Chia sẻ file Excel Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo TT200

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Khi doanh nghiệp kết thúc hợp đồng làm ăn với đối tác, nhiệm vụ của kế toán viên chính là lập Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán. Để giúp cho công việc của các bạn dễ dàng hơn, Gitiho xin chia sẻ mẫu Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo thông tư 200 trên phần mềm kế toán Excel.

Các bạn hãy tải file chứng từ đính kèm ở cuối bài viết và cùng Gitiho thực hành cách thiết lập các thông tin trong biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng nhé.

Kế toán tổng hợp từ A-Z trong 14 giờ

Giới thiệu Biên bản thanh lý hợp đồng

Trước khi tìm hiểu chi tiết cách thiết lập thông tin trong biên bản thanh lý hợp đồng trên phần mềm kế toán Excel, chúng ta hãy cùng nói qua về loại chứng từ kế toán tổng hợp này để xem vai trò và ý nghĩa của nó là gì nhé.

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Như tên gọi của nó, biên bản thanh lý hợp đồng là chứng từ quan trọng ghi nhận sự hoàn thành một hợp đồng, công việc nào đó giữa hai bên đối tác, trong đó các bên đều tham gia vào xác nhận khối lượng, chất lượng và các phần phát sinh sau khi đã kết thúc công việc trong hợp đồng. Cuối bản hợp đồng, các bên đối tác sẽ cùng ký tên để xác thực cho biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán đóng vai trò chấm dứt và vô hiệu hóa mọi điều khoản đã ký kết giữa hai bên hướng đến sự hợp tác thành công và thuận lợi, đi kèm với những nghĩa vụ và quyền lợi của các bên có liên quan.

Khi nào cần viết Biên bản thanh lý hợp đồng?

Không phải bất kể trường hợp nào cũng yêu cầu các bên đối tác trong hợp đồng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng. Cũng không phải trong bất kể trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể tùy ý viết biên bản. Trong kế toán tổng hợp, có một vài quy định cụ thể về loại chứng từ này. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp cần viết biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán trong những trường hợp sau:

  • Sau khi các hoạt động kinh tế, xây dựng, kinh doanh được hoàn thành.
  • Sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng chính và không có bất kỳ thỏa thuận nào của các bên liên quan về việc gia hạn hợp đồng chính.
  • Khi thỏa thuận bị đình chỉ hoặc trong giai đoạn chờ hủy bỏ.
  • Khi một bên pháp nhân trong hợp đồng phải giải thể công trình, dự án, kinh doanh.
  • Khi người thực hiện các điều khoản hợp đồng không có đủ điều kiện, tư cách và năng lực cần thiết cho hợp đồng kinh tế.

Trong kế toán tổng hợp, trước khi biên bản thanh lý hợp đồng được ký kế, các bên liên quan vẫn chưa kết thúc quan hệ chủ thể tham gia. Do đó, họ vẫn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tuân thủ hợp đồng. Chỉ đến khi biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được hoàn thành, mọi sự ràng buộc về mặt pháp lý mới được tháo bỏ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xác định ngày hết hạn hợp đồng trên Excel

Cách lập Biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng

Dưới đây là mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán trên phần mềm kế toán Excel mà các bạn có thể tìm thấy tại file đính kèm cuối bài viết.

Chia sẻ file Excel Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo TT200

Cách lập Biên bản thanh lý hợp đồng

Có thể thấy rất rõ ràng các mục cần điền trong một biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giao khoán. Bạn hãy điền lần lượt các thông tin theo hướng dẫn dưới đây nhé:

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị sử dụng.
  • Mẫu chứng từ: Sử dụng công cụ Text Box (thẻ Insert > nhóm Text > Text Box) để tạo một hộp thoại nội dung, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có trong file mẫu). Việc sử dụng Text Box giúp chúng ta dễ dàng di chuyển vị trí nội dung mà không làm ảnh hưởng đến kích cỡ của các cột trong file Excel kế toán tổng hợp.
  • Ngày … tháng … năm …: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
  • Thông tin các bên: Ghi rõ họ và tên, chức vụ của những người đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
  • Thời gian hợp đồng: Ghi rõ số hợp đồng, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
  • Nội dung công việc: Ghi rõ nội dung công việc được ký kết giữa các bên trong hợp đồng chính
  • Giá trị hợp đồng: Ghi rõ giá trị của hợp đồng chính cho đến thời điểm thanh lý.
  • Số tiền: Ghi rõ các số tiền đã thanh toán, bị phạt và số tiền còn lại các bên cần thanh toán để thanh lý hợp đồng.
  • Kết luận: Ghi rõ kết luận của các bên về từng nội dung cụ thể trong công việc đã thực hiện, đánh giá khối lượng, chất lượng, đồng thời đưa ra các ý kiến, kiến nghị (nếu có).
  • Ký tên: Đại diện của các bên ký tên vào biên bản. Riêng đại diện bên giao khoán tiến hành đóng dấu xác nhận.

Sau khi hoàn thiện các thông tin trên biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giao khoán, kế toán viên cần lập 4 bản cho loại chứng từ này, trong đó mỗi bên giữ 2 bản.

Xem thêm: Hướng dẫn Cách lập Biên bản thanh lý TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel

Tổng kết

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành các thao tác thiết lập biên bản nghiệm thu vàhanh lý hợp đồng trên Excel. Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, các bạn kế toán viên đã học được thêm một thủ thuật tối ưu công việc của mình. Bên cạnh biên bản thanh lý hợp đồng, Gitiho còn chia sẻ rất nhiều loại chứng từ kế toán khác trên blog Gitiho. Các bạn hãy truy cập và tải về các tài liệu cần thiết nhé.


Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!




Khóa học phù hợp với bất kỳ ai đang muốn tìm hiểu lại Excel từ con số 0. Giáo án được Gitiho cùng giảng viên thiết kế phù hợp với công việc thực tế tại doanh nghiệp, bài tập thực hành xuyên suốt khóa kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Tham khảo ngay bên dưới!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông