Chấm dứt Hợp đồng lao động phát sinh do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Sabrina

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  • Điều 43 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 44 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 47 Bộ luật Lao động 2019
  • Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019
  • Điều 172 Bộ luật Lao động 2019
  • Khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012

Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Tổ chức lại doanh nghiệp) có thể làm thay đổi chủ thể "Người sử dụng lao động" trong quan hệ lao động; vì 02 nguyên nhân chính yếu sau:

Đầu tiên, do từng hình thức Tổ chức lại doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự chấm dứt hoặc không chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị tổ chức lại;

Nguyên nhân thứ hai là vì: bản thân doanh nghiệp bị tổ chức lại; các doanh nghiệp hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ hoặc chỉ một phần, hoặc không thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của doanh nghiệp bị tổ chức lại.

Có thể lấy ví dụ sau đây để hình dung rõ hơn 02 nguyên nhân này:

1. Chia doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị chia; ví dụ:

Công ty A bị chia thành công ty B và C thì A chấm dứt tồn tại, B và C được thành lập.

Khi đó, B và C có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A hoặc không.

2. Tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị tách không chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A tách thành công ty A và B, A vẫn tiếp tục tồn tại và B được thành lập.

Khi đó, A và B thỏa thuận, thu xếp việc sử dụng số lao động của A.

3. Hợp nhất doanh nghiệp thì các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A hợp nhất với công ty B thành công ty C thì A và B chấm dứt tồn tại, C được thành lập.

Khi đó, C có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A và B hoặc là không.

4. Sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại; ví dụ:

Công ty A bị sáp nhập vào công ty B thì A chấm dứt tồn tại.

Khi đó, B có thể tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của A hoặc là không.

Sở dĩ cần phân tích việc này, vì:

Trách nhiệm tiên quyết của các doanh nghiệp tồn tại sau khi chia, tách, hợp nhất, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và và các doanh nghiệp nhận sáp nhập là đảm bảo việc làm cho những người lao động của doanh nghiệp bị Tổ chức lại.

Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì doanh nghiệp phải xây dựng Phương án sử dụng lao động.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua, bao gồm những nội dung sau:

- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Đối với những người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp bị Tổ chức lại giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động, có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. đối với từng người cụ thể;

Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trả Trợ cấp mất việc làm cho họ

Lưu ý:

- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

- Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Thành viên ban lãnh đạo là người lao động Việt Nam đang làm việc tại doanh nghiệp; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích do phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật Hình sự.

 

----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------

 PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

KHI CHIA/ TÁCH/ HỢP NHẤT/ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

I. Đặc điểm chung

Tên doanh nghiệp: .................

Mã số doanh nghiệp: .................

Trụ sở chính: ................., ................., ................., ..................

Ngành, nghề kinh doanh: .................

Người đại diện theo pháp luật: .................

Ngành nghề kinh doanh chính: .................

Hình thức sắp xếp lại: .................

Thuận lợi: .................

Khó khăn: .................

II. Phương án sử dụng lao động

1. Lao động trước khi sắp xếp

Tổng số lao động thường xuyên: ................. người, trong đó nữ: ................. người, cụ thể như sau:

a) Số lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động: ................. người.

b) Số lao động đang ngừng việc: ................. người.

c) Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ................. người.

d) Số lao động đang nghỉ việc không lương: ................. người.

đ) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: ................. người.

Trong đó: Số lao động là người đại diện phần vốn của công ty: ................. người.

2. Phương án sử dụng lao động

a) Số lao động tiếp tục sử dụng tại công ty sau khi sắp xếp lại: ................. người, trong đó nữ ................. người, cụ thể như sau:

- Số lao động tiếp tục sử dụng: ................. người.

- Số lao động được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có): ................. người.

- Số lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có): ................. người.

b) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động: ................. người.

- Số lao động nghỉ hưu (nếu có) ................. người.

3. Kinh phí dự kiến:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ................. đồng, trong đó:

a) Thực hiện chế độ đối với số lao động về hưu trước tuổi: ................. đồng.

b) Đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất với số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH: ................. đồng.

c) Thực hiện chế độ cho số lao động không bố trí được việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động: ................. đồng.

d) Thực hiện đưa đi đào tạo để tiếp tục sử dụng: ................. đồng.

4. Nguồn kinh phí bảo đảm

Tổng kinh phí bảo đảm thực hiện chính sách: ................. đồng, trong đó:

a) Nguồn tiền từ bán cổ phần/bán doanh nghiệp: ................. đồng.

b) Chi phí của doanh nghiệp: ................. đồng.

5. Tài kiệu kèm theo

- Danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động nghỉ hưu, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian, người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động. 

 

................., .................

................., .................

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

.................

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
  

...…..........

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

(Ký tên, đóng dấu)

.................

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Loại hợp đồng lao động

Vị trí việc làm

Người lao động tiếp tục được sử dụng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lao động nghỉ hưu

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

------

Số: .................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------

................., .................

 QUYẾT ĐỊNH

VV: Chấm dứt hợp đồng lao động

--------------------

 GIÁM ĐỐC .................
 

- Căn cứ Bộ Luật Lao động 2019;
- Căn cứ Hợp đồng lao động số .................;
- Căn cứ Quyết định .................;

- Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông / bà ................., là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng .................

Lý do:
.................

Kể từ ngày: .................
Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp của Ông / bà ................. được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 3: Các Trưởng phòng Tổ chức và Nhân sự, Phòng Ban liên quan và Ông / bà ................. căn cứ quyết định thi hành. 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Cá nhân Ông / bà .................;
- Công đoàn Công ty;
- Lưu VP, HS.

 

GIÁM ĐỐC

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông