E-learning là gì? Khám phá từ A – Z phương pháp đào tạo E-learning

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Được biết không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam, E-learning đang trở thành xu hướng. Đặc biệt trong thời kỳ 4.0 hiện nay, đào tạo trực tuyến đã đem lại nhiều giá trị hữu ích. Vậy E-learning là gì? Phương pháp này mang đến những lợi ích như thế nào đối với xã hội, cộng đồng? Hãy cùng Gitiho giải đáp ngay trong bài viết sau. 

E-learning là gì?

E-learning (Electronic Learning) có nghĩa đào tạo trực tuyến. Phương pháp giảng dạy, học tập mới này được tiến hành dựa trên hệ thống kết nối mạng internet. 

e-learning-la-gi-1
Đào tạo trực tuyến E-learning được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Thuật ngữ E-learning lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị quốc tế về CBT – Computer Based Training năm 1999. Hệ thống E-learning thường được ví như mô hình “lớp học đảo ngược”. Bởi người học sẽ được học tập ngay tại lớp trực tuyến, sau đó nghiên cứu lý thuyết tại nhà. 

Nền tảng này cho phép cả giáo viên và học sinh tương tác, giao tiếp, trao đổi với nhau không cần gặp mặt trực tiếp. Người dùng có thể sử dụng E-learning bằng đa dạng thiết bị hỗ trợ có kết nối internet như: PC, laptop, máy tính bảng, smartphone. 

Ý nghĩa của phương pháp học trực tuyến E-learning

Theo báo cao của Research and Markets: “Năm 2020, E-learning được 90% công ty trên toàn thế giới áp dụng”. Khảo sát từ đại học Potomac cũng cho thấy: “70% sinh viên đồng ý rằng các lớp học trực tuyến hiệu quả hơn lớp học truyền thống”. 

Xem thêm: Vai trò của đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp thời 4.0

Cùng với sự linh hoạt, tiện lợi, phương pháp học trực tuyến E-learning mang đến ý nghĩa quan trọng cho cả người dùng lẫn cộng đồng. Cụ thể:

Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên giỏi

Nền giáo dục Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khan hiếm giáo viên, nhất là người dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Dù không giải quyết triệt để nhưng E-learning giúp hạn chế tối đa tình trạng này. 

e-learning-la-gi-2
Mỗi giáo viên có thể cùng lúc quản lý hàng ngàn học sinh

Thực tế, chỉ cần 1 – 2 giáo viên đã có thể giảng dạy, quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn học viên thông qua lớp học trực tuyến. Nhờ hỗ trợ của công cụ, việc soạn giáo trình trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn. Chưa kể vì không phải di chuyển, địa điểm dạy linh hoạt nên giáo viên chủ động thời gian. 

Thân thiện môi trường

E-learning là giải pháp học tập thân thiện với môi trường. Học viên và giáo viên tham gia không cần sử dụng nhiều sách vở, phấn, bút, đồ dùng học tập. Điều này giúp giảm lượng giấy, hạn chế nạn chặt phá rừng sản xuất giấy hàng năm. 

e-learning-la-gi-3
Học sinh học trực tuyến giảm tối đa chi phí cho đồ dùng học tập

Theo một nghiên cứu thực hiện trên các khóa học trực tuyến cho thấy: “Chương trình học tập E-learning thải ra môi trường lượng khí Cacbon ít hơn 85% và năng lượng tiêu thụ ít hơn 90% so với khóa học truyền thống”. 

Tập trung vào học viên

E-learning được xây dựng nhằm hướng tới đối tượng chính là học viên. Mỗi chức năng đều thiết kế, phát triển phù hợp với khả năng sử dụng của người dùng. 

e-learning-la-gi-4
Chương trình đào tạo trực tuyến xây dựng hướng vào người học

Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo trực tuyến này cũng triển khai đa dạng tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập, trao đổi. Nhờ vậy quá trình tương tác, thảo luận với giảng viên, bạn học trở nên đa dạng hơn, nâng cao chất lượng đầu ra. 

Dễ dàng phân tích, thu thập dữ liệu

Một lợi ích của E-learning chính là hệ thống tự động thu thập, phân tích dữ liệu. Từ đó đưa ra đánh giá về kết quả giảng dạy của giảng viên và tiến trình học tập của học viên. 

e-learning-la-gi-5
Hệ thống hỗ trợ thống kê, phân tích dữ liệu đánh giá quá trình học tập mỗi học viên

Những thông tin này được cập nhật định kỳ theo tháng hoặc khóa học. Nhờ vậy nhà trường, doanh nghiệp có thể căn cứ đưa ra chiến lược cải tiến, phát triển chương trình quản lý, đào tạo phù hợp hơn. 

Khám phá 3 thành phần chính của E-learning

Như phân tích ở trên đào tạo trực tuyến mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Để hiểu sâu hơn về thuật ngữ E-learning là gì, chúng ta cần nắm rõ những thành phần cơ bản của phương pháp. Cụ thể sẽ được chia sẻ ngay phần sau đây:

Hệ thống quản lý học tập

Hệ thống E-learning bao gồm những gì, trước hết phải nhắc tới công cụ quản lý học tập LMS. LMS viết tắt từ Learning Management System có nghĩa hệ thống quản lý học trực tuyến. 

e-learning-la-gi-6
LMS giúp quản lý quá trình dạy học hiệu quả

Theo Wikipedia, LMS là tập hợp các công cụ phần mềm vi tính đã được thiết kế chuyên biệt nhằm quản lý quá trình dạy và học. Hệ thống này thường triển khai trên mạng vi tính, cho phép nhiều người cùng lúc tham gia mà không bị rào cản về địa lý, thời gian. 

Hệ thống quản lý học tập LMS giữ một số chức năng chính sau:

  • Quản lý lưu trữ dữ liệu số. 
  • Bảo mật dữ liệu các chủ thể. 
  • Đáp ứng, tương thích đa chủng loại thiết bị, đảm bảo băng thông lưu lượng lớn. 
  • Đa chủ thể, hỗ trợ một lớp học/chương trình đào tạo có sự tham gia cùng lúc bởi nhiều giáo viên, học viên. 
  • Đa ngôn ngữ. 
  • Kiểm soát, tùy chỉnh đăng ký học trực tuyến. 
  • Quản lý, kiểm soát giao dịch phát sinh khi tương tác với khóa học. 
  • Tương tác, hỗ trợ học viên, giảng viên. 
  • Tổ chức kiểm tra năng lực. 
  • Theo dõi, kiểm soát người học. 

Hệ thống LMS giúp tổ chức quản lý tổng thể hoạt động của chương trình đào tạo. Từ đó chúng ta có thể đánh giá, cải tiến khóa học phù hợp điều kiện thực tế. 

Hệ thống quản lý nội dung học tập

Hệ thống quản lý nội dung học tập – Learning Content Management System (LCMS) cho phép người dùng tổ chức, lưu trữ, phát các nội dung đào tạo tới người học. Hiểu đơn giản, công cụ này giúp giáo viên soạn thảo, quản lý bài giảng điện tử dùng trong dạy học. 

e-learning-la-gi-7
LCMS hỗ trợ lưu trữ dữ liệu bài giảng

LCMS có sự liên kết chặt chẽ với hệ thống LMS. Chúng kết hợp với nhau tạo nên hệ thống hoàn chỉnh để quá trình dạy, học triển khai thuận lợi. 

Công cụ hỗ trợ làm bài giảng

Công cụ làm bài giảng hỗ trợ giáo viên trong việc truyền tải nội dung chữ viết, hình ảnh, âm thanh khi dạy trực tuyến. Bằng cách này bài giảng trở nên sinh động, dễ hiểu và dễ học hơn. Vì thế hiệu quả đào tạo được cải thiện, nâng cao chất lượng học viên. 

e-learning-la-gi-8
Giáo viên có thể sử dụng phần mềm để soạn bài giảng nhằm tiết kiệm thời gian

Thành phần này của E-learning giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, công sức. Toàn bộ dữ liệu bài giảng được lưu trữ bảo mật nên không lo mất, có thể dùng cho nhiều lớp khác nhau. 

Đánh giá ưu – nhược điểm của hình thức E-learning

Từ sau đại dịch, đào tạo trực tuyến càng khẳng định sức hút đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Theo Viện nghiên cứu của Mỹ, E-learning có thể tăng từ 25 – 60% tỷ lệ duy trì người học so với hình thức đào tạo truyền thống. 

e-learning-la-gi-9
Người học E-learning có thể chủ động về thời gian, địa điểm học tập

Khảo sát Skill Scouter cho thấy: “Tốc độ tăng trưởng ngành E-learning đã vượt quá 900% kể từ năm 2000.” Thống kê từ Finances Online chỉ ra rằng 93% công ty trên toàn cầu có kế hoạch áp dụng phương pháp học trực tuyến. 

Xem thêm: Từ A - Z thông tin về đào tạo E-learning

Những con số trên cho thấy mô hình đào tạo này trong tương lai còn phát triển hơn nữa. Vậy cụ thể E-learning có ưu – nhược điểm gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu ngay sau đây. Nắm rõ lợi hại của đào tạo trực tuyến cũng là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngũ E-learning là gì. 

Ưu điểm

Sự ra đời của E-learning đã trở thành bước tiến không nhỏ trong lĩnh vực đào tạo. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, phương pháp này còn giúp người dùng chủ động, linh hoạt trong mọi điều kiện. Dưới đây là một số lợi thế E-learning mang lại:

  • Không bị giới hạn về thời gian, không gian học: Người học có thể bố trí học tập mọi lúc mọi nơi mà không phải tới lớp theo khung giờ cố định. Vì thế học viên dễ dàng điều chỉnh, quản lý thời gian học một cách phù hợp. 
  • Bài giảng hấp dẫn: Tất cả bài giảng E-learning trở nên sống động, thú vị nhờ kết hợp giữa nội dung và âm thanh, hình ảnh, video. Điều này mang tới cái nhìn trực quan cho học viên, đồng thời kích thích khả năng tương tác để tiếp thu kiến thức. 
  • Cập nhật liên tục: Các tài liệu, bài học mới được update kịp thời giúp học viên nhanh chóng tiếp cận nội dung mới. 
  • Phối hợp linh hoạt giữa học viên – giảng viên: Người học có thể trao đổi, thảo luận trong suốt quá trình học tập nhằm củng cố thêm kiến thức. 

Như vậy ứng dụng E-learning trong đào tạo là giải pháp hữu ích ở thời đại 4.0. Biết cách khai thác từ lợi thế của giảng dạy trực tuyến sẽ đem đến cho bạn nhiều giá trị hữu hình. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, E-learning vẫn tồn tại một số nhược điểm. Vì thế, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương pháp đào tạo này. 

  • Hạn chế về hạ tầng công nghệ: Chương trình đào tạo E-learning phụ thuộc vào nền tảng internet. Vì thế, học viên ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh sẽ bị ảnh hưởng tiến độ, chất lượng học tập nếu đường truyền không ổn định. 
  • Tương tác hạn chế: So với học truyền thống, E-learning bị hạn chế bởi khả năng tương tác. Học viên chỉ được hướng dẫn khi gọi điện, gửi email trao đổi. 
  • Yêu cầu người học phải có tinh thần tự giác: Do không có sự giám sát trực tiếp từ giáo viên nên học sinh cần nâng cao khả năng học độc lập. Bên cạnh đó, học viên nên xây dựng thời gian biểu hợp lý để mục tiêu học tập hoàn thành tốt. 
  • Nội dung hạn chế: Đối với những môn đào tạo cần thí nghiệm, thực hành, E-learning sẽ gặp trở ngại. Học sinh không có cơ hội rèn luyện những phần này. 

Xem thêm: Khó khăn khi đào tạo trực tuyến

Có thể thấy, E-learning tồn tại song song cả ưu – nhược điểm. Tuy nhiên trước xu hướng thị trường, tương lai đào tạo trực tuyến vẫn là giải pháp hữu hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, trường học. 

Gitiho hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm rõ E-learning là gì, bao gồm thành phần nào. Muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin chuyên sâu, bạn đừng quên theo dõi cập nhật từ chuyên trang. 

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông