5 cách cải thiện sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp nhờ L&D

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Một thực tế điển hình cho thấy là những nhân viên gắn bó lâu dài với công ty tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với những nhân viên khác. Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu gần đây của Gallup, trên toàn cầu chỉ có 20% nhân viên gắn bó với công việc và nơi làm việc của họ.

Đồng thời, số lượng nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển sang lĩnh vực, công việc khác cũng tăng kỷ lục trong giai đoạn gần đây. 

Chỉ có 20% nhân viên gắn bó với công việc và nơi làm việc của họ
Chỉ có 20% nhân viên gắn bó với công việc và nơi làm việc của họ

Vậy làm thế nào để cải thiện sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, doanh nghiệp, theo dõi bài viết dưới đây của Gitiho!

Tầm quan trọng của việc học tập và phát triển đối với sự gắn bó của nhân viên

Vậy làm thế nào để các công ty đảm bảo được sự gắn bó lâu dài của nhân viên và không mất đi những nhân tài trong thời điểm khó khăn này?

Một trong những lý do chính khiến nhân rời bỏ công việc là “thiếu cơ hội nghề nghiệp”. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phát triển kỹ năng và chuyên môn tại nơi làm việc là điều rất quan trọng đối với nhân viên: 86% chuyên gia có thể sẽ thay đổi công việc nếu như công ty mới cho họ cơ hội để phát triển chuyên môn và 92% nhân sự cho rằng việc được đào tạo chuyên môn là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Ngoài ra, theo Báo cáo học tập tại nơi làm việc của Linkedin năm 2019, 94% nhân viên sẽ ở lại một công ty lâu dài nếu công ty đó đầu tư vào sự nghiệp của họ. 

Phát triển chuyên môn tại nơi làm việc là một trong những kỳ vọng của nhân viên
Phát triển chuyên môn tại nơi làm việc là một trong những kỳ vọng của nhân viên

Gần đây, vai trò của L&D ngày càng quan trọng trong việc tăng cường sự gắn kết của nhân sự. Theo Báo cáo học tập tại nơi làm việc của LinkedIn, năm 2022 , một môi trường làm việc có cơ hội học hỏi và phát triển hiện là yếu tố số 1 nhân sự sẽ lựa chọn.

Theo Báo cáo học tập tại nơi làm việc của Linkedin năm 2022, cơ hội học tập và phát triển là yếu tố số 1 mà nhân viên định nghĩa về nơi làm việc tốt. 

Ngoài ra, việc phát triển là một trong những yếu tố thúc đẩy sự cam kết của thế hệ Millennials. Dựa trên khảo sát Deloitte Global 2022 Gen Z and Millenial Survey, cơ hội học tập và phát triển đặt lên hàng đầu khi lựa chọn công ty và ngay từ năm 2016, báo cáo của Gallup đã tiết lộ rằng người thuộc thế hệ Millennials đã đánh giá công việc theo tiêu chí học hỏi và phát triển bản thân. 

*Thế hệ Millennials: là nhóm người sinh vào khoảng từ những năm 1981 đến khoảng đầu những năm 2000, là những người trưởng thành trong thời kỳ công nghệ số và internet.

Mách bạn 5 cách để cải thiện sự gắn bó của nhân viên với L&D

5 cách để cải thiện sự gắn bó của nhân viên với đào tạo và phát triển
5 cách để cải thiện sự gắn bó của nhân viên với đào tạo và phát triển

1. Xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp

Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về “văn hóa học tập” được cho là của CEP: “Văn hóa học tập là một văn hóa hỗ trợ tư duy cởi mở, chủ động học hỏi, tìm kiếm kiến thức để hướng tới nhiệm vụ và mục tiêu chung của tổ chức.” 

Cơ hội học tập và phát triển như một phần của công việc hằng ngày giúp tăng sự hài lòng của nhân viên. Toàn bộ thành viên trong tổ, doanh nghiệp cần phải cùng nhau đóng góp vào việc xây dựng văn hóa học tập. 

Một văn hóa học tập tốt cho phép người học lựa chọn phương pháp học, thời điểm học và nội dung học tập sẽ xây dựng một văn hóa học tập tự chủ, liên tục và đẩy mạnh động lực, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức chuyên sâu hơn, áp dụng vào công việc một cách hiệu quả.

Để xây dựng văn hóa học tập hiệu quả thì việc lựa chọn nền tảng là điều rất quan trọng. Các nền tảng cung cấp các trải nghiệm học tập hấp dẫn bằng cách cấp quyền truy cập các tài nguyên, nội dung học tập đa dạng, hấp dẫn mà người học có thể dễ dàng tìm thấy bất cứ khi nào mà họ cần. 

Xem thêm: Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

2. Tập trung phát triển kỹ năng cho nhân viên

Một trong những cách để cải thiện sự gắn bó của nhân viên là tập trung phát triển kỹ năng cho họ. 

Trong một cuộc khảo sát về xu hướng nhân lực toàn cầu năm 2019 cho thấy, hơn 50% số người được hỏi cho biết nhân viên dễ dàng tìm được việc làm bên ngoài tổ chức của họ hơn là bên trong. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới rất mất thời gian và tốn kém. 

Để đảm bảo đội ngũ nhân sự của họ có tính cạnh tranh và có thể giữ chân được những nhân viên giỏi nhất, việc nâng cao kỹ năng hiện có và đào tạo lại kỹ năng nên là trọng tâm của chiến lược đào tạo và phát triển. 

Nâng cao kỹ năng là cải thiện những kỹ năng hiện có bằng cách đi sâu vào từng vấn đề và mở rộng hơn nữa kỹ năng. Còn đào tạo lại kỹ năng là tập trung vào việc áp dụng các kỹ năng mới để đảm nhận vai trò duy nhất trong tổ chức. 

Về lâu về dài, việc nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng sẽ cải thiện sự gắn bó của nhân viên và giúp cho công ty thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả.

Một số tổ chức mà Deloitte phỏng vấn về mức độ gắn bộ của nhân viên đã tăng gần 30% sau khi triển khai chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên trang bị được các kỹ năng cho các vị trí mới trong tổ chức. 

Xem thêm: Khám phá các kỹ năng cần thiết trong công việc quyết định thành công

3. Xây dựng các chương trình huấn luyện và cố vấn

Trong môi trường làm việc ngày nay, tốc độ thay đổi nhanh chóng các kỹ năng làm việc khiến nhân viên choáng ngợp. Các chương trình huấn luyện, cố vấn có thể giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mới để đối phó với áp lực, thay đổi liên tục và khiến họ gắn bó với công việc. 

Các chương trình đào tạo, hướng dẫn và chia sẻ kiến thức có thể giúp cho nhân viên phát triển kỹ năng để đối phó với áp lực và những thay đổi, giúp cho họ cân bằng được cảm xúc trong công việc. Một cơ hội học hỏi 2 chiều: hướng dẫn và chia sẻ sẽ giúp cho nhân viên và người quản lý luôn gắn kết với nhau. 

ATD (Hội đồng phát triển tài năng) có chỉ ra rằng hướng dẫn và chia sẻ có mục tiêu tương tự nhưng vai trò lại khác nhau. 

Việc chia sẻ kiến thức thiết lập mối quan hệ và tạo ra mối quan hệ 2 chiều để có lợi cho cả 2 bên với mục đích xây dựng và phát triển nghề nghiệp lâu dài. Còn chương trình hướng dẫn tập trung vào người học giúp tìm ra giải pháp và cam kết tạo ra những hành động bằng cách lắng nghe, xác định nhu cầu của người học.

79% các doanh nghiệp có hiệu suất cao đã cho phép nhân viên được tiếp cận với chương trình đào tạo và chia sẻ kiến thức lẫn nhau
79% các doanh nghiệp có hiệu suất cao đã cho phép nhân viên được tiếp cận với chương trình đào tạo và chia sẻ kiến thức lẫn nhau

Dựa trên nghiên cứu của Brandon Hall Group, kết quả kinh doanh tốt hơn khi việc đào tạo được coi trọng, khuyến khích việc thực hành từ lãnh đạo hàng đầu trở xuống. 79% các doanh nghiệp có hiệu suất cao đã cho phép nhân viên được tiếp cận với việc đào tạo và phản hồi, chia sẻ từ đồng nghiệp.

Xem thêm: 5 chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp bứt phá

4. Tập trung vào đào tạo tại chỗ và đào tạo trong quá trình làm việc

Trải nghiệm học tập hiện đại là một phần quan trọng trong toàn bộ trải nghiệm của nhân viên. Những tổ chức đầu tư vào trải nghiệm của nhân viên có khả năng đạt được tác động tích cực đến sự tham gia của nhân viên (+35%) và sự hạnh phúc của nhân viên (+28%).

Trong những năm gần đây, các nền tảng học tập đã phát triển để cho phép “học tập trong quá trình làm việc”, cung cấp việc học tập thông qua phần mềm, công cụ khi cần thiết. 

Đào tạo tại chỗ (OJT) là một phương pháp học tập thực tế để đạt được năng lực và kỹ năng mới cần thiết trong công việc, môi trường làm việc. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí theo thời gian, vì nhân viên không phải thay đổi địa điểm làm việc để học tập. Công nghệ hiện đại ngày nay và với sự phát triển của E-learning cho phép con người học tập mọi lúc, mọi nơi. 

Dựa trên nghiên cứu của Brandon Hall Group, 73% các tổ chức có hiệu suất cao đã cho phép nhân viên trải nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mới nhằm mở rộng và phát triển khả năng của họ thông qua các nhiệm vụ được thực hiện liên tục, luân chuyển công việc và tham gia vào các đội nhóm. 

Lợi ích khi đầu tư vào trải nghiệm của nhân viên
Lợi ích khi đầu tư vào trải nghiệm của nhân viên

5. Xây dựng các lộ trình học tập cho nhân sự

Theo nghiên cứu của Brandon Hall Group, sự phát triển của bản thân và trong công việc là động lực hàng đầu để nhân viên gắn kết với công ty. Các chương trình học tập được cá nhân hóa là cách tuyệt vời để giúp nhân viên định hướng tương lai và tạo ra con đường sự nghiệp của họ.

Ngay cả trong tình huống tốt nhất, các chương trình đào tạo thường được thiết kế cho các nhu cầu chung, vì vậy việc thiết lập lộ trình học tập được cá nhân hóa là điều cần thiết để mang lại trải nghiệm học tập tốt. 

Các nhu cầu đào tạo cá nhân và các lĩnh vực trọng tâm được xác định trong các buổi hướng dẫn và chia sẻ nên được giải quyết bằng cách tổ chức các buổi học dành cho nhân viên để tất cả hoạt động bổ trợ cho nhau. Bằng cách này, người học nhận được sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của họ. 

Một trong những giải pháp tối ưu nhất được các doanh nghiệp lớn lựa chọn hiện nay để đào tạo và phát triển nhân viên là “Gitiho for Leading Business” được cung cấp bởi nền tảng giáo dục hàng đầu hiện nay Gitiho. Trong đó có ngân hàng Vietinbank, Vietcombank; bảo hiểm quân đội MIC; Ví điện tử MOMO… 

  • Doanh nghiệp có riêng 1 website đào tạo của riêng mình với gần 600 khóa học và cũng có thể tự tạo ra các khóa học mới. 
  • Nhân viên có quyền truy cập để học tập bất kỳ khóa học nào phục vụ cho việc nâng cao chuyên môn và phát triển kỹ năng. 
  • Sau mỗi khóa học có các đề thi để nhân viên kiểm tra năng lực. 
  • Doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua các dữ liệu đo được từ người học trên website như thời gian học, tỷ lệ hoàn thành khóa học, học bao nhiêu khóa… 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ HỆ THỐNG LMS TẠI ĐÂY:

5 cách cải thiện sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp nhờ L&D

Các tổ chức, doanh nghiệp nên tập trung vào 5 cách này vì nó có khả năng cải thiện hiệu quả kinh doanh, chứ không chỉ là duy trì, cải thiện sự gắn bó của nhân viên. Bằng cách kết hợp với công nghệ học tập hiện đại với các hoạt động trên, các tổ chức có thể mở rộng quy mô học tập để xây dựng sự gắn kết của nhân viên và hỗ trợ nhu cầu kinh doanh phát triển theo thời gian.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông