Affiliate Marketing là gì? Khám phá mô hình tiếp thị của thời đại 4.0

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Sẽ thế nào nếu bạn có thể kiếm tiền ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào, ngay cả khi bạn đang ngủ? Đây là ý tưởng đằng sau khái niệm affiliate marketing. Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về mô hình marketing mới lạ này và khám phá cơ hội tăng thu nhập không giới hạn cùng Gitiho Affiliate bạn nhé.

Đăng ký Gitiho Affiliate và gia nhập cộng đồng publisher của Gitiho tại đây

Trong thời đại lên ngôi của các mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến affiliate marketing, hay bắt gặp những đường link giới thiệu sản phẩm của các KOC trên Shopee, Lazada. Đây chính là hình thức affiliate marketing.

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate marketing, hay còn gọi là tiếp thị liên kết, là mô hình hợp tác giữa một doanh nghiệp và các nhà phân phối nhằm quảng bá và thúc đẩy doanh số sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các nhà phân phối (affiliate/publisher) sẽ tận dụng hiểu biết về sản phẩm và sức ảnh hưởng của mình để thu hút khách hàng (consumer) mua hàng của nhà cung cấp (merchant/seller). Với mỗi lượt chuyển đổi thành công, nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng (commission) từ nhà cung cấp.

Affiliate Marketing là gì? Khám phá mô hình tiếp thị của thời đại 4.0

Như vậy, khi bạn mở Tiktok và lướt qua video của một influencer nào đó đang quảng bá sản phẩm và dẫn đường link mua hàng trong bio, có thể hiểu người này đang hợp tác với nhãn hàng và quảng bá sản phẩm của họ đến nhiều người dùng Tiktok nhất có thể. Đổi lại, influencer sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công đến từ đường link đã gắn trên bio.

Với sự tăng tưởng không ngừng của các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, affiliate marketing đang mở ra một con đường mới dành cho không chỉ các doanh nghiệp, mà còn những người đã và đang làm tiếp thị liên kết. Đây chính là cơ hội dành cho bạn nếu như bạn muốn có một nguồn thu nhập thụ động bên cạnh nguồn thu nhập chính. 

Tăng thu nhập không giới hạn cùng Gitiho Affiliate

Các thành phần của Affiliate Marketing

Đối với affiliate marketing, có 4 thành phần chính mà bạn cần biết:

  • Nhà cung cấp (Merchant/Seller) - Cá nhân, nhãn hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ với mục đích thúc đẩy hiệu quả kinh doanh qua các kênh online.
  • Nhà phân phối (Affiliate/Publisher) - Cá nhân, đơn vị hợp tác với nhà cung cấp để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút người dùng mua hàng.
  • Người dùng (Consumer) - Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Network) - Nơi trung gian kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối, trang bị các tính năng database dành cho merchant, theo dõi, báo cáo hiệu quả quảng cáo, theo dõi tài chính, thanh toán hoa hồng cho publisher,…

Các loại hình Affiliate Marketing

Unattached Affiliate Marketing

Publisher không có kết nối với sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng bá. Họ không sở hữu kiến thức, kỹ năng về sản phẩm của nhà cung cấp, đồng thời không có thẩm quyền về sử dụng sản phẩm đó. Đây đơn thuần là hình thức pay-per-click, tức là bạn nhận được hoa hồng dựa theo các lượt click vào đường link trên trang của bạn dẫn đến website của nhà cung cấp bạn hợp tác cùng.

Hình thức unattached affiliate marketing phù hợp với những người muốn tăng thu nhập mà không cần tìm hiểu sâu về sản phẩm hay xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một cộng đồng đủ lớn và có danh tiếng nhất định để có thể thành công khi tham gia affiliate theo hình thức này.

Publisher không nhất thiết phải là người đã trải nghiệm sản phẩm, mà chỉ cần có tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định. Giả sử, bạn sở hữu một kênh YouTube về thời trang. Bạn đăng một video quảng bá cho một nhãn hàng A bạn chưa từng mặc lên người sản phẩm của họ, tuy nhiên cộng đồng subscriber của bạn có thể là khách hàng tiềm năng của nhãn hàng này. Như vậy, bạn đang làm related affiliate marketing với nhãn hàng A.

Ưu điểm của related affiliate marketing là khả năng thúc đẩy traffic cho nhãn hàng. Mặc dù vậy, có thể bạn sẽ đối mặt với nguy cơ quảng bá cho các sản phẩm kém chất lượng do chưa từng sử dụng trước đây. Do đó, hãy thật cẩn thận trong khâu kiểm định sản phẩm trước khi bạn quyết định làm affiliate theo hình thức này.

Involved Affiliate Marketing

Publisher đã trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và có thể đưa ra đánh giá về việc sử dụng sản phẩm. Thay vì hình thức pay-per-click đơn thuần, publisher tham gia vào involved affiliate marketing tận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của mình để khiến khách hàng tin và mua sản phẩm được quảng bá.

Hình thức affiliate marketing này sẽ yêu cầu publisher đầu tư nhiều công sức xây dựng hình ảnh và cộng đồng của mình. Đổi lại, hình thức này sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu dài cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối. Đây cũng là hình thức mà Gitiho Affiliate mong muốn áp dụng cho các publisher tham gia chương trình.

Tăng thu nhập không giới hạn cùng Gitiho Affiliate

Tại sao bạn nên tham gia Affiliate Marketing?

Với sự phát triển mạnh mẽ của affiliate marketing hiện nay, mô hình này hiện đang là mảnh đất vô cùng màu mỡ dành cho bất kỳ ai có tiềm năng và mong muốn cải thiện thu nhập. Cụ thể hơn, dưới đây là một số lý do bạn nên bắt đầu tham gia tiếp thị liên kết này ngay từ hôm nay.

  • Thu nhập hấp dẫn, không giới hạn: Ngay cả khi bạn là học sinh, sinh viên hay mẹ bỉm sữa, bạn hoàn toàn có thể kiếm được 5-10 triệu/tháng từ affililiate marketing. Đó là chưa kể cơ hội tăng thu nhập không giới hạn mà ngành nghề này có thể mang lại cho bạn nếu bạn đầu tư kiến thức và công sức của mình.
  • Dễ dàng tham gia: Bạn sẽ không gặp phải bất kỳ rào cản nào khi bắt đầu tham gia affiliate marketing, kể cả chi phí “khởi nghiệp” hay các yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp.
  • Không cần lo lắng về vận chuyển, đổi trả sản phẩm: Nhiệm vụ của bạn là quảng bá sản phẩm của nhà cung cấp đến cộng đồng người tiêu dùng, do đó bạn sẽ không phải đảm đương công việc vận chuyển hay đổi trả sản phẩm. Thay vào đó, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm xử lý công việc này.
  • Kiếm tiền mọi lúc mọi nơi: Thu nhập từ hoạt động affiliate marketing có thể phát sinh bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang ngủ. Chính vì vậy, đây là một nguồn thu nhập thụ động vô cùng hấp dẫn.
Affiliate Marketing là gì? Khám phá mô hình tiếp thị của thời đại 4.0

Thu nhập từ Affiliate Marketing được tính toán như thế nào?

Bây giờ, nếu như bạn đã quyết định theo đuổi tiếp thị liên kết, bạn sẽ cần cân nhắc đến cách thức tính thu nhập của mình để từ đó lựa chọn và đưa ra thỏa thuận phù hợp với nhà cung cấp. Dưới đây là một số mô hình tính giá trong affiliate marketing:

  • CPA (Cost per Action): Publisher nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như điền thông tin, đăng ký tư vấn, mua hàng,…
  • CPS (Cost per Sale): Publisher nhận hoa hồng khi khách hàng mua hàng từ link của publisher và được seller ghi nhận
  • CPL (Cost per Lead): Publisher nhận hoa hồng khi khách hàng điền và gửi thông tin đăng ký đến seller.
  • CPO (Cost per Order): Publisher nhận hoa hồng khi khách hàng đặt hàng thành công trên website của seller.
  • CPQL (Cost per Qualified Lead): Publisher nhận hoa hồng khi các khách hàng đáp ứng một số điều kiện nhất định từ phía seller hoàn thành mẫu đăng ký của seller.

Làm thế nào để bắt đầu kiếm tiền từ Affiliate Marketing?

Chọn thị trường ngách phù hợp

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi tham gia affiliate marketing là xác định thị trường ngách (niche) của mình. Có rất nhiều thị trường bạn có thể lựa chọn, ví dụ như lĩnh vực thời trang và làm đẹp, lối sống, ẩm thực, giáo dục,… Điều quan trọng nhất là bản thân bạn xác định được lĩnh vực mình đam mê và có thể biến hóa nguồn đam mê ấy vào công việc.

Bên cạnh đam mê cá nhân, bạn cũng cần phải trả lời một số câu hỏi dưới đây trước khi đi đến quyết định làm affiliate marketing trong một thị trường ngách.

  • Thị trường này có tiềm năng khai thác và phát triển không?
  • Thị trường này có chỗ cho mình không?
  • Mình có đủ hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ trong thị trường này không?
  • Thị trường này hiện nay đã có các chương trình affiliate marketing hay chưa?

Nghiên cứu các chương trình Affiliate

Nếu như bạn đã chọn được thị trường ngách của mình, hãy nghiên cứu các chương trình tiếp thị liên kết đã và đang được diễn ra. Các sàn thương mại điện tử có lẽ sẽ là các đối tượng đầu tiên bạn muốn xem xét. Hiện nay, các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada đều có chương trình affiliate với rất nhiều marketer tham gia.

Không chỉ với Shopee hay Lazada, trong thị trường ngách của bạn cũng tồn tại rất nhiều các chương trình affiliate khác mà có thể bạn chưa biết. Do đó, việc dành thời gian tìm hiểu tất cả các chương trình phù hợp là rất quan trọng.

Tăng thu nhập không giới hạn cùng Gitiho Affiliate

Xây dựng kênh nội dung

Muốn trở thành affiliate marketer thành công, bạn bắt buộc phải xây dựng một kênh nội dung chất lượng cao, bởi lẽ nội dung là yếu tố quyết định người dùng có mua sản phẩm mà bạn quảng bá hay không. Hãy xác định các nền tảng hoạt động của bạn, ví dụ như các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,… hay một trang blog riêng. Nếu có thể, bạn hoàn toàn có thể xây dựng nhiều kênh phân phối nội dung để tối đa cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Quảng bá sản phẩm affiliate

Có rất nhiều cách để bạn quảng bá sản phẩm affiliate thông qua các kênh phân phối nội dung của mình. Phụ thuộc vào tính chất nội dung trên các nền tảng khác nhau, bạn có thể xây dựng một kế hoạch nội dung quảng cáo phù hợp với kênh của mình. Hãy lưu ý lồng ghép các thông điệp bán hàng thật tinh tế để tránh làm người xem thở dài khi bắt gặp nội dung của bạn nhé.

Xem thêm: Những ưu đãi dành cho Publishers khi tham gia sàn Gitiho Affiliate

Tổng kết

Trên đây là các kiến thức bạn cần biết trước khi tham gia vào mô hình affiliate marketing. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được bản chất và cách thức hoạt động của hoạt động affiliate, từ đó xây dựng một kế hoạch cụ thể cho bản thân trên con đường kiếm tiền online.

Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông