Các thay đổi trong chính sách tiền lương năm 2022 cần lưu ý

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Tiền lương là vấn đề mà không chỉ người lao động mà các doanh nghiệp cũng vô cùng quan tâm. Việc cập nhật các chính sách tiền lương không chỉ giúp cho người lao động biết và hiểu về những quyền lợi mình được nhận, tránh tình trạng không được đảm bảo đầy đủ về chính sách lương; mà còn giúp doanh nghiệp có được phương án tính toán tiền lương chính xác, đúng luật cho người lao động. Vậy năm 2022 có những thay đổi gì trong chính sách, quy định liên quan tới tiền lương mà người lao động cũng như doanh nghiệp cần quan tâm? Cùng theo dõi trong bài viết này nhé! 

Xem thêm: Cách lập bảng lương 3P trên Excel dễ hiểu nhất

Không cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức

  • Tại khoản 3, điều 4, nghị quyết số 23/2021, Quốc hội yêu cầu cần tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương theo đúng tinh thần của nghị quyết 27-NQ/TW. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài trong 2 năm 2020, 2021, đời sống kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng lớn nên việc cải cách tiền lương sẽ được lui lại tới thời điểm thích hợp.
  • Do vậy, Khoản 1, Điều 3, Nghị quyết 34/2021/QH15 quy định: Thời điểm cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3, điều 4, nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội sẽ được lùi lại; thay vào đó ưu tiên điều chỉnh tiền lương hưu cho những người nghỉ hưu trước năm 1995
  • Từ ngày 01/07/2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được tính lương theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí làm việc, những ai làm công việc giống nhau sẽ nhận được mức tiền lương giống nhau như dự kiến theo cải cách của nghị quyết 27/2018. Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức sẽ vẫn dựa vào mức lương cơ sở và giữ y nguyên như hiện tại. Công thức tính như sau:

Tiền lương = Hệ số x Mức lương cơ sở + Các khoản phụ cấp - các khoản đóng bảo hiểm xã hội, các khoản các (nếu có)

Xem thêm: Hướng dẫn xác định mức lương thấp nhất đóng bảo hiểm xã hội

Các chính sách, quy định điều chỉnh tăng tiền lương, trợ cấp

Điều chỉnh tăng tiền lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội

Theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/12/2021: Từ ngày 01/01/2022, tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 12/2021 sẽ được điều chỉnh tăng thê 7,4% cho các đối tượng sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quân nhân, công an đang hưởng tiền lương hưu hàng tháng
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn
  • Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng...

Đồng thời, theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 được ban hàng ngày 13/11/2021 tại kỳ họp thứ 02, Quốc hội khóa XV tiền lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 cũng được tăng. Cụ thể như sau: Sau khi điều chỉnh tăng tiền lương hưu cho các đối tượng nếu tại Điều 1, nghị định 108/2021/NĐ-CP, nếu người nghỉ hưu trước năm 1995 vẫn chưa đạt mức tiền lương là 2,5 triệu đồng/tháng/người thì được tiếp tục điều chỉnh tăng như sau:

  • Tăng thêm 200.000 đồng/tháng/người đối với người có mức tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hỗi, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng/người trở xuống
  • Tăng lên bằng 2,5 triệu đồng/tháng/người đối với người có tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng/người - dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng

Dự kiến không tăng lương cơ sở

Do không có cải cách tiền lương nên tiền lương của công chức, viên chức, cán bộ hiện nay và trong năm 2022 vẫn sẽ tính theo mức lương cơ sở. Nếu mức lương cơ sở tăng thì mức tiền lương của cán bộ, viên chức cũng có cơ hội tăng.

Trong 2 năm 2020 và 2021, do dịch bệnh Covid 19 nên mức tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức hai lần liên tiếp không tăng, vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng theo nghị định 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2019. Vì vậy, theo nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội trả lời phỏng vấn của báo chí, nếu trong năm 2022, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và không có dấu hiệu khả quan, dự kiến mức tiền lương cơ sở của năm 2022 cũng sẽ giữ nguyên và không tăng. Ủy ban cũng đã đồng ý với phương án lùi thời điểm tăng mức tiền lương cơ sở của chính phủ. 

Như vậy, rất có khả năng liên tiếp 3 năm 2020, 2021 và 2022, mức tiền lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không có sự thay đổi.
 

Dự kiến không tăng lương tối thiểu vùng

Theo khoản 1, điều 91, Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu được quy định như sau:

  • Mức lương tối thiểu là mức tiền lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
  • Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo vùng, theo tháng và theo giờ. Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố

Các thay đổi trong chính sách tiền lương năm 2022 cần lưu ý
 

Các thay đổi trong chính sách tiền lương năm 2022 cần lưu ý
 

  • Mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như năm 2020 do tình hình dịch bệnh phức tạp. Hiện nay, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, khả năng cao mức lương tối thiểu vùng năm 2022 vẫn sẽ giữ nguyên như năm 2021, không có sự điều chỉnh về tiền lương.

Tổng kết

Trên đây là những thay đổi, điều chỉnh và những dự kiến về chính sách tiền lương năm 2022 mà người lao động và doanh nghiệp cần lưu ý. Hãy theo cập nhật và ghi nhớ để không gặp phải vướng mắc khi tính toàn mức tiền lương nhé!

Chúc bạn học tốt!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông