Làm thế nào để thoát khỏi "bản án chung thân" trong khi làm việc

Nội dung được viết bởi Thái Minh

Một nhân viên bị đồng nghiệp nói rằng “không có tư duy trong thiết kế" và từ đó họ nghĩ mình thật kém cỏi và không phù hợp với nghề thiết kế. 

Có một người lạ nói với bạn rằng “bạn không thể trở thành hướng dẫn viên du lịch vì bạn thấp bé" và bạn nghĩ rằng họ nói đúng, bạn suy nghĩ mình có nên từ bỏ công việc này không nhỉ? 

Trong cuộc họp, bạn đã rất mạnh dạn nói lên quan điểm của mình nhưng khi nghe xong sếp và đồng nghiệp lại không đánh giá cao. Những lần sau, dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng nhưng bạn lại sợ không được công nhận như lần trước và bạn đã quyết định ngồi im và lắng nghe. 

Tất cả những điều mà bạn nghĩ, bạn tưởng mình không làm được chính là cách bạn đang tạo ra phán quyết cho bản thân. Những phán quyết đó gọi là bản án chung thân, thứ khiến bạn không thể phát triển và không tin vào chính bản thân mình. 

Vậy làm thế nào để thoát khỏi bán án chung thân và trở nên tự tin hơn, câu trả lời sẽ được Gitiho bật mí trong bài viết dưới đây.

Bản án chung thân là gì?

Bản án chung thân là phán quyết về bản thân hay về cuộc đời bạn do chính bản thân bạn hoặc người khác tạo ra cho bạn và bạn chấp nhận nó.

Phán quyết này được tạo ra trong giây phút của sự căng thẳng hay bị tổn thương và phán quyết này trở thành một phần thế giới quan của bạn về bản thân hay cuộc sống.

Bản án chung thân này trở thành bối cảnh hạn chế lâu dài cả đời của bạn, điều này giới hạn con người hiện hữu của bạn trong bối cảnh hạn chế nhất định, hoặc chính cuộc sống sẽ giới hạn bản thân bạn trong một bối cảnh hạn chế nhất định, hoặc cả hai.

Ví dụ trong cuộc họp với đối tác, Nhân viên A đã phát biểu ý kiến của mình. Sau đó cô ấy bị cấp trên la mắng rằng: "Cô là người chẳng bao giờ có ý kiến hay ho cả, từ giờ trở đi hãy im lặng và lắng nghe".

Cô gái ấy đã chấp nhận phán quyết này, từ đó về sau cô ấy chỉ im lặng, lắng nghe trong các cuộc họp.

Bản án chung thân là những phán quyết, sự thừa nhận và bạn hoặc người khác đặt ra cho chính bạn
Bản án chung thân là những phán quyết, sự thừa nhận mà bạn hoặc người khác đặt ra cho chính bạn

Tại sao cần buông bỏ bản án chung thân?

Hãy nhìn vào bản chất, bản án chung thân chính là bản năng sinh tồn giúp cho con người được an toàn trước các mối đe dọa. Tại thời điểm bị căng thẳng hoặc bị tổn thương, con người đưa ra những phán quyết để mình không còn gặp những căng thẳng hay tổn thương đó nữa.

Ví dụ như khi bạn trải qua một tình huống không mong muốn như trong cuộc họp bị sếp la mắng hoặc phàn nàn về kết quả công việc, bạn thường có xu hướng không muốn đưa ra ý kiến, đóng góp và tự thu mình lại. Bởi bạn sợ nếu đưa ra ý kiến sẽ bị tổn thương lần nữa, điều này có thể giúp tâm trí cảm thấy an toàn hơn nhưng đồng thời cũng giới hạn tiềm năng phát triển của bản thân trong tương lai. 

Để buông bỏ bản án chung thân bạn cần phải hiểu chính bản thân mình
Để buông bỏ bản án chung thân bạn cần phải hiểu chính bản thân mình

Tuy nhiên, để bản thân tiến bộ và phát triển, vượt qua khỏi vùng an toàn thì chúng ta cần nhìn vào bản chất của bản án chung thân và nhận ra rằng nó chỉ là một cơ chế bảo vệ tạm thời, không phản ánh đúng bản chất con người mình. 

Bằng cách buông bỏ bán án chung thân, chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn và trở nên mạnh dạn, tự tin khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống. 

Tự tạo ra bản án chung thân sẽ khiến bạn bị giới hạn và khó có thể phát triển được
Tự tạo ra bản án chung thân sẽ khiến bạn bị giới hạn và khó có thể phát triển được

Làm thế nào để thoát ra khỏi bản án chung thân

Để thoát khỏi bán án chung thân do mình và người khác tạo ra, bạn hãy áp dụng 3 bước sau:

Bước 1: Hãy phơi bày bản án chung thân của mình

Đó là biểu đạt ra một cách đầy đủ bản án chung thân của mình bằng lời nói hoặc chữ viết.

Ví dụ: Tôi viết ra bản án chung thân của mình đó là: Tại cuộc họp quan trọng với đối tác, tôi mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, sau đó sếp đã mắng và phán quyết: Tôi là người chẳng bao giờ phát biểu được ý kiến có giá trị cả, nên trong các cuộc họp nên giữ im lặng và lắng nghe.

Tôi đã chấp nhận bản án chung thân đó, từ đó trở đi trong các cuộc họp tôi chỉ lắng nghe và im lặng, tôi sợ phát biểu ý kiến.

Bước 2: Đảo ngược bản án chung thân

Đó là đặt mình sang một góc nhìn ngược lại. Hãy nhớ, những câu nhận định của mình hoặc của người khác về bản thân mình lúc đó là GÓC NHÌN, nó không phản ánh đúng thực tế bản chất con người mình.

Nếu chuyển sang một góc nhìn ngược lại, chúng ta sẽ thấy mình không phải là con người như vậy.

Ví dụ: Phán quyết: "Cô là người chẳng bao giờ có ý kiến hay ho cả, từ giờ trở đi hãy im lặng và lắng nghe" chỉ là góc nhìn của sếp về mình thông qua tình huống một cuộc họp, không thực sự là bản chất con người mình.

Nếu đặt mình sang một góc nhìn khác, mình là người hoàn toàn có những ý kiến phát biểu giá trị.

Ví dụ như trước đó, có rất nhiều cuộc họp với đội nhóm mình đã đóng góp được nhiều ý kiến giá trị cho mọi người.

Bước 3: Tạo ra khủng hoảng của tính chân thực

Đó là đối mặt với nỗi sợ của mình.

Ví dụ: Mình sẽ đối mặt với nỗi sợ hãi khi phát biểu ý kiến trong các cuộc họp, bằng cách mạnh dạn đưa ra các ý kiến từ góc nhìn của mình.

Tóm lại: Bản án chung thân là phán quyết về bản thân mình hay về cuộc đời do chính mình hoặc người khác đã tạo ra cho mình và mình chấp nhận nó.

Phán quyết này được tạo ra trong giây phút của sự căng thẳng hay bị tổn thương và được biểu đạt trong một câu nói.

Nó trở thành bối cảnh hạn chế lâu dài cả đời của mình, nói giới hạn hiện hữu con người của mình trong bối cảnh hạn chế nhất định, hoặc chính cuộc sống sẽ giới hạn trong một bối cảnh hạn chế nhất định, hoặc cả hai.

Ví dụ:

Trong công ty A, có một nhân viên có suy nghĩ rằng mình không đủ năng lực và kỹ năng để đảm nhận các vị trí quan trọng hoặc đóng góp ý tưởng trong công ty. Trước đó, anh đã từng mắc lỗi trong một dự án quan trọng và sau đó đã bị cấp trên phê bình và nói rằng anh không đủ năng lực để tham gia những dự án như vậy. 

Trước những điều này, anh đã chấp nhận phán quyết và cảm thấy không còn đủ tự tin để tham gia vào các dự án mới hoặc đề xuất ý tưởng trong các cuộc họp. 

Nhân viên đã tự giới hạn khả năng của mình khiến anh không phát huy hết tiềm năng của mình trong công việc. Anh nhân viên trở thành một người chỉ lắng nghe và thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, không có những đóng góp sáng tạo nào để giúp công việc của anh tốt hơn. 

Không những thế, bản thân chung thân anh tự đặt ra cho mình còn tác động đến tinh thần làm việc của cả nhóm, khiến đội nhóm xuống tinh thần. 

Vậy làm thế nào để nhân viên thoát khỏi bán án chung thân?

Nhân viên A cần nhận ra rằng sự cố gắng học hỏi từ những sai lầm và đối diện với những thử thách mới là cách để anh phát triển năng lực. Việc đối mặt với thất bại sẽ giúp anh trưởng thành hơn và nỗ lực để trau dồi, hoàn thiện bản thân. Qua đó anh có thể nâng tầm giá trị và chất lượng của những đề xuất, ý tưởng khiến cấp trên “tâm phục khẩu phục. 

Ngoài ra, cũng rất cần sự hỗ trợ người quản lý. Quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích nhân viên thể hiện ý kiến của mình mà không phán xét. Đồng thời hãy ghi nhận và khen ngợi những đóng góp tích cực của nhân viên để tạo động lực cho họ tiến bộ hơn trong công việc. 

Để nhận ra bản án chung thân, bạn có thể đặt cho mình những câu hỏi để chiêm nghiệm như: 

Hãy tưởng tượng cuộc đời mình từ trước tới nay như một bộ phim, viết ra những bản án chung thân mình đang có. Hãy bắt đầu xem xét khía cạnh lố bịch khi cuộc đời và sự nghiệp của mình ở hiện tại đang bị dẫn dắt bởi những phán quyết do người khác hoặc chính mình tạo ra trong quá khứ, thậm chí có những phán quyết được tạo ra từ lúc 4-5 tuổi. 

  • Hiện tại tôi thấy mình hoặc người khác miêu tả tôi là người như thế nào? 
  • Đó có thực sự là con người tôi mong muốn? 
  • Nếu không, tôi trở thành người như hiện tại từ khi nào? Tình huống là gì và có ai phán quyết tôi? Tôi đã quyết định từ đó trở đi hành động như thế nào? 
  • Nếu quay trở lại tình huống đó và nhìn nhận từ góc nhìn ngược lại, tôi  thấy  phán quyết trước kia chỉ là góc nhìn được dựng lên qua một tình huống cụ thể hay đó là bản chất của tôi? Có tình huống nào tôi hành động tương tự nhưng tôi và mọi người có góc nhìn khác? 
  • Từ giờ trở đi tôi quyết định sẽ hành động như thế nào với nỗi sợ của mình? 
  • Bài học tôi rút ra là gì?

Trong tổ chức, việc nhận ra bản án chung thân và tự tin vượt qua nó mang nhiều giá trị tích cực, giúp cải thiện hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên, đồng thời tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và tin cậy. 

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông