Chia sẻ ý kiến – Nhận ngay 200K – Học gì cũng được

Cách xây dựng mô tả công việc cho vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu

Nội dung được viết bởi Sabrina

Trưởng ban kinh tế đấu thầu là vị trí quan trọng nếu doanh nghiệp của bạn trong lĩnh vực đấu thầu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách xây dựng mô tả công việc của vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu, giúp bạn tuyển chọn được nhân tài cho doanh nghiệp mình nhé!

Bản mô tả công việc của vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu

Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu

Xem thêm: Cách xây dựng mô tả công việc cho vị trí Chuyên viên Hồ sơ - Kế hoạch

Bản mô tả công việc của vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu

Dưới đây là bản mô tả công việc của vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu của một doanh nghiệp:

Chức danh/vị trí công việc      Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu Phòng Ban: Kinh tế Đấu thầu
Địa điểm làm việc Do doanh nghiệp chỉ định
Loại hợp đồng lao động Xác định thời hạn/không xác định thời hạn theo quy định của Công ty
I. THÔNG TIN CHUNG
Báo cáo trực tiếp cho:  Phó Tổng Giám đốc/Tổng Giám đốc
Qui trình công việc liên quan:  - Quy trình tạm ứng, thanh quyết toán công trình xây dựng.
- Quy trình thanh lý hợp đồng.
- Quy trình: Lập và kiểm soát khối lượng mời thầu;
- Quy trình: Đánh giá và lựa chọn nhà thầu;
- Quy trình: Mua sắm hàng hóa, vật tư, dịch vụ;
- Quy trình: Quản lý thiết kế;
- Quy trình: Lập, kiểm soát tổng mức đầu tư và dự toán thiết kế;
- Các quy định, quy chế khác có liên quan: Quyết định ủy quyền, phân quyền,…
- Quy trình: Phân tích đánh giá hiệu quả dự án đầu tư (FS)
- Quy trình: Lập, kiểm soát tổng mức đầu tư ;
- Các quy định, quy chế khác có liên quan: Quyết định ủy quyền, phân quyền,…
- Quy trình Đánh giá và lựa chọn nhà thầu;
- Quy trình mua bán vật tư hàng hóa;
- Các quy chế, quy trình, quy định có liên quan trong quá trình thực hiện công việc đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị tại các đơn vị.

Quan hệ công việc:                      Bên trong Bên ngoài
Các Phòng/Ban, công ty thành viên của Doanh nghiệp - Nhà thầu (Nhà cung cấp, nhà thầu thi công, cung cấp các dịch vụ…)
- Các đối tác khác
II. MỤC TIÊU CÔNG VIỆC
Tổ chức bộ máy hoạt động của Ban Kinh tế Đấu thầu đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau:
1. Quản lý công tác phân tích đầu tư, kiểm soát TMĐT ban đầu cung cấp thông tin, dữ liệu đầu ra làm cơ sở để Ban Đầu tư, Ban Tài chính, Ban Kinh doanh… thực hiện các công tác có liên quan. Kiểm soát và quản lý tổng mức đầu tư, đảm bảo tổng mức đầu tư thực tế nằm trong định mức đã được phê duyệt.
2. Kiểm soát công tác bóc tách khối lượng, thông tin mời thầu cho các gói thầu trên cơ sở thiết kế được Chủ Đầu tư phê duyệt, cung cấp thông tin hỗ trợ Ban Vật tư và Đấu thầu trong công tác đấu thầu và mua sắm vật tư, thiết bị.
3. Đảm bảo công tác thanh quyết toán các hợp đồng, dự án đúng với hoàn công và nghiệm thu được Chủ Đầu tư phê duyệt. Ngăn ngừa gian lận, sai lệch về khối lượng thanh toán, đảm bảo tính pháp lý cho các hồ sơ thanh quyết toán của Doanh nghiệp.
4. Đảm bảo lựa chọn được nhà thầu, đơn vị cung cấp phù hợp nhất để triển khai thực hiện các dự án của Doanh nghiệp   và đảm bảo hiệu quả chất lượng, tiến độ kinh tế của mỗi dự án đầu tư.
5. Đảm bảo việc cung cấp, quản lý sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt các hoạt động của Doanh nghiệp và các dự án mà Doanh nghiệp triển khai.
III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Kinh tế Đấu thầu trong ngắn hạn và dài hạn 10%
2. Chỉ đạo, điều hành các phòng chuyên môn của Ban KTĐT thực hiện công việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch, bao gồm nhưng không giới hạn: 70%
2.1 Tổ chức và quản lý công tác đấu thầu cho các dự án của . 
2.2 Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty trong việc thẩm định giá đầu vào nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng để phục vụ cho việc triển khai thực hiện các dự án của Công ty 
2.3. Lập kế hoạch và thực hiện mua/bán các vật tư, thiết bị theo đơn đặt hàng của các dự án/công ty trong Doanh nghiệp 
2.4. Kiểm soát công tác Thanh quyết toán cho các gói thầu thi công tại các dự án của Doanh nghiệp . 
2.5. Tiếp nhận, quản lý, cấp phát các vật tư, thiết bị đúng xuất xứ, quy cách, số lương, chủng loại. Thực hiện bảo hành, sửa chữa thiết bị, tập hợp hồ sơ liên quan phục vụ công tác thanh, quyết toán dự án 
2.6 Phối hợp với các Phòng, Ban, Đơn vị thuộc Doanh nghiệp  trong công tác cung cấp số liệu tổng mức đầu tư dự án của Doanh nghiệp  
2.7 Lập khối lượng và thông tin ban đầu của các gói thầu thi công tại các dự án của Doanh nghiệp   phục vụ công tác đấu thầu và mua sắm vật tư, thiết bị 
2.8 Kiểm soát công tác Thanh quyết toán cho các gói thầu thi công tại các dự án của Doanh nghiệp  
2.9 Kiểm soát thất thoát trong hoạt động Thanh quyết toán liên quan đến đầu tư xây dựng của Doanh nghiệp  
3. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về công tác chuyên môn liên quan đến việc tổ chức hoạt động, kiểm soát hệ thống, ngăn ngừa thất thoát liên quan đến chi phí hoạt động xây dựng. 5%
4. Quản lý nhân sự Ban KTĐT bao gồm:
- Chỉ đạo, giám sát hoạt động xây dựng mô tả công việc, chỉ tiêu đánh giá nhân viên, hồ sơ năng lực CNBV,..
- Phân công/ chỉ đạo nhân sự tham gia/ tham gia công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, xét thưởng, kỷ luật,..CBNV trong Ban 5%
5. Chỉ đạo thực hiện các báo cáo phân tích kết quả hoạt động, báo cáo chuyên môn của Ban KTĐT định kỳ/phát sinh 5%
6. Thực hiện các công việc khác do Ban lãnh đạo Doanh nghiệp chỉ đạo/phân công 5%
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC 
Kế hoạch hoạt động khả thi, dự toán được nguồn lực, thời gian, ngân sách hoạt động, thể hiện đầy đủ các hạng mục chức năng, nhiệm vụ Ban KTĐT
Kế hoạch được Lãnh đạo Doanh nghiệp phê duyệt trước khi triển khai thực hiện
Tư vấn giúp Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả, đảm bảo dự toán chính xác, hợp lý, tiệm cận giá trị thực tế phát sinh

Văn bản, tài liệu được phê duyệt, áp dụng hiệu quả trong hoạt động chuyên môn của Ban 
- Có được hệ thống chức danh, MTCV, hồ sơ năng lực CBNV, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác yêu cầu của đơn vị về nguồn lực, phục vụ công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng,..của Ban KTĐT
- Đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng phục vụ hiệu quả cho hoạt động của Ban KTĐT. Tuân thủ quy trình, quy định, nội quy Doanh nghiệp có liên quan đến công tác khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá,..
Thông tin chính xác, được cập nhật kịp thời, đầy đủ dữ liệu.
Báo cáo gửi đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu
Hoàn thành công việc theo yêu cầu
IV. QUYỀN HẠN
1. Đại diện Doanh nghiệp làm việc với các đơn vị thành viên, khách hàng, đối tác thực hiện hoạt động chuyên môn của Ban trong phạm vi công việc được phân công/ủy quyền
2. Quyết định các nội dung liên quan đến hoạt động của Ban KTĐT trong phạm vi được phân công/ủy quyền
3. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các công ty thành viên trong phạm vi chức năng, quyền hạn được phân công/ ủy quyền 
4. Có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin, hồ sơ, phối hợp thực hiện các nội dung công việc có liên quan đến hoạt động của Ban KTĐT/chỉ đạo của Lãnh đạo Doanh nghiệp
5. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm... nhân sự thuộc Ban KTĐT
6. Các quyền hạn khác theo quy định về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban KTĐT hiện hành
V. TRÁCH NHIỆM
1. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Ban KTXD
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin báo cáo gửi Lãnh đạo Doanh nghiệp/Công ty thành viên hoặc các báo cáo công bố ra bên ngoài (nếu có)
3. Bảo mật các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, KTXD theo Quy định của Doanh nghiệp
4. Thực hiện nội quy lao động và các quy định, quy chế quản trị nhân sự chung của Doanh nghiệp
5. Trách nhiệm khác tương ứng với phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Ban KTXD 
VI. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ YÊU CẦU
TIÊU CHUẨN YÊU CẦU
1. Bằng cấp, Chứng chỉ Tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành: Kinh tế xây dựng, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật công trình hoặc các chuyên ngành liên quan.
2. Kiến thức cần thiết - Đo bóc khối lượng và lập dự toán công trình.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Am hiểu về các quy định của Pháp luật liên quan đến phạm vi công việc.
3. Kỹ năng cần thiết - Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng quản lý nhân sự
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng quản trị rủi ro
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh  Thành thạo tiếng Anh
- Vi tính Thành thạo các phần mềm Autocad, Word, Excel, văn phòng,…
4. Kinh nghiệm Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm vị trí tương đương, ưu tiên ứng viên làm việc tại các Công ty/ Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, Bất động sản
5. Thái độ Trách nhiệm, có tầm nhìn bao quát, cẩn trọng, khách quan, chuyên nghiệp.
6. Sức khỏe Tốt
7. Khác - Làm việc tốt trong môi trường áp lực. 
- Có thể đi công tác, làm việc thêm giờ theo yêu cầu công việc
 

Tổng kết

Trên đây là chi tiết mẫu bản mô tả công việc cho vị trí Trưởng ban Kinh tế Đấu thầu, bạn có thể dựa vào đây để xây dựng bản mô tả công việc phù hợp với doanh nghiệp mình nhé!

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông