản trị doanh nghiệp có 4 chức năng chính trong mỗi cơ quan là hoạch định chiến lược; tổ chức; lãnh đạo, quản lý; kiểm soát và điều chỉnh

Hoạch định chiến lược

Đây là những người chịu trách nhiệm xác định những mục tiêu. Đồng thời họ còn hoạch định chiến lược để đạt mục tiêu đó cho doanh nghiệp.

Chức năng này đóng vai trò như việc xác định ra phương hướng phát triển, dự đoán khả năng có thể sẽ xảy ra và lên kế hoạch dự trù.

Khi hoạch định chiến lược, những nhà quản trị cần:

  • Nắm rõ được bối cảnh kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp.
  • Hiểu rõ tình hình hoạt động trong cơ quan, tổ chức.
  • Xây dựng đúng mục tiêu.
  • Nhà quản trị phải xác định được nguồn lực và trách nhiệm của bên liên quan.

Bên cạnh đó các nhà quản lý cũng cần chỉ rõ công việc được thực hiện ở phạm vi thời gian với nguồn lực có sẵn cùng với đó là điều kiện hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức của nhà quản trị trong mỗi doanh nghiệp/ công ty thể hiện chủ yếu qua ba mảng chính. 

Thứ nhất là tổ chức bộ máy, xây dựng kết cấu công ty với thứ tự, cấp bậc, vị trí. Trong đó nhà quản trị cần mô tả rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn cùng với đó là phúc lợi ở mỗi vị trí.

Thứ hai là phân công nhân sự, công tác và nguồn lực cho phòng ban: Việc này cần thực hiện theo cấp độ công ty đến phòng ban, nhóm và cuối cùng là cá nhân.

Thứ ba là xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách trong doanh nghiệp để bảo đảm mọi hoạt động được thực hiện hiệu quả nhất.

Chức năng lãnh đạo, quản lý

Khi đã hoàn thành xong khung sườn để chuẩn bị công tác, hành động, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tiếp tục quản lý, lãnh đạo nhân sự trong công ty hoạt động theo quy định.

Ở quá trình này, các nhà quản trị sẽ thực hiện những hoạt động liên quan tới chính sách, cơ chế, phong cách làm việc, hành vi và quản trị để khuyến khích các nhân viên làm việc nỗ lực hơn.

Kiểm soát và điều chỉnh

Nhà quản trị thường xuyên kiểm tra, theo sát các hoạt động của doanh nghiệp để có những đánh giá khách quan. Đồng thời họ kịp thời cập nhật tình hình nội bộ trong công ty.

Tại quá trình này, quản trị doanh nghiệp sẽ giúp bạn nắm được những điểm mạnh – yếu trong công ty để điều chỉnh, cải thiện tốt hơn. 
 

6+ yếu tố giúp thực hiện quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Để bảo đảm quá trình quản trị doanh nghiệp hiệu quả, thực hiện đồng bộ giúp công ty phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh cao, các nhà quản lý, đội ngũ lãnh đạo cần nắm rõ 6 yếu tố quan trọng sau:

Xác định chiến lược rõ ràng

Xác định chiến lược rõ ràng, chi tiết là nhiệm vụ đầu tiên nhà lãnh đạo cần thực hiện. Với quá trình này bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh, tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của tổ chức. 

quan-tri-doanh-nghiep-3
Xác định chiến lược rõ ràng, chi tiết là nhiệm vụ đầu tiên nhà lãnh đạo cần thực hiện

Khi đã vạch ra được tất cả các nội dung quan trọng, việc tiếp theo nhà quản trị cần làm đó chính là đề ra hoạt động triển khai một cách chi tiết nhằm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Tất cả những thành viên trong doanh nghiệp cần nắm rõ, bám sát vào chiến lực để thực hiện tốt công việc được phân công. Đồng thời mọi người cần bảo đảm tất cả đều hướng tới mục tiêu, sứ mệnh của công ty.

Tổ chức, sử dụng nhân sự hợp lý

Chiến lực của đơn vị có được triển khai hiệu quả, đúng hướng hay không phụ thuộc nhiều vào đội ngũ lãnh đạo đang làm tốt việc phân chia công việc, sử dụng nhân lực hợp lý không.

quan-tri-doanh-nghiep-4
Tổ chức, sử dụng nhân sự hợp lý

Mỗi một bộ phận, nhân viên trong công ty đều có chức năng, đảm nhận công việc khác nhau. Vì thế, nhà lãnh đạo, quản lý cần bảo đảm phân chia công việc phù hợp, đúng với chuyên môn để phát huy đối đa tố chất, điểm mạnh của từng người.

Để có thể làm được điều này, người quản lý cần biết cách đánh giá trình độ, thực lực của nhân viên. Hệ thống quản trị doanh nghiệp từ đó mới được bảo đảm vận hành hiệu quả.

Kiểm soát tài chính 

Để hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định, thông suốt thì doanh nghiệp cần kiểm soát tốt tài chính. Tài chính là một trong yếu tố then chốt giúp quyết định sự phát triển, tồn tại của công ty.

quan-tri-doanh-nghiep-5
Để hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định, thông suốt thì doanh nghiệp cần kiểm soát tốt tài chính

Việc kiểm soát tài chính hiệu quả không những ảnh hưởng tới chất lượng quá trình quản trị doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến hoạt động truyền thông, chiến lược kinh doanh cũng như triển khai công việc của phòng, ban trong công ty.

Kiểm soát hàng hóa chặt chẽ

Kiểm soát hàng hóa phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố: Cơ chế thị trường, xu hướng khách hàng và chất lượng của dịch vụ/ sản phẩm, giá tiền.

Khi quá trình kiểm soát chặt kẽ, công ty sẽ có cơ sở để phân tích tình trạng tăng giảm hàng hóa, đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp khi hoạt động kinh doanh xảy ra vấn đề.

Đảm bảo chất lượng nhân lực

Việc quản lý nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình quản trị doanh nghiệp. Bởi con người là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới sự thành công của công ty.

quan-tri-doanh-nghiep-6
Đảm bảo chất lượng nhân lực

Để kiểm soát nhân lực tốt, nhà quản lý cần nắm chắc biến động nhân sự trong đơn vị. Đồng thời bạn cũng phải kiểm soát được hoạt động liên quan tới nhân sự như: Đào tạo, tuyển dụng, bảo hiểm, lương thưởng… để nâng cao được chất lượng nhân viên, tạo động lực giúp họ làm việc được hiệu quả hơn, đồng thời cống hiến lâu dài cho công ty.

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự

Kiểm soát hàng tồn kho

Hàng tồn kho thực sự là tình trạng khó khăn lớn với doanh nghiệp nếu không có giải pháp quản lý phù hợp. 

quan-tri-doanh-nghiep-7
Kiểm soát số lượng, tình trạng hàng hóa trong kho một cách kỹ lưỡng

Vậy nên, công ty cần kiểm soát số lượng, tình trạng hàng hóa trong kho một cách kỹ lưỡng. Đồng thời bạn cũng cần có chính sách nhập hàng hợp lý để không rơi vào tình trạng tồn kho với số lượng lớn.

Với chia sẻ trên hẳn bạn đã phần nắm được khái niệm và chức năng của quản trị trong công ty. Hy vọng qua các nhà lãnh đạo, quản lý có được kế hoạch quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Tải ngay: 30 mẫu báo cáo quản trị và hướng dẫn quy trình lập báo cáo

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông