Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 không nên bỏ qua

Nội dung được viết bởi G-Multimedia

 

Motion Graphics là loại hình thiết kế đồ họa chuyển động được sử dụng phổ biến trong ngành thương mại điện tử ngày nay. Bạn đã từng thiết kế đồ họa Motion Graphics chưa? Hãy cùng tìm hiểu về Motion Graphics cũng như vai trò quan trọng của nó nhé!

Học kỹ xảo và Animation nhân vật trên Adobe After Effects(Nâng cao)

Motion Graphics là gì?

Motion Graphics nghĩa là chuyển động trong đồ họa, hay có thể hiểu là sự di chuyển của các yếu tố đồ họa. Các yếu tố đồ họa này có thể là hình khối, font chữ, đường nét..., được thiết kế bằng phần mềm 2D giúp mang tới nét sống động và kì ảo. Motion Graphics còn có tên gọi là Motion Design, nhưng nó khác hoàn toàn với khái niệm Graphic Design mà chúng ta thường nghe tới. Graphic Design là hình ảnh đồ họa 2D/3D ở dạng TĨNH, trong khi đó Motion Design là yếu tố đồ họa 2D/3D ở dạng CHUYỂN ĐỘNG. Nếu bạn chưa phân biệt được Motion Graphics so với các kĩ năng thiết kế đồ họa khác là gì, hãy thử nhìn qua ví dụ về hai định dạng ảnh PNG và GIF bên dưới.

Xem thêm: Các định dạng hình ảnh cơ bản trong thiết kế đồ họa bạn nên biết

Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 không nên bỏ qua

Ở đây ta có bức ảnh Illustrator về một nhóm người đang nhảy nhót, tuy nhiên vì đây là ảnh TĨNH - Graphic Design nên không thể diễn tả hết hành động của nhân vật. Ngược lại, phía dưới là khi bức ảnh đã được xử lí sang dạng đồ họa CHUYỂN ĐỘNG - Motion Graphics, các nhân vật đã có thể di chuyển và làm nhiều động tác như người thật. 

Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 không nên bỏ qua
 

Motion Graphics (đồ họa chuyển động) là một phướng thức thiết kế đồ họa hữu dụng để tương tác với người xem. Kết hợp với âm thanh và hiệu ứng đặc sắc, Motion Graphics có thể tạo ra thông điệp sâu sắc và dễ tiếp cận hơn cho người dùng. Motion Graphics thường được sử dụng cho video quảng cáo, tiêu đề cho phim ảnh hoặc video truyền tải thông tin.

Ưu, nhược điểm của Motion Graphics

Ưu điểm

  • Khác với các hình ảnh tĩnh, Motion Graphics thu hút người xem bằng chuyển động hấp dẫn, sống động. Khi kết hợp với âm thanh và hiệu ứng đặc sắc, kĩ năng thiết kế đồ họa này còn dễ dàng kết nối cảm xúc với người xem hơn.
  • Giúp truyền tải một lượng lớn thông tin chỉ trong vài giây/phút video ngắn ngủi. Điều này phòng trách việc người xem sẽ "đọc lướt" như bài viết thông thường và còn có thể hiểu rõ hơn thông điệp tác giả muốn truyền tải.
  • Video Motion Graphics không cần có không gian thực tế như video quay truyền thống. Với dạng video truyền thống, bạn sẽ phải lên kịch bản quay quang cảnh bên ngoài, thuê diễn viên đóng. Điều này không những tốn thời gian mà còn độn thêm chi phí. Thay vào đó, bạn chỉ cần thuê một Motion Graphics Designer, đưa họ ý tưởng thiết kế đồ họa của mình và đợi sản phẩm cuối cùng mà thôi.

Nhược điểm

  • Không giống dạng video truyền thống, Motion Graphics phức tạp hơn bởi bạn phải tự tạo chuyển động cho các yếu tố đồ họa thay vì chỉnh sửa video trên tư liệu quay sẵn. Vì vậy, bạn sẽ cần phối hợp cả các kĩ năng thiết kế đồ họa cũng như chỉnh sửa video để tạo nên sản phẩm đẹp mắt. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Motion Graphics thì thời gian đầu sẽ hơi khó khăn, đừng bỏ cuộc nhé!
  • Nhược điểm lớn nhất của Motion Graphics đó là nó sẽ mang hơi hướng animated (hoạt hình) quá nhiều. Khác với dạng video truyền thống có điểm mạnh là người xem biết được không gian thật, người thật, việc thật mà họ sẽ được trải nghiệm. Video Motion Graphics nếu không làm chuẩn có thể trở thành tài liệu hoạt hình thay vì truyền tải thông tin cần thiết. Một cách hay để cải thiện đó là bạn thêm vào đó các tư liệu ảnh hoặc video của người thật, việc thật, điều này giúp tạo độ tin cậy cao hơn đối với người xem.
  • Video Motion Graphics thường có độ dài trong vòng 60s, nếu bạn cần video dài hơn, có nội dung mang tính kể chuyện, thì nên chuyển sang video Animation.

Xem thêm: 5 nguyên lý thiết kế cơ bản các Designer bắt buộc phải ghi nhớ

Ứng dụng của Motion Graphics

Truyền tải thông điệp

Bạn có bao giờ cảm thấy chán nản khi phải đọc một bài viết dài hơn 1000 từ nhưng cuối cùng vẫn không đọng lại được gì? Hay nhìn vào bức ảnh thiết kế đồ họa tĩnh thông thường mà không hiểu ý nghĩa của nó? Vậy thì Motion Graphics chính là một lựa chọn thay thế hoàn hảo. Một video đồ họa chuyển động sẽ không kéo dài quá 60s nhưng với hiệu ứng đẹp mắt và hấp dẫn, người xem không những không thể rời mắt khỏi màn hình mà còn nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng hơn.

Digital Marketing

Hiện nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, youtube,...,các video Motion Graphics đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đặc biệt là đối với các bạn đang làm về truyền thông marketing. Đây là phương thức tiếp thị vô cùng hiệu quả được áp dụng bởi nhiều thương hiệu bởi sự hấp dẫn và lôi cuốn của nó. Chỉ với một video Motion Graphics chưa tới 60s, người xem hoàn toàn nắm bắt được thông tin chiến dịch/sự kiện đang được đề cập. Điều này không những tiết kiệm chi phí quảng cáo mà còn tạo được hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt khách hàng. 

Motion Graphics - Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 không nên bỏ qua

Giải thích khái niệm (Explainer videos)

Đây là dạng video Motion Graphics khá phổ biến đối với các doanh nghiệp, bởi họ sẽ cần giải thích kĩ hơn về dịch dụ hoặc sản phẩm của mình. Nếu các sản phẩm mà bạn bán hoặc công ty bạn kinh doanh là sản phẩm vô hình, mang hướng vĩ mô, thì video Motion Graphics sẽ không làm bạn thất vọng.

Sử dụng làm Powerpoint

Một bài thuyết trình xuất sắc sẽ cần hội tụ hai yếu tố đó là gọn gàng, dễ hiểu và hấp dẫn, sống động. Ai trong chúng ta, từ người đi làm cho tới sinh viên đều có thể làm ra bản thuyết trình đơn giản, chỉ cần thêm chữ và ảnh là xong. Nhưng nếu bạn thực sự muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ với quản lí cấp cao hoặc giáo viên của mình, hãy sử dụng yếu tố Motion Graphics - đồ họa chuyển động. Đảm bảo quản lí/giáo viên sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và chỉn chu của bạn.

Phần mềm thiết kế Motion Graphics

Adobe After Effect

Adobe After Effect chính là phần mềm phổ biến nhất cho các Motion Designers. Nếu bạn muốn thành thạo kĩ năng thiết kế đồ họa Motion Graphics thì chắc chắn bạn cần làm chủ công cụ After Effect (AE). AE là phần mềm đồ họa cho phép bạn thiết kế, chỉnh sửa ấn phẩm trên định dạng 2D hoặc 3D. Sau khi tạo ra ấn phẩm ở hai phần mềm Photoshop hoặc Illustrator, bạn sẽ tiếp tục chỉnh sửa ấn phẩm trong AE để tạo ra đồ họa chuyển động bắt mắt.

Ngoài định dạng 2D, AE cũng giúp bạn giúp bạn xử lí các yếu tố đồ họa 3D. Điều này biến AE thành phần mềm thích hợp nhất cho Motion Graphics.

Adobe Photoshop

Photoshop có thể coi là phần mềm thiết kế đồ họa hỗ trợ chứ không trực tiếp tạo ra hiệu ứng Motion Graphics. Trước khi áp dụng Motion Graphics, bạn cần sử dụng Photoshop để tạo ra hình ảnh phù hợp với nhu cầu. Sau đó mới tiếp tục xử lí trên AE để tạo ra đồ họa chuyển động.

Adobe Illustrator

Giống như Photoshop, Adobe Illustrator (AI) cũng chỉ là phần mềm hỗ trợ, bạn tạo ra ấn phẩm ở định dạng ảnh TĨNH trước, sau đó mới thêm vào AE để tạo ra hiệu ứng độ họa CHUYỂN ĐỘNG. Điểm khác biệt của AI đó là sử dụng đồ họa Vector thay vì Raster như Photoshop. Vì vậy mà ấn phẩm của AI sẽ có dạng animation, là định dạng quen thuộc nhất của Motion Graphics (logo, hình khối, đường nét....). Có thể nói AI là phần mềm được sử dụng để tạo ra Motion Graphics nhiều hơn là Photoshop bởi tính ứng dụng cao. Dù vậy, tùy theo mục đích công việc, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một trong hai phần mềm này và phối hợp với AE để tạo ra đồ họa chuyển động.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Vector và Raster trong thiết kế đồ họa

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu qua về Motion Graphics - xu hướng thiết kế đồ họa vô cùng nổi trội trong thời đại công nghệ số hiện nay. Bên cạnh kĩ năng thiết kế ảnh thông thường, bạn cũng cần trang bị kiến thức về Motion Graphics để bắt kịp với xu hướng hiện nay và mang tới cho mình nhiều cơ hội trải nghiệm hơn nhé. 

Công cụ tạo ra đồ họa chuyển động phổ biến nhất hiện nay là Adobe After Effect, nếu bạn chưa nắm vững các kĩ năng xử lí phần mềm này, hãy cùng G-Multimedia tham gia ngay khóa học After Effect để làm chủ công cụ thiết kế đặc biệt này nhé. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào về bài học, bạn chỉ cần bình luận, và giảng viên sẽ giải đáp cho bạn chỉ trong vòng 24 giờ. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay nào!

G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông