Đối với nhiều người lao động, khái niệm “Bảo hiểm nhân thọ” còn khá mới mẻ. Nhưng liệu bạn đã biết rõ hết về quá trình hoạt động cũng như lợi ích và sự thật đằng sau bảo hiểm nhân thọ này? Hôm nay, Blog Gitiho.com sẽ giải đáp 1 số thắc mắc của người lao động nói chung về loại bảo hiểm này nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh của công ty bảo hiểm, có thể hiểu nôm na là hình thức bảo hiểm tính mạng con người, người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả quyền lợi khi sống hoặc chết khi đóng những khoản phí định kỳ trong khoảng thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng (5 năm, 10 năm, 20 năm,…).
Ví dụ, nếu bạn mua 1 gói bảo hiểm tổng trị giá 200 triệu với thời hạn 20 năm thì bắt đầu từ ngày đầu tiên hợp đồng có hiệu lực, nếu bạn phát hiện ra mình mắc bệnh hiểm nghèo thì bạn sẽ được bảo hiểm đền gấp 3-4 lần giá trị hợp đồng. Vậy đối với gói bảo hiểm 200 triệu trên thì bạn có thể nhận đến 600 – 800 triệu hoặc thậm chí cả tỷ đồng tùy vào nhiều gói bảo hiểm khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu bạn không bị bệnh hiểm nghèo mà chỉ bị bệnh thông thường khiến bạn phải nằm viện thì bạn sẽ được hỗ trợ tiền viện phí và chi phí nằm viện. Số tiền bạn nhận được có thể nói khá là “hời” so với số tiền bạn đóng bảo hiểm. Ví dụ như có nhiều gói bảo hiểm sẽ chi trả viện phí cho bạn tới 3000 ngày nằm viện, nghĩa là bạn có nằm viện cả chục năm cũng chẳng phải lo tiền viện phí. Ngoài ra, bạn còn được chi trả các chi phí về phẫu thuật, khám bệnh,… Cái này thì tùy vào từng công ty và từng gói bảo hiểm nữa.
Câu trả lời là KHÔNG! Nếu bạn không bị sao thì đến cuối thời hạn hợp đồng, bạn sẽ nhận được toàn bộ số tiền đã đóng và thậm chí còn kèm theo cả tiền lãi nữa.
Tóm lại:
Tuy nhiên thực tế thì để các công ty về bảo hiểm có thể có lãi, họ phải có 1 lượng khách hàng rất lớn. Còn những năm đầu hoạt động, họ chắc chắn phải chịu lỗ vì tiền lời đầu tư không đủ để bù vào chi phí hoạt động. Các bạn có thể thấy năm nào cũng có rất nhiều công ty bảo hiểm báo lỗ, nhất là các công ty mới mở.
Thực ra, bất kì một công ty nào cũng có thể bị thua lỗ và phá sản, và bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Bởi nếu làm bảo hiểm mà không lỗ thì ai cũng đi làm rồi. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không dễ gì mà mất tiền như vậy bởi các công ty bảo hiểm luôn được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Nếu một công ty có dấu hiệu phá sản thì Bộ Tài chính sẽ chuyển hợp đồng khách hàng cho 1 công ty bảo hiểm khác theo thỏa thuận để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Nếu không giải quyết được như vậy thì mỗi công ty bảo hiểm luôn bắt buộc phải có 1 nguồn quỹ dự trữ. Các cơ quan chức năng sẽ lấy tiền quỹ này chia cho khách hàng. Vậy là khách hàng vẫn sẽ nhận được lại tiền nhưng chắc chắn là số tiền đền bù này sẽ ít hơn số tiền đã đóng và không vượt quá 200 triệu (tối đa 90%) trên mỗi hợp đồng.
Nói chung là cũng không mấy khi công ty bảo hiểm phá sản mà nếu có đi chăng nữa, khách hàng cũng sẽ không mất sạch tiền đã đóng. Như vậy, bạn cũng yên tâm hơn 1 chút phải không nào.
Về việc ôm tiền chạy làng thì mọi người có thể yên tâm vì không công ty bảo hiểm nào dám làm như thế nhưng nhân viên hoặc đại lý bán bảo hiểm lừa khách hàng thì đã xảy ra khá nhiều. Để tránh bị lừa, mọi người nên mua bảo hiểm cẩn thận và tìm đại lý uy tín. CÒn tiền bảo hiểm không trả đúng chế độ cho khách hàng thì đôi khi là do công ty bảo hiểm không uy tín làm ăn bát nháo, cố tình gây khó khăn, yêu cầu thủ tục phức tạp để giảm hoặc trốn trách nhiệm với khách hàng. Hoặc đôi khi là khách hàng không tìm hiểu kỹ hay là vi phạm các quy định của hợp đồng như đi khám đã biết mình bị bệnh mà vẫn khai gian dối là mình khỏe mạnh => Bảo hiểm không chi trả là đúng.
TÓM LẠI: Tham gia bảo hiểm có rất nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm theo nhiều rủi ro. Blog Gitiho.com khuyên các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và tìm công ty uy tín trước khi tham gia bảo hiểm nhé. Chúc các bạn thành công!