Mô hình SWOT hay ma trận SWOT là một trong những thuật ngữ quen thuộc với các Marketer nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung. Đây được xem là một trong những công cụ phân tích và thiết lập chiến lược trong Marketing vô cùng căn bản và hữu hiệu. Vậy mô hình SWOT là gì? Cấu trúc của mô hình này như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Gitiho.com
Đăng ký Khóa học Marketing Foundation - Marketing căn bản cho người mới bắt đầu
Mô hình SWOT được phát minh vào những năm 1960 bởi một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ - Albert Humphrey trong quá trình ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford. Ông cùng nhóm nghiên cứu đã đề ra mô hình SWOT để tìm ra căn nguyên các công ty liên tục thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra, đánh giá tất cả các yếu tố nội tại cũng như khách quan về thị trường.
Trước đó mô hình có tên là SOFT viết tắt của:
Vào năm 1964, Albert Humphrey cùng nhóm nghiên cứu đã đổi chữ F thành chữ W và từ đó mô hình SOFT được đổi thành SWOT.
Mô hình SWOT là mô hình phân tích tình hình, chiến lược nổi tiếng viết tắt của 4 từ trong Tiếng anh đó là:
Mô hình SWOT không chỉ được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp mà còn được ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống xã hội như phân tích cá nhân, chủ thể để lập kế hạch cho tương lai.
Trong 4 yếu tố cấu thành mô hình SWOT thì S - Strengths (Điểm mạnh) và W - Weaknesses (Điểm yếu) là 2 yếu tố nội bộ trong chủ thể, doanh nghiệp, có thể thay đổi được. Bên cạnh đó, O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức) là 2 yếu tố bên ngoài, tác động vào chủ thể, doanh nghiệp.
Cùng phân tích rõ hơn về 4 yếu tố cấu thành nên ma trận SWOT dưới bài phân tích sau đây:
Yếu tố đầu tiên trong mô hình SWOT đó là Strengths (Điểm mạnh). Điểm mạnh chính là lợi thế, đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Điểm mạnh chính là yếu tố cần được phát huy và được nâng cao mỗi ngày.
Để xác định được điểm mạnh của bản thân nội tại, bạn hãy tự đặt ra các câu hỏi như: Doanh nghiệp của bạn giỏi gì nhất? Những lợi thế mà bạn đang sở hữu là gì? Lý do khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của bạn trong vô càn các đối thủ khác trên thị trường….
Hãy cân nhắc xem xét USP (Unique Selling Point) của bản thân để có thể nắm được toàn bộ thế mạnh của mình nhé!
Yếu tố thứ hai trong mô hình SWOT đó là Weaknesses (Điểm yếu). Điểm yếu chính là những yếu tố bất lợi, hạn chế mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Đối với doanh nghiệp, các yếu tố ấy có thể là doanh thu thấp, độ nhận diện thương hiệu chưa cao, nhân viên hoạt động chưa năng nổ….
Một số các câu hỏi doanh nghiệp có thể đặt ra nhằm tìm ra những điểm yếu của bản thân có thể kể đến như:
Không có ai hay doanh nghiệp nào là hoàn hảo, bạn cần thẳng thắn nhìn nhận vào điểm yếu của bản thân từ đó tìm ra những giải pháp để khắc phục, biến điểm yếu thành điểm mạnh đó chính là một trong những yếu tố tiên quyết để thành công.
Opportunities (Cơ hội) chính là những tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Yếu tố cơ hội là một trong những yếu tố tác động từ bên ngoài lên doanh nghiệp. Phải biết tận dụng cơ hội, phát triển những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, điều còn thiếu sót là lời khuyên kinh điển đối với mọi doanh nghiệp hay cá nhân.
Một số những câu hỏi gợi ý mà bạn có thể tận dụng để tìm ra cơ hội phát triển:
Yếu tố cuối cùng trong mô hình SWOT là Threats - Những thách thức. Thách thức là những yếu tố rủi ro, tiêu cực có thể tác động đến doanh nghiệp để gây ra những bất lợi. Song hành với những cơ hội luôn là thách thức, bởi vậy chớ vội lo lắng, hãy tìm hiểu thật kỹ những thách thức có thể gặp phải để đưa ra những phương hướng giải quyết tốt nhất.
Một số các câu hỏi gợi ý giúp bạn tìm ra thách thức doanh nghiệp đang gặp phải:
Trên đây là những thông tin căn bản về mô hình SWOT và phân tích những yếu tố căn bản của mô hình SWOT mà mọi Markerter cần biết và nắm vững. Hy vọng bài viết trên đây của Gitiho.com đã hữu ích với bạn.
Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về marketing, hãy tham gia ngay khóa học Marketing Foundation cùng Gitiho để tìm hiểu về quy trình marketing từ A-Z nhé. Với lộ trình bài bản và cấu trúc dễ học, chắc chắn bạn sẽ nắm được các kiến thức nền tảng quan trọng nhất về marketing. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về bài học, bạn chỉ cần bình luận, và giảng viên sẽ giải đáp cho bạn chỉ trong vòng 24 giờ. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay nào!
Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!