Bảng tổng hợp nhập xuất tồn được lập vào cuối kỳ kế toán, tùy theo các công ty mà kỳ kế toán có thể theo tháng, quý hay năm. Từ những năm xa xưa, các kế toán viên đều ghi chép bằng tay vào cuốn sổ to, dày và tổng hợp. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, công cụ Excel cho phép bạn lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn bằng công cụ. Ngoài ra, Gitiho sẽ giới thiệu cho bạn cả cách đối chiếu công nợ bằng Excel.
Sau khi lập bảng tổng hợp, bạn sẽ được bảng tính như sau:
Để bắt đầu, chúng ta sẽ đánh số các mục như sau để bạn dễ hình dung được cách thực hiện nhé:
Lưu ý: Gitiho đã thiết kế mẫu bảng tổng hợp xuất nhập tồn ở file đính kèm bài viết này. Các bạn tải về để sử dụng nhé.
Xem thêm: Chia sẻ mẫu bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ trên Excel
Biên bản đối chiếu công nợ bao gồm 3 phần chính:
Công dụng của biên bản đối chiếu công nợ là thu hồi nợ, chốt số nợ phải thu. Quy trình sẽ diễn ra như sau: Kế toán sẽ thu bản đối chiếu công nợ từ các bên đối tác sau đó thống nhất số nợ phải trả và thực hiện thanh toán cho bên chủ nợ. Việc này không cần lập thêm biên bản đối chiếu công nợ nào khác mà chỉ cần nhìn vào bảng đối chiếu công nợ mà cả 2 bên đang theo dõi.
Dựa vào 3 nguyên tắc đã giới thiệu ở trên, 1 biên bản đối chiếu công nợ cần có 3 thành phần sau:
Vậy nên, file biên bản đối chiếu công nợ sẽ cần có 3 trang tính (sheets) trong cùng 1 file.
Xem thêm: Tìm hiểu về cách ghi Sổ chi tiết công nợ phải trả người bán
Nhìn vào mẫu dưới đây, các bạn sẽ có cái nhìn khái quát về biên bản đối chiếu công nợ tự động trên Excel
Bạn cần điền thông tin khách hàng vào mục ĐẠI DIỆN BÊN MUA căn cứ theo khách hàng được chọn bằng hàm INDEX + MATCH
=INDEX(KhachHang!$D$3:$D$32,MATCH(BB_CN!$H$1,KhachHang!$A$3:$A$32,0))
Dữ liệu thông tin lấy từ trang tính KHÁCH HÀNG này
Bạn đọc có thể tải trong file mẫu của Gitiho đính kèm trong bài viết này.
=INDEX(KhachHang!$E$3:$E$32,MATCH(BB_CN!$H$1,KhachHang!$A$3:$A$32,0))
=SUMIFS(ThanhToan!$C$3:$C$25,ThanhToan!$B$3:$B$25,I3,ThanhToan!$A$3:$A$25,”<=”&BB_CN!$H$2)
=K3-L3
=COUNTIF($A$3:A3,A3)
=INDEX(KhachHang!$I$3:$I$32,MATCH(BB_CN!$H$1&G18:G22,KhachHang!$A$3:$A$32&KhachHang!$H$3:$H$32,0))
Lưu ý: Có thể ở các STT lớn, kết quả có thể sẽ trả lỗi #N/A do không tìm thấy kết quả, bạn đọc nên sử dụng thêm hàm bẫy lỗi IFERROR
Các thông tin còn lại sử dụng hàm VLOOKUP để xác định dựa theo số hợp đồng đã có ở bước 3
=IF($A18=””,””,VLOOKUP($A18,KhachHang!$I$3:$M$32,2,0))
=IF($A18=””,””,VLOOKUP($A18,KhachHang!$I$3:$M$32,3,0))
=IF($A18=””,””,VLOOKUP($A18,KhachHang!$I$3:$M$32,4,0))
=IF($A18=””,””,VLOOKUP($A18,KhachHang!$I$3:$M$32,5,0))
Trong công thức trên, kết hợp thêm bẫy lỗi IFERROR không có số hợp đồng (trường hợp ô số hợp đồng là ô trống) sẽ trả về giá trị rỗng trước, sau đó mới dùng hàm VLOOKUP
Trong các bài blog của Gitiho, chúng mình có giới thiệu đến bạn đọc Cách lập công thức số tiền bằng chữ trên Excel
Bạn đọc hãy tìm hiểu để có thể tự động hóa phần này một cách nhanh chóng và dễ dàng nhé.
Như vậy, qua bài viết trên, bằng những kiến thức đơn giản trong Excel, các kế toán viên đã có thể tự lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn và đối chiếu công nợ trong Excel, phục vụ cho công việc một cách thuận tiện và hữu dụng. Đừng quên tham khảo các bài viết về cách sử dụng hàm VLOOKUP, hàm IF, hàm AND, OR,... và luyện tập với các bài tập Excel của Gitiho để có thể ứng dụng được nhiều hơn vào công việc hàng ngày, tối ưu hóa thời gian cũng như khiến công việc trôi chảy hơn bao giờ hết.
Tài liệu kèm theo bài viết
Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!