Biểu đồ Tròn - Vì sao phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng

Nội dung được viết bởi Đỗ Thúy Quỳnh

Khái niệm về biểu đồ tròn

Đây là dạng biểu đồ thường được dùng trong quá trình làm việc và học Excel online để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100.

Sử dụng biểu đồ tròn khi nào

Khi cần thể hiện:

Phần trăm cơ cấu

Tỷ trọng

Tỉ lệ phần trăm

Phần trăm quy mô

Phần trăm quy mô và cơ cấu

Thay đổi cơ cấu (%)

Chuyển dịch cơ cấu (%)

Thông thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn liền với bảng số liệu dạng tổng. Và các thành phần không quá phức tác, tỷ trọng không quá nhỏ.

Được sử dụng với số mốc (số lượng mốc thời gian/địa điểm) nhỏ hơn hoặc bằng 3. Lớn hơn 3 sẽ sử dụng biểu đồ miền.

Lời khuyên

Tuy nhiên cũng giống biểu đồ Miền, biểu đồ này thường rất khó tiếp cận. Ví dụ như hình 1 thể hiện thị phần của 4 nhà cung cấp: A, B, C, D. Bạn có thể thấy ai là người giữ thị phần lớn nhất trên biểu đồ này không.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Hình 1 Biểu đồ tròn

Phần lớn mọi người sẽ trả lời là nhà cung cấp B, thể hiện bởi màu xanh trung tính. Khả năng cao là bạn sẽ trả lời 35% - 40% cho thị phần mà người đó nắm giữ.

Bạn đã thấy được điều gì đó không ổn qua 2 câu hỏi trên chưa. Đúng vậy, nếu chúng ta thêm các con số tương ứng với các đối tượng vào biểu đồ trên, ta được biểu đồ 2 như sau:

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Hình 2. Biểu đồ tròn với thị phần của các nhà cung cấp.

Vốn cho rằng nhà cung cấp B chiếm thị phần lớn lại chỉ chiếm 31%. Trong khi đó nhà cung cấp A lại chiếm đến 34% dù chúng ta thấy phần trên biểu đồ bé hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra là yếu tố hiệu ứng 3D làm nghiêng biểu đồ, khiến thị giác chúng ta ấn tượng rằng các nhà cung cấp A và D có vẻ nhỏ hơn nhà cung cấp B và C. 

Kể cả nếu bỏ đi hiệu ứng 3D và thể hiện chúng ở không gian 2 chiều, việc phân tích vẫn rất khó khăn. Thị giác chúng ta vốn không quen nhận thức giá trị số lượng trong không gian 2 chiều, nói đơn giản hơn là biểu đồ tròn rất khó phân biệt được phần nào lớn hơn.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nhất thiết nên dùng nhãn dán như biểu đồ trên, tuy nhiên trông nó cũng thật rối mắt phải không nào.

Thay vào việc đắn đo cho những rắc rối trên, chúng ta chỉ cần thay biểu đồ tròn đó bằng biểu đồ thanh ngang như hình 3, theo thứ tự tăng/giảm tùy chọn. Nó giúp việc nhận biết yếu tố nào lớn nhất hay nhỏ nhất dễ dàng hơn, đồng thời còn biết được sự khác nhau trong giá trị của từng yếu tố.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Hình 3 Một biểu đồ khác thay thế cho biểu đồ tròn

Hãy nhớ, cân nhắc đến các loại biểu đồ đơn giản, dễ sử dụng, dễ phân tích trước khi suy nghĩ biểu đồ tròn bởi các lý do kể trên. Để hiểu thêm về các cách trực quan hóa và phân tích dữ liệu bằng biểu đồ trên Excel, bạn có thể tham khảo khóa học sau của Gitiho:

Biểu đồ Doughnut

Tương tự như vậy, người anh em của nó - biểu đồ Doughnut.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Hình 4 Biểu đồ bánh doughnut

Thay bằng việc so sánh diện tích các mục nhỏ của từng hạng mục trong biểu đồ tròn, thì biểu đồ bánh doughnut này chúng ta phải so sánh một cung của hạng mục này với cung của hạng mục khác. Hẳn phải có một sự tự tin cực kỳ mạnh mẽ về thị giác bản thân mới có thể rút ra kết luận về giá trị của các cung đó.

Đó cũng là lý do chúng ta không nên sử dụng biểu đồ Doughnut.

Hướng dẫn vẽ biểu đồ tròn trong Google Sheets

Bước 1: Chuẩn bị bảng số liệu cần vẽ biểu đồ Tròn, bôi đen khu vực bảng cần vẽ.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Bước 2: Chọn Chèn, Chọn Biểu đồ

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Bước 3: Trong hộp thoại Trình chỉnh sửa biểu đồ, chọn tab Thiết lập, Chọn Loại Biểu Đồ. Ở đây bạn chọn Biểu đồ tròn.

Bạn có thể thay đổi các tùy chọn trình bày cho biểu đồ tròn bằng tab Tùy chỉnh ngay bên cạnh tab Thiết Lập để được biểu đồ theo mong muốn.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ, thêm nhãn, thêm ghi chú nếu cần thiết hoặc loại bỏ các yếu tố phức tạp gây rối mắt người xem.

bieu-do-tron-vi-sao-phai-can-nhac-ky-truoc-khi-su-dung

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông