Trong bài viết trước, các bạn đã tìm hiểu về Layers trong AutoCAD và làm bài tập thực hành. Bây giờ, gitiho sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng 5 cặp lệnh quản lý Layers trong AutoCAD khi trên bản vẽ của bạn chứa nhiều layer khác nhau. Tham khảo ngay để nâng cao tốc độ và hiệu quả làm việc.
Trước khi đọc hướng dẫn dùng lệnh quản lý Layers trong AutoCAD, các bạn hãy bấm vào nút "Tài liệu đính kèm" ở ngay đầu bài để tải file mẫu layer về nhé. File mẫu có hướng dẫn để lập ra các layer cơ bản dùng trong lĩnh vực xây dựng. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khác thì hãy thêm vào các layer khác để phù hợp với nhu cầu công việc.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Sau khi tạo bảng layers theo mẫu của chúng mình, bạn vào mục Layers Properties thì sẽ thấy các layer đã được đặt tên và cài đặt thuộc tính về linetype, lineweight, màu sắc như thế này:
Tuy nhiên, có một vấn đề là còn có 4 thuộc tính khác bao gồm:
Ngoài ra, với các bản vẽ đã được đo kích thước rồi thì trong bảng quản lý layers sẽ có thêm một layer tên là Defpoints. Nó được cài đặt sẵn là sẽ không in ra.
Xem thêm: Thực hành dựng nhanh hình chiếu của vật thể trong AutoCAD
Cặp lệnh quản lý Layers này tương ứng với thuộc tính bật/tắt layers. Có thể bạn đã quen với việc sử dụng lệnh trong AutoCAD bằng lệnh tắt. Tuy nhiên lệnh LayOn thì không có lệnh tắt nên bạn cứ gõ đầy đủ cả cụm "LAYON" ra nhé. Khi bạn dùng lệnh này thì các layers đang bị ẩn sẽ hiển thị lên.
Tương tự như vậy lệnh LayOff bạn cũng gõ đầy đủ cả cụm ra sau đó bấm phím cách thì thanh lệnh sẽ gợi ý là: Select an object on the layer to be turned off. Dòng gợi ý này có nghĩa là hãy chọn một đối tượng đang nằm trong layer mà bạn muốn ẩn. Lúc này bạn chỉ cần nhấp chuột vào đối tượng đã được áp dụng layer cần ẩn là được nhé.
Cặp lệnh quản lý Layers này tương ứng với thuộc tính đóng băng/không đóng băng layers. Lệnh đóng băng layer có lệnh tắt là LayFrz. Bạn nhập từ này vào dòng lệnh => bấm phím cách thì sẽ thấy gợi ý là: Select an object on the layer to be frozen. Gợi ý này có nghĩa là chọn đối tượng thuộc layer mà bạn muốn đóng băng:
Sau khi bạn chọn thì các layer bị đóng băng sẽ ẩn đi. Nếu bạn muốn chúng hiện lên thì dùng lệnh tắt LayThw nhé. Quay trở lại với câu hỏi ở phần đầu bài viết là lệnh này có gì khác với lệnh bật/tắt layers bằng On/Off. Ngoài khác vì khi bạn đóng băng thì dù có bấm Ctrl + A cũng không thể chọn được layer đã đóng băng ra thì còn gì nữa không?
Thực tế, công dụng của lệnh này là dùng cho các layer mà bạn muốn tắt nó trong thời gian dài. Có nghĩa là khi bạn đã đóng băng, layer đã ẩn thì bạn dùng lệnh LayOn tức là hiển thị tất cả layer nó cũng không hiện lên. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian làm việc khi mỗi lần dùng LayOn xong sẽ không phải đi tìm layer nào đó đang cần tắt để tắt thủ công.
Cặp lệnh quản lý Layers này tương ứng với thuộc tính khóa/mở khóa layers. Lệnh tắt để khóa layer trên không gian làm việc của AutoCAD là LayLck; còn LayULk là lệnh tắt để mở khóa layer. Khi bạn mở khóa thì layer sẽ sáng rõ, khi bạn khóa lại thì layer sẽ hơi mờ đi như trong hình ảnh dưới đây:
Cặp lệnh quản lý Layers này có chức năng giúp bạn giữ lại layers được chọn, tạm thời làm mờ các layers không được chọn. Trước khi sử dụng, các bạn lưu ý là lệnh này có chế độ setting.
Sau khi truy cập lệnh thì bạn bấm phím S => bấm phím cách thì sẽ thấy thanh lệnh hiển thị là: Enter setting for layers not isolated [Off, Lock and fade].
Nếu các bạn chọn vào Lock and fade thì thanh lệnh sẽ yêu cầu bạn chọn fade value có nghĩa là đoạn được làm mờ đi thì sẽ mờ như thế nào. Thông số mặc định là 50. Bạn muốn đổi thông số thì nhập số mới vào cuối dòng này => bấm Enter.
Trong hình ảnh dưới đây bạn có thấy thấy ngoài 2 layer mà chúng mình đã chọn để áp dụng lệnh LAYISO thì tất cả các layer khác đã mờ đi tức là đang bị khóa. Để chúng hiện lên thì bạn dùng lệnh LAYUNISO.
Nếu các bạn chọn vào Off thì khi bạn bấm phím cách để thực hiện lệnh, các layer không được chọn sẽ bị tắt đi chứ không phải bị khóa và làm mờ đi như khi chọn Lock and fade. Với trường hợp này muốn các layers đang tắt hiện lên thì bạn dùng lệnh LAYUNISO hay lệnh LAYON đều được nhé.
Cặp lệnh quản lý Layers này được dùng để biến đổi layer trong AutoCAD. Cụ thể là:
Lệnh LayCur: Có tác dụng đưa một đối tượng nào đó đang được áp dụng layer khác với layer hiện thời trong bản vẽ AutoCAD thành áp dụng layer hiện thời. Nói đơn giản hơn là nó làm biến đổi layer của đối tượng.
Lệnh LayMcur: Có tác dụng đưa layer của một đối tượng nào đó thành layer hiện thời của bản vẽ. Tức là nó không làm biến đổi layer của đối tượng mà nó làm biến đổi layer hiện thời của bản vẽ.
Ví dụ: Trong hình ảnh dưới đây chúng mình dang có 5 dòng text thuộc layer 0, có nghĩa là chỉ có màu trắng bình thường không thiếp lập thuộc tính gì hết.
Còn layer hiện tại đang hiển thị giao diện làm việc của AutoCAD là layer t - TRUC với đặc điểm nhận biết là màu đỏ.
Sau đó, chúng mình nhập lệnh LayCur vào thanh lệnh => bấm phím cách thì sẽ có gợi ý là: Select on object to be changed to the current layer. Gợi ý này có nghĩa là hãy chọn đối tượng mà bạn muốn biến đổi nó thành layer hiện thời tức là layer - TRUC.
Khi đó chúng mình chọn đối tượng là 5 dòng text khi nãy thì nó sẽ được chuyển sang áp dụng layer - TRUC.
Với lệnh LayMCur các bạn thực hiện tương tự nhé. Công dụng của 2 lệnh này là các bạn dùng nó để biến đổi layer của đối tượng hoặc của bản vẽ một cách nhanh chóng mà không cần vào bảng layer để tìm kiếm. Điều này sẽ giúp tốc độ làm việc của bạn tăng lên rất nhanh.
Bạn có thể áp dụng những kiến thức về cặp lệnh quản lý Layers được chia sẻ trên đây để giúp quá trình làm việc với AutoCAD thuận lợi và hiệu quả hơn. Những kiến thức như trong bài viết này sẽ được giảng giải chi tiết kèm theo ví dụ cụ thể, trực quan trong khóa học Tuyệt đỉnh AutoCAD trên Gitiho:
Khóa học là nơi dành cho các bạn muốn tự học cách sử dụng phần mềm AutoCAD để triển khai bản vẽ 2D và 3D cho khối kỹ thuật. Những bạn chưa biết gì về AutoCAD cũng có thể tham gia khóa học vì bài giảng được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn tiếp thu kiến thức dễ dàng. Hơn nữa, giảng viên cũng luôn sẵn sàng trả lời thắc mắc trong vòng 24h để các bạn hiểu rõ hơn về bài học. Khóa học cũng sẽ chia sẻ cho bạn nhiều tài liệu hay về AutoCAD. Tham gia ngay nào các bạn ơi!
Tài liệu kèm theo bài viết