Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?

Nội dung được viết bởi G-Multimedia

Animation và Motion Graphics đều là kiểu dạng thiết kế đồ họa chuyển động, vậy đâu là điểm khác biệt giữa chúng? Hãy cùng G-Multimedia tìm hiểu sự khác nhau giữa hai khái niệm đồ họa này nhé!

 

Học kỹ xảo và Animation nhân vật trên Adobe After Effects(Nâng cao)
 

Animation là gì?

Animation có thể hiểu đơn giản là nghệ thuật nhân hóa những đối tượng vô tri vô giác. Nó được tạo ra bằng cách chiếu các hình ảnh liên tiếp nhau để tạo ra chuyển động. Điều quan trọng nhất mà bạn cần hiểu về Animation đó là nó mang lại CHUYỂN ĐỘNG, SỰ SỐNG cho đối tượng/hình ảnh tĩnh. Những đối tượng này bao gồm: tranh vẽ, đất sét, con rối, hình Lego, hình cắt giấy,...

Animation dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là hoạt họa, hay phổ biến hơn là HOẠT HÌNH. Nói đến đấy chắc các bạn đang nghĩ tới các hãng phim hoạt hình nổi tiếng Disney, Pixel. Phim của họ có phải Animation? Câu trả lời là hoàn toàn chính xác. 

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Motion Graphics là gì?

Motion có nghĩa chuyển động, Graphics có nghĩa là đồ họa. Vậy Motion Graphics có nghĩa là chuyển động của đồ họa. Motion Graphics có sự khác biệt với Graphic Design vì nó là dạng ảnh TĨNH, trong khi đó Motion Graphics lại là dạng ảnh ĐỘNG. Các yếu tố đồ họa trong Motion Graphics thường bao gồm text, font chữ, hình khối, đường nét...Đây là dạng thiết kế đồ họa rất được ưa chuộng trong lĩnh vực video quảng cáo, marketing,...

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Sự khác biệt giữa Animation và Motion Graphics

Thông thường, nhiều người sẽ không quan tâm quá nhiều về sự khác nhau giữa hai khái niệm, bởi ý nghĩa của chúng tương đương nhau. Cả hai đều diễn tả nghệ thuật tạo chuyển động cho đối tượng đồ họa. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn theo đuổi con đường làm phim chuyển động một cách chuyên nghiệp, sự phân biệt này sẽ cần thiết cho công việc của bạn. Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt của hai dạng video chuyển động hoạt họa này nhé.

Sự khác biệt về đối tượng thiết kế

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu, Motion Graphics chỉ là một nhánh của Animation. Trong khi Motion Graphics mô tả sự chuyển động của các yếu tố đồ họa, thì Animation là khái niệm bao trùm tất cả lĩnh vực liên quan tới chuyển động hình ảnh. 

Motion Graphics sẽ tập trung tạo ra sự chuyển của các yếu tố đồ họa như: đường nét, font chữ, hình khối hoặc ảnh thật. Còn Animation sẽ tập trung vào nhân vật hoạt hình để mang tới nội dung cho câu chuyện. Các nhân vật hoạt họa được tạo ra từ nhiều dạng Animation khác nhau như Stop Motion, 2D Animation, 3D Animation.  

Xem thêm: Animation là gì? Các thể loại Animation mà bạn cần biết

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?

Sự khác biệt về mục đích sử dụng

Animation sẽ phù hợp nếu bạn có nhu cầu kể một câu chuyện cụ thể. Bạn sẽ tạo ra nhân vật hoạt hình và xây dựng tính cách cho nhân vật cũng như cốt truyện hợp lí cho cả câu chuyện. Một yếu tố quan trọng của dạng phim hoạt hình đó là nó chỉ minh họa lại thực tế của con người, vì vậy bạn sẽ cần thiết kế câu chuyện để mà nó có thể tác động tới cảm xúc của người xem, họ phải cảm nhận và hiểu được câu chuyện đó. 

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Còn trong video Motion Graphics, mục tiêu chính là tạo ra hình ảnh động kích thích thị giác nhằm thu hút sự chú ý. Dù Motion Graphics vẫn áp dụng được để xây dựng câu chuyện, tuy nhiên đó không phải mục đích chính và cũng không thực sự cần thiết. 

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Thêm một sự khác biệt nho nhỏ, đó là thời lượng của video Motion Graphics thường chỉ dưới 60s hoặc 1 đến 2 phút. Còn Animation có thể làm một bộ phim hoàn chỉnh từ 1 tiếng và hơn nữa.

Sự khác biệt về các cách áp dụng

Motion Graphics thường được sử dụng phối hợp với cảnh quay thực tế, là gia vị giúp cho video của thu hút và sống động hơn. Thường Motion Graphics được sử dụng như hiệu ứng Transistion trong Powerpoint, tuy nhiên sẽ chuyên nghiệp và rải rác ở nhiều yếu tố khác nữa thay vì chỉ là chuyển cảnh thông thường. Một số hiệu ứng thường được áp dụng phổ biến Motion Graphics có thể kể ra như:

  • Chuyển động background
  • Hiệu ứng thẻ tiêu đề (Title Cards)
  • Chuyển động đồ họa Icons (Animated Icons)
  • Chuyển động đồ họa Logo (Logo Animation)

Xem thêm: Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa không nên bỏ qua
 

Ngược lại, Animation sẽ không phối hợp với video thực tế mà hoàn toàn là video được hoạt hình hóa từ đầu tới cuối. Hay nói đơn giản nó chính là phim HOẠT HÌNH. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy nhìn các ví dụ bên dưới nhé.

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Hình ảnh GIF trên để mô tả một Logo Animation, đây chính là dạng Motion Graphics. Bạn có thể để đặt hiệu ứng này trên đầu hoặc cuối video để giới thiệu thương hiệu. 


 

Phần Intro của video trên cũng là một ví dụ hay về Motion Graphics, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự phối hợp đặc sắc giữa hình khối và ảnh thực tế, cũng như là hiệu ứng chuyển động của các dòng text. Điều này tạo ra một phân đoạn chuyển cảnh rất thú vị và khiến cho người xem tò mò với nội dung còn lại của video.

Còn với Animation thì sao? Vậy thì bạn chỉ cần nhớ tới các bộ phim hoạt hình của hãng phim nổi tiếng như Disney hoặc pixel, đó chính là Animation.

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Sự khác biết về định dạng đồ họa

Đây có lẽ là sự khác biệt lớn nhất để phân biệt giữa hai dạng video chuyển động hình ảnh này. Animation bao gồm hai dạng đồ họa 2D và 3D. Trong khi đó, Motion Graphics thường tập trung vào đồ họa 2D nhiều hơn. Tất nhiên các yếu tố 3D vẫn có thể được thêm vào video Motion Graphics để tạo hiệu ứng, nhưng sẽ không phải yếu tố chính. 

Khi nào nên sử dụng Motion Graphics hay Animation?

Motion Graphics

Mục đích chính của Motion Graphics đó là tạo hiệu ứng thị giác bắt mắt, thu hút sư chú ý của người xem. Rất nhiều doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ mang tính phức tạp sẽ sử dụng video đồ họa chuyển động nhằm giải thích hoặc truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này vừa khiến người xem dễ tiếp nhận thông tin đồng thời gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác. 

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

Animation

Nếu bạn muốn cung cấp một câu chuyện hoàn chỉnh, muốn tạo một dấu ấn trong mắt khán giả thì Animation chính dạng hình ảnh chuyển động phù hợp. Với Animation, nhân vật và nội dung là yếu tố quan trọng nhất nhằm truyền tải thông điệp, vậy nên hãy sử dụng Animation nếu bạn muốn kết nối tới cảm xúc và tâm trí của người xem.

Animation và Motion Graphics: Đâu là điểm khác biệt?
 

 

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể phân biệt được rõ ràng hai khái niệm Motion Graphics và Animation. Dù có một vài sự đối lập nho nhỏ, chúng vẫn đều cùng chung một lĩnh vực đó là tạo ra chuyển động đồ họa/hoạt hình. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả hai dạng để tương hỗ lẫn nhau trong quá trình làm việc nhằm tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất cho mình. Mong rằng, bài viết đã mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với video chuyển động đồ họa/hoạt hình hơn.

G-Multimedia cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông