5 Cách duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp trong môi trường công sở

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Cách duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc của mỗi cá nhân. Bởi đây là những người cùng sát cánh hướng tới mục tiêu chung. 

Vậy làm thế nào để xây dựng, duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp trong công sở? Cùng Gitiho tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp?

Theo Helen Keller: “Khi đơn độc chúng ta làm được rất ít. Nếu cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra mọi thứ”. Trong công việc, đồng nghiệp là người “đồng cam cộng khổ” với bạn ở mọi hành trình. Vì thế, xây dựng, duy trì được một mối quan hệ tốt đẹp sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

cach-duy-tri-moi-quan-he-1
Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp giúp công việc được giải quyết hiệu quả

Chia sẻ công việc: Nếu bạn và đồng nghiệp cùng một nhóm, cùng nhau hoàn thành một dự án là điều gần như bắt buộc. Khi bạn thân thiết với họ, trao đổi công việc, phối hợp với nhau sẽ dễ dàng, trơn tru hơn. 

Giúp đỡ nhau hoàn thành công việc: Có một người cộng sự thân thiết, đáng tin tưởng bạn sẽ yên tâm hơn khi bàn giao nhiệm vụ nếu chẳng may có việc đột xuất. Ngược lại bạn cũng có thể giúp đỡ khi họ không kịp hoàn thành công việc của mình. 

Xây dựng môi trường công sở văn minh, gần gũi: Tạo dựng, duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp là cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện. Ở đó tất cả mọi người sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng đến mục tiêu chung. 

Theo báo cáo của Globoforce, 78% người làm việc từ 30 – 50 giờ mỗi tuần dành nhiều thời gian cho đồng nghiệp hơn là gia đình họ. Vì thế tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp trong công sở vô cùng cần thiết dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào chăng nữa. 

5 cách duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp

Trong môi trường công sở, sự phân chia bè phái, cạnh tranh, mâu thuẫn dường như ngăn cản mọi người tới gần nhau hơn. Bạn hãy áp dụng ngay cách duy trì mối quan hệ đồng nghiệp dưới đây.

Luôn tôn trọng và tin tưởng

Danh ngôn Trung Quốc có câu: “Muốn người khác tôn trọng mình trước hết mình phải tôn trọng người khác”. Để xây dựng, duy trì tình cảm tốt đẹp với cộng sự trong công ty, tôn trọng và tin tưởng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-2
Tôn trọng là tiền để đề một mối quan hệ bền bỉ

Chỉ khi bạn đặt lòng tin, trân trọng đồng nghiệp mới có thể nhận lại những điều ấy. Vì thế bạn hãy dành sự chân thành để đối đãi, quan tâm một cách tinh tế, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. 

Cởi mở, lắng nghe chân thành

Giao tiếp cởi mở được xem là chìa khóa xây dựng, duy trì mối quan hệ bền chặt nơi làm việc. Bạn cần đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội chia sẻ ý kiến, đưa ra câu hỏi, phản hồi. Thường xuyên cùng nhau trao đổi còn tăng hiệu quả công việc rõ rệt. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-3
Sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe đồng nghiệp là cách mọi người xích lại gần nhau hơn

Lãnh đạo nên tích cực chia sẻ với nhân viên, sẵn sàng lắng nghe những phản hồi của họ. Điều này giúp nhà quản lý nắm bắt được tâm tư, tình cảm, mối quan tâm của nhân viên. Từ đó, bạn biết cách thay đổi, điều chỉnh chính sách nhằm giữ chân người tài. 

Đối với nhóm nhân viên, cách duy trì mối quan hệ thông qua giao tiếp rất hữu ích. Tất cả tạo nên một khối gắn kết hướng tới hoàn thành mục tiêu chung. 

Tôn trọng sự khác biệt của nhau và tìm kiếm điểm chung

Như chia sẻ phần trên, tôn trọng lẫn nhau là yếu tố quan trọng trong xây dựng quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp. Tôn trọng ở đây bao gồm cả những điểm khác biệt của nhau về thói quen, văn hóa, phong cách làm việc cũng như quan điểm chính trị. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-4
Cùng nhau thảo luận về một bộ phim, cuốn sách hay giúp mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi hơn

Ví dụ: Đồng nghiệp của bạn là người Nhật luôn làm việc theo nguyên tắc và đề cao tính kỷ luật. Bên cạnh đó họ hạn chế tối đa tình huống đối đầu, tránh gây hiềm khích. Vậy nên trong quá trình làm việc bạn cũng cần điều chỉnh bản thân để hài hòa với những đặc điểm đó của người cộng sự. 

Ngoài ra, bạn và đồng nghiệp có thể tìm kiếm điểm chung để cùng nhau trò chuyện. Chẳng hạn như bàn luận về một môn thể thao, bộ phim hay cuốn sách. Cách duy trì mối quan hệ này vô cùng lý tưởng, đảm bảo hiệu quả. 

Giúp đỡ khi đồng nghiệp cần

Đồng nghiệp cùng làm việc cho một công ty thì đừng quên giúp đỡ lẫn nhau. Đây là điều cơ bản nếu muốn tạo dựng tình cảm tốt đẹp trong tập thể. Sẵn sàng giúp đỡ cộng sự giúp mối quan hệ được cải thiện. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-5
Giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp khi cần là điều quan trọng trong công sở

Nếu bạn đã từng hỗ trợ, giúp đồng nghiệp trong công việc hay cuộc sống, chắc chắn họ cũng sẽ không ngại ngần nâng đỡ khi bạn gặp khó khăn. Chính sự tương trợ đã đặt nền móng cho tình đồng nghiệp thêm thắm thiết. 

Không nói xấu sau lưng

Điều nên tránh trong bất kỳ mối quan hệ nào chính là việc nói xấu sau lưng hay tung tin đồn thất thiệt. Nếu không hài lòng với đồng nghiệp hay sếp, bạn hãy tìm cách bày tỏ trực tiếp, chia sẻ ý kiến. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-6
Nói xấu sau lưng có thể khiến một người trở nên bi lụy, xuống tinh thần

Thay vì ôm bực tức, suy diễn càng khiến bạn trở nên “xấu xa” ở chốn công sở. Việc bịa đặt “ném đá giấu tay” không chỉ gây nên mâu thuẫn nội bộ mà còn làm giảm uy tín của bạn trong công ty. 

Một số lưu ý khi duy trì mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty

Cách duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp nằm ở chính bản thân mỗi người. Tùy vào từng trường hợp, chúng ta sẽ linh hoạt điều chỉnh hành động, lời nói. Điều đó mang đến cho người cộng sự cảm giác thân thuộc, gần gũi. Tình cảm nhờ vậy cũng tăng dần lên. 

Để quan hệ đồng nghiệp hài hòa, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Quan hệ với đồng nghiệp cùng cấp

Đồng nghiệp cùng cấp là những người trực tiếp làm việc, thực hiện nhiệm vụ với bạn. Vậy nên một mối quan hệ thẳng thắn, bình đẳng, cởi mở là rất cần thiết. 

cach-duy-tri-moi-quan-he-7
Đồng nghiệp cùng cấp nên tương trợ lẫn nhau trong công việc

Cách duy trì mối quan hệ với nhóm nhân sự này bạn nên chú ý:

  • Thái độ hòa nhã, khiêm tốn, vui vẻ khi tới công ty. 
  • Thể hiện sự tích cực, tinh thần làm việc hăng say, sẵn sàng cống hiến. 
  • Chú ý vệ sinh khu vực làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. 
  • Quan tâm tới đồng nghiệp xung quanh, chủ động giúp đỡ họ. 
  • Thăm hỏi, động viên, giúp đỡ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. 
  • Không nên xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp mới. 
  • Tránh bàn tán chuyện đời tư cũng như điểm yếu của họ.

Tôn trọng những người đồng nghiệp cùng làm việc trong công ty góp phần tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây cũng là cách để bạn trở nên tốt hơn từng ngày. 

Quan hệ với cấp trên

Cấp trên trực tiếp quản lý, giao việc, giám sát mọi hoạt động của bạn. Vì thế, cách duy trì mối quan hệ cần dựa trên tinh thần nể phục, tin tưởng. Cụ thể:

cach-duy-tri-moi-quan-he-8
Tôn trọng cấp trên là điều quan trọng với mỗi nhân sự
  • Thể hiện thái độ tôn trọng với cấp trên. 
  • Bảo vệ hình tượng lãnh đạo. 
  • Trực tiếp hỏi lại sếp và ghi chú bằng văn bản khi không hiểu hoặc chưa rõ nhiệm vụ cụ thể. 
  • Kịp thời báo cáo tiến độ công việc với sếp. 
  • Nếu nghỉ làm dù thời gian dài hay ngắn bạn cũng nên tự mình báo cáo, thông qua ý kiến lãnh đạo. 
  • Tránh làm việc, quyết định vượt cấp. 

Thực tế nhân sự thường e dè với người quản lý trực tiếp của mình. Điều này gây ra tình trạng xa cách, không dám nói thẳng, nói thật ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công việc. Vì thế bạn cần khéo léo để tạo dựng mối quan hệ thân tình với sếp. 

Quan hệ với cấp dưới

Cấp dưới là những người trực tiếp thực thi những công việc của công ty, tổ chức. Cách duy trì mối quan hệ với họ cần dựa trên sự tin tưởng. Bên cạnh đó bạn đừng quên những điều sau:

cach-duy-tri-moi-quan-he-9
Người lãnh đạo không nên dùng thái độ trịch thượng để nói chuyện với nhân viên của mình
  • Động viên, cổ vũ cấp dưới cố gắng nỗ lực hoàn thành công việc. 
  • Quan tâm, hỏi han nhân viên dưới quyền thường xuyên bằng sự chân thành. 
  • Sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản hồi của cấp dưới. 
  • Không thể hiện thái độ trịch thượng, cơ trên với nhân sự của mình. 
  • Giao việc hợp lý căn cứ vào năng lực từng người. 
  • Có kỹ năng phê bình một cách khéo léo, tránh công kích ảnh hưởng tới tâm lý nhân viên. 
  • Khen thưởng minh bạch, rõ ràng, không thiên vị. 

Một khi đã thiết lập được tình cảm tốt đẹp giữa đồng nghiệp với nhau, công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn. Gitiho hy vọng những cách duy trì mối quan hệ nơi công sở trên đây bạn đã biết mình cần làm gì để có cộng sự sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. 

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp nơi công sở

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông