Do biểu đồ này xuất hiện quá thường xuyên nên nhiều người khuyên đừng dùng chúng. Đây là một lỗi vô cùng lớn. Ngược lại bạn nên dùng chúng nhiều hơn, vì đồng nghĩa đây là dạng biểu đồ người xem nắm bắt được thông tin nhanh hơn. Thay vì phải dành thời gian để nắm được quy luật của các dạng biểu đồ khác, họ có thể biết ngay được biểu đồ này muốn nói gì.
Đây là một dạng biểu đồ rất thuận mắt, thấy ngay được điểm kết thúc của từng thanh và đâu là đối tượng có giá trị cao nhất, thấp nhất hay sự chênh lệch của từng đối tượng.
Lưu ý rằng chúng ta cần đặt điểm bắt đầu là con số không, vì nếu không thì việc so sánh các điểm kết thúc của biểu đồ sẽ không có ý nghĩa.
Hình 1: Biểu đồ thanh của Fox News
Trong ví dụ này, hãy giả sử chúng ta quay lại mùa thu năm 2012. Chúng ta đang không rõ ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush. Ở thanh bên trái, chúng ta có thể thấy tỷ lệ thuế cao nhất hiện nay là 35% và ở thanh bên phải tỷ lệ thuế trong tháng 1 sẽ là 39.6%.
Hãy để ý ở bên dưới trong trục hoành của biểu đồ, đường cơ sở không bắt đầu từ không mà là 34. Điều này nghĩa là sự tăng trong tỷ lệ thuế sẽ là 460%. Do 35-34=1 và 39.6-34=5.6 và khi lấy (5.6-1)/1 = 460%, một tỷ lệ tăng đáng sợ. Còn nếu chúng ta đặt đường cơ sở là 0 thì tỷ lệ tăng trưởng của thuế chỉ là 13% với phép tính (39.6-35)/35. Và hãy xem sự so sánh của 2 biểu đồ như hình 2.
Hình 2 Các biểu đồ thanh luôn luôn phải có đường cơ sở là 0.
Như bạn thấy trên hình 2.13 một sự tăng trưởng tưởng chừng như vô cùng lớn ở biểu đồ bên trái được giảm đáng kể khi mà thiết kế đúng tỉ lệ ở biểu đồ bên phải. Và như vậy, sự tăng trong tỷ lệ thuế không thật sự nghiêm trọng đến vậy, ít nhất cũng không đáng sợ như được dự đoán. Bởi vì thị giác của chúng ta so sánh các điểm kết thúc của 2 thanh, chúng ta thật sự cần phải nghĩ đến ngữ cảnh của toàn biểu đồ để có thể đưa ra lập luận chính xác.
Bạn cũng có thể nhận ra một vài sai sót trong khâu thiết kế của biểu đồ. Các chú thích về trục tung (trục Y) cần được đặt ở bên trái thay vì ở bên phải trong biểu đồ của hình 1. Việc để các chú thích ở bên trái có thể giúp chúng ta hiểu được bản thân của các chú thích đó trước khi bắt đầu tìm hiểu các dữ liệu. Các nhãn dữ liệu (data labels) được đặt ở bên ngoài các thanh trong biểu đồ gốc được đưa vào bên trong từng thanh tương ứng để làm giảm độ chi tiết của biểu đồ. Và biểu đồ này nên được loại bỏ trục tung và đưa các tỷ lệ thuế vào trong các thanh để loại bỏ các thông tin không cần thiết. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ giữ trục hoành để người xem có thể hiểu được đường cơ sở là 0.
Khi thiết kế biểu đồ nên cân nhắc giữ lại các nhãn của các trục hay bỏ đi, thay vào đó đặt nhãn trực tiếp lên dữ liệu biểu đồ. Để ra quyết định hãy cân nhắc các chi tiết cần có. Nếu bạn muốn người xem của bạn chú ý vào xu hướng chung của biểu đồ, bạn nên giữ các trục tuy nhiên hãy sử dụng các màu nhạt hơn để tránh sự chú ý vào chúng. Và nếu bạn muốn trọng tâm là các con số hay dữ liệu, bạn nên sử dụng nhãn dán trực tiếp lên nó. Luôn đặt bản thân bạn vào trong góc nhìn của người xem để có thể hình dung cảm nhận của họ và thiết kế cho hợp lý.
Quy tắc mà chúng ta học được ở đây là các biểu đồ thanh luôn phải có đường cơ sở là 0.
Hãy lưu ý rằng điều này không đúng với các biểu đồ đường do trọng tâm của các biểu đồ đường là khoảng cách giữa các điểm, vì vậy đường cơ sở của bạn không nhất thiết phải bằng 0.
Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng với việc sử dụng đường cơ sở khác 0, hãy thể hiện rõ cho người xem là bạn sử dụng đường cơ sở như thế nào và luôn đặt biểu đồ vào trong ngữ cảnh để tỉ lệ của các yếu tố trên biểu đồ phù hợp.
Có thể chỉnh sửa tỷ lệ biểu trên biểu đồ thanh để thể hiện rõ quan điểm bản thân hơn. Việc đánh lừa thị giác của người xem bằng cách thể hiện dữ liệu không chính xác là một việc cực kỳ nguy hiểm, chưa kể nói đến đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần người xem tinh ý nhận ra điểm khác biệt này (ví dụ như trên trường hợp đường cơ sở trong biểu đồ của Fox News là số 34) thì toàn bộ quan điểm của bạn cũng như sự tín nhiệm mà bạn đang có sẽ biến mất.
Ngoài việc cân nhắc về độ dài của các thanh trong biểu đồ, hãy chú ý vào chiều rộng của chúng nữa. Không có quy tắc cụ thể nào cho chúng nhưng thông thường chiều rộng các thanh sẽ rộng hơn khoảng trắng giữa chúng. Nếu khoảng cách quá và chiều rộng của thanh không hợp lý sẽ làm người xem hiểu nhầm và chú tâm vào đó.
Cùng xem biểu đồ mẫu Goldilocks dưới đây:
Hình 3: Ví dụ về chiều rộng của thanh
Chúng ta đã xem các ví dụ điển hình nhất về dạng biểu đồ thanh căn bản, giờ cùng tìm hiểu về các biến thể của chúng nhé. Biết được cách sử dụng các dạng khác nhau của biểu đồ thanh sẽ giúp bạn có những lựa chọn linh hoạt hơn khi thể hiện dữ liệu của mình qua hình ảnh. Cùng xem xét các dạng thường gặp trước nhé.
Biểu đồ thanh thường gặp nhất là biểu bồ thanh hàng dọc (còn gọi là biểu đồ cột). Giống như biểu đồ đường, biểu đồ cột có thể trình bày một, hai, thậm chí nhiều đối tượng. Chú ý rằng bạn càng thể hiện nhiều đối tượng trong biểu đồ thì sẽ càng khó để tập trung vào một đối tượng, việc rút ra kết luận cũng khó theo.
Người xem cũng sẽ tự phân loại các hạng mục dựa vào khoảng cách giữa các cột, nên bạn hãy chú ý sắp xếp khoảng cách giữa chúng. Luôn đặt bản thân vào vị trí người xem để biết được họ nhìn nhận, so sánh các hạng mục như nào, từ đó sắp xếp các dữ liệu theo độ quan trọng. Nhờ đó mà việc rút ra kết luận cũng sẽ dễ dàng hơn.
Hình 4 Minh họa các biểu đồ cột
Bước 1: Xây dựng bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ. Bôi đen khu vực dữ liệu.
Bước 2: Chọn Insert, chọn biểu tượng biểu đồ cột (thanh). Chọn thanh ngang hoặc cột dọc tùy nhu cầu của bạn.
Tuy nhiên chúng ta có lưu ý rằng: Mắt chúng ta nhìn theo cơ chế từ trái sang phải theo đường chữ Z trên xuống dưới, do đó biểu đồ thanh ngang sẽ thuận mắt hơn so với cột dọc. Giúp người xem tăng tốc độ tiếp nhận và xử lý dữ liệu hơn.
Bước 3: Excel tự động tạo Biểu đồ, tại đây chúng ta có thể tùy chỉnh biểu đồ theo ý bản thân tại:
Design
Layout
Format
Hoặc kích chuột phải trực tiếp vào các khu vực dữ liệu của biểu đồ để tùy chỉnh tại khu đó.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ.
Trên đây là Hướng dẫn xây dựng biểu đồ Thanh/Cột, Gitiho.com sẽ bật mí tiếp cho các bạn nhiều bí quyết xây dựng các loại biểu đồ hơn, hãy xem tiếp nhé: - Cách sử dụng Heatmap khi xây dựng bảng biểu. - Cách sử dụng biểu đồ Điểm và hướng dẫn vẽ biểu đồ Điểm - Hướng dẫn sử dụng biểu đồ Đường (Lines) - Biểu Đồ Cột Chồng - Biểu Đồ Thác Nước - Biểu Đồ Thanh Ngang - Biểu Đồ Thanh Ngang Chồng - Biểu Đồ Miền - Biểu Đồ Tròn ưu và nhược điểm, có nên hay không sử dụng biểu đồ tròn trong thuyết trình, trình bày. - Các lưu ý khi thiết kế biểu đồ.