Agile là gì? Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Đặc trưng ra sao? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Gitiho giải đáp trong bài viết sau.
Rất nhiều quan điểm cho rằng Agile đang dần thay thế mô hình WaterFall truyền thống. Tuy nhiên để ứng dụng thành công Agile trong doanh nghiệp chúng ta cần nghiên cứu kỹ. Vậy hãy cùng khám phá ngay dưới đây nhé!
XEM NHANH BÀI VIẾT
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ mô hình Agile là gì. Có như vậy khi ứng dụng bạn mới có thể khai thác hết những lợi thế nó mang lại. Agile hay Agile Software Development đơn giản là một cách thức triển khai xây dựng, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin.
Phương pháp này lấy nguyên tắc phân đoạn vòng lặp (interactive) và tăng trưởng (incremental) làm nền tảng xây dựng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ dự án thành nhiều giai đoạn để quản lý. Chúng đòi hỏi phải có sự hợp tác và cải tiến liên tục trong quá trình triển khai.
Ngày nay, Agile không chỉ xoay quanh phát triển phần mềm mà còn đóng vai trò quan trọng trong cách thức quản lý, làm việc ở nhiều ngành nghề khác. Chẳng hạn: Dịch vụ, sản xuất, bán hàng, tiếp thị, giáo dục….
Sau khi hiểu Agile Methodology là gì chắc chắn bạn không thể bỏ qua giá trị cốt lõi tạo nên phương pháp này. Theo đó triết lý Agile được hình thành từ 4 nền tảng cơ bản sau:
Bám sát 4 giá trị cốt lõi trong mô hình Agile Development sẽ mang đến giá trị ưu việt cho dự án. Doanh nghiệp cũng dễ dàng tối ưu hóa được hiệu suất làm việc, tăng độ tin tưởng, hài lòng của khách hàng.
Hiểu rõ Agile Method là gì sẽ giúp chúng ta áp dụng đúng cách, đúng thời điểm. Bên cạnh đó trong quá trình triển khai bạn cần ghi nhớ 12 nguyên tắc quan trọng dưới đây:
Những nguyên tắc kể trên của phương pháp Agile hoàn toàn không mang tính quy phạm. Trong quá trình áp dụng tùy vào ngành nghề, lĩnh vực bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Quy trình Agile tại mỗi công ty sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang những đặc trưng cơ bản dưới đây:
Đây là đặc điểm cơ bản của phương pháp quản trị Agile. Theo đó, mỗi dự án được thực hiện theo các phân đoạn nhỏ lặp đi lặp lại từ 1 – 4 tuần. Ở từng giai đoạn triển khai, nhân sự đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ như: Lập kế hoạch – nghiên cứu, phân tích – thiết kế - thực hiện – thử nghiệm.
Tất cả công việc lặp lại theo vòng với mục tiêu cuối cùng cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất. Ngay cả khi sản phẩm đã được khách hàng sử dụng cũng cần duy trì quy luật tuần hoàn đó nhằm nâng cấp tính năng, trải nghiệm người.
Sản phẩm khi đi đến cuối công đoạn thường đã đầy đủ, trọn vẹn. Quá trình kiểm tra, thử nghiệm kỹ lưỡng đảm bảo phần mềm có khả năng chạy tốt.
Với phương pháp Agile, phân đoạn này tiếp nối phân đoạn kia theo thời gian. Mỗi phần nhỏ của sản phẩm được tích lũy, hoàn thiện dần cho tới khi thỏa mãn yêu cầu khách hàng.
Ví dụ: Ứng dụng quản lý công việc mới cho ra mắt thị trường. Sau thời gian sử dụng, người dùng phản hồi về một số hạn chế như: Không xuất dữ liệu báo cáo theo trường tùy chọn, không phân việc được theo nhóm, tính bảo mật còn thấp …. Lúc này, nhóm phát triển sản phẩm sẽ cùng ngồi lại nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
Không chỉ công nghệ thông tin mà bất cứ ngành nghề nào hiện nay cũng có sự thay đổi từng ngày. Điều này bắt nguồn từ chính nhu cầu thực tiễn. Vì thế kế hoạch áp dụng phương pháp Agile liên tục được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với các phân đoạn ngắn của dự án.
Sự thay đổi này nhằm xử lý nhanh chóng yêu cầu từ khách hàng cũng như tác động các vấn đề khách quan trong quá trình phát triển. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đây là đặc trưng nổi bật của mô hình Agile Scrum. Theo đó mỗi nhóm tổ chức tự chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao ở từng phân đoạn dự án. Cơ cấu nhóm tự phân công nhiệm vụ cho thành viên mà không phải dựa vào mô tả cứng về chức danh hay có sự phân cấp rõ ràng.
Với nhóm tự tổ chức phải đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết như: Tự ra quyết định, quản lý, tổ chức công việc. Như vậy lãnh đạo mới đủ tin tưởng để trao quyền cho người trưởng nhóm. Thông qua đó, chúng ta có thể nâng cao tinh thần chủ động sáng tạo, dám chịu trách nhiệm của nhân sự.
Ví dụ: Công ty bạn sắp tới ra mắt app học tiếng anh trực tuyến cho sinh viên, người đi làm. Phòng kinh doanh được giao khoán nhiệm vụ chốt được tối thiểu 1.000 người đăng ký học trong 2 tuần đầu tiên. Để hoàn thành chỉ tiêu này, là trưởng nhóm bạn cần tự phân công thành viên vào các team nhỏ từ 2 – 3 người, tiếp cận qua kênh khác nhau. Cùng với đó, bạn nên liên kết với phòng ban khác như nghiên cứu, phát triển thị trường, truyền thông PR để đưa ra phương án thực hiện hiệu quả.
Khác với phương pháp truyền thống, Agile dựa vào dữ liệu thống kê thực tế để đưa ra quyết định cho công việc. Điều này giúp chúng ta tránh rơi vào trạng thái mơ hồ trong quá trình triển khai.
Thông qua Agile doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian phản hồi, đồng thời tăng cường tính linh hoạt. Vì thế bạn dễ dàng kiểm soát toàn bộ tiến trình làm việc, deadline. Qua đó, trưởng nhóm biết đang vướng mắc ở đâu để xử lý nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Mô hình Agile đề cao hoạt động trao đổi trực diện. Đương nhiên phương pháp này không phản đối làm việc thông qua tài liệu, giấy tờ. Nhưng giao tiếp trực diện với Agile sẽ mang đến hiệu quả rõ ràng hơn.
Theo đó, giao tiếp giúp chúng ta hiểu rõ những thứ khách hàng đang thực sự cần và đưa ra giải pháp đáp ứng tối ưu. Chưa kể trong nội bộ nhóm, cùng nhau trao đổi dễ dàng thống nhất cách thức vận hành, triển khai. Nhờ vậy nhóm làm việc không bị chồng chéo, tránh lãng phí tài nguyên nguồn lực.
Giá trị được xem là nền tảng quan trọng của phương pháp Agile. Dù bạn thực hiện nhiệm vụ thông qua cách thức nào đi chăng nữa, cái cuối cùng doanh nghiệp cần chính là một sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng.
Muốn đạt được điều đó, bạn phải hiểu người dùng của mình, biết họ đang mong muốn điều gì ở doanh nghiệp. Chúng ta có thể thông qua trao đổi trực tiếp, ý kiến phản hồi để đưa ra những thứ thực sự hữu ích.
Tìm hiểu sâu về Agile Scrum là gì bạn sẽ thấy rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng mô hình này trong quản lý dự án. Vậy điều gì tạo nên sức hút cho phương pháp này? Những phân tích về ưu – nhược điểm của Agile dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Không phải bỗng nhiên Agile lại được đánh giá có thể trở thành phương án thay thế cho Waterfall truyền thống. Đó là bởi phương pháp này sở hữu những ưu điểm sau:
Như vậy, quản lý dự án theo mô hình Agile vừa dễ lại vừa khó. Muốn đạt hiệu quả, nhà quản trị không thể áp dụng máy móc mà cần có sự chọn lọc linh hoạt phù hợp đặc trưng ngành nghề, sản phẩm.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, phương pháp Agile còn tồn tại không ít hạn chế. Cụ thể như sau:
Như vậy hiểu rõ bản chất của Agile là vô cùng cần thiết trước khi triển khai. Nếu khai thác tốt, đây sẽ là công cụ hữu ích để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến sự thỏa mãn tuyệt đối của khách hàng.
Với chia sẻ trong bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu Agile là gì? Mang đặc trưng ra sao, áp dụng theo nguyên tắc cốt lõi nào? Nếu cần thêm thông tin chuyên sâu, bạn hãy kết nối với Gitiho ngay hôm nay.
Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!