4 chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phổ biến hiện nay

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Chiến lược đa dạng hóa là cách tiếp cận thị trường nhiều doanh nghiệp áp dụng. Giải pháp này mở ra cơ hội, thúc đẩy lợi nhuận và tăng doanh thu. 

Đa dạng hóa liên quan đến việc tung ra sản phẩm mới thường ở thị trường mới. Vậy chiến lược đa dạng hóa là gì? Có những hình thức nào? Ngay sau đây Gitiho sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể nhất.  

Chiến lược đa dạng hóa là gì?

CEO của ArcelorMittal – Lakshmi Mittal từng nói: Nếu bạn muốn phát triển, hãy làm một cái gì đó khác biệt với đa số mọi người. Chiến lược đa dạng hóa (Diversification Strategy) cũng giống như vậy. Đó là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng trong lĩnh vực doanh nghiệp đang tham gia. 

chien-luoc-da-dang-hoa-1
Chiến lược đa dạng hóa chính là tạo sự khác biệt trên thị trường

Hiện nay, chiến lược đa dạng hóa được nhiều công ty áp dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Giải pháp này còn góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận. 

Để triển khai chiến lược, nhà quản lý có thể bổ sung thêm tính năng, thành phần, công dụng mới vào dòng sản phẩm hiện có. Chẳng hạn: Nâng cấp phiên bản cũ, tích hợp công nghệ, ra mắt sản phẩm mới. 

Lợi ích chiến lược đa dạng hóa mang lại cho doanh nghiệp

Dù kinh doanh trong ngành nghề nào, quy mô ra sao, đa dạng hóa vẫn là đóng vai trò then chốt. Nếu áp dụng kịp thời, đúng cách, phù hợp tiềm lực và nhu cầu doanh nghiệp, hoạt động này mang lại nhiều lợi ích:

Giảm thiểu rủi ro

Suy thoái là hiện trạng vô cùng phổ biến trên thị trường ở mọi lĩnh vực. Triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro về tài chính

chien-luoc-da-dang-hoa-2
Đa dạng hóa nằm trong bộ giải pháp giảm thiểu rủi ro

Một ví dụ điển hình cho lợi ích này phải kể tới Amazon. Khi mới bắt đầu kinh doanh, Amazon chỉ bán một thứ duy nhất – sách. Nhưng Jeff Bezos nhận định đây chỉ là nền tảng để Amazon trở thành một trong những gã khổng lồ về thương mại điện tử. Chính chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đúng đắn, Jeff Bezos đã đưa Amazon vươn lên ngay trong thời điểm tương lai internet còn mơ hồ. 

Duy trì sự phát triển ổn định

Đa phần các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa dạng hóa như một cách thức phòng thủ. Giải pháp này giúp ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trước đối thủ cạnh tranh. 

chien-luoc-da-dang-hoa-3
Chiến lược đa dạng hóa tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường

Theo Jack Ma – CEO Alibaba: Đừng bao giờ sao chép. Nhưng thực tế có không ít doanh nghiệp vẫn lợi dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh ấy trên thương trường. Vì vậy, tự tạo cho mình chiếc khiên chắn bảo vệ bằng chiến lược đa dạng hóa đúng đắn là vô cùng cần thiết. 

Củng cố vị thế thương hiệu

Đa dạng hóa tạo bước đà để nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả giúp xây dựng, củng cố vị thế trên thương trường. 

chien-luoc-da-dang-hoa-4
Địa vị thương hiệu được củng cố, ghi dấu trong lòng khách hàng

Chiến lược này mở ra nhiều cơ hội để khách hàng ghi nhớ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng tốt mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua đó, lợi nhuận thu về hấp dẫn, khách hàng cũng trung thành hơn với doanh nghiệp.   

Thúc đẩy doanh thu

Tăng trưởng doanh thu là lợi thế vượt trội chiến lược đa dạng hoa mang tới. Thông qua chiến lược, doanh nghiệp dễ dàng tối đa hóa nguồn lực sẵn có, phát triển thêm nguồn lực mới, tăng sức mạnh để chinh phục thành công. 

chien-luoc-da-dang-hoa-5
Chiến lược đa dạng hóa tận dụng nguồn lực sẵn có nâng cao doanh thu

Khi bạn tạo nên sự khác biệt trên thị trường bằng sản phẩm/dịch vụ chất lượng, giá tốt, khách hàng sẵn sàng chi trả để trải nghiệm. Nếu hài lòng họ có thể giới thiệu cho những người khác. Tỷ lệ mua hàng tăng đồng nghĩa lợi nhuận cao.  

4 chiến lược đa dạng hóa sản phẩm phổ biến hiện nay

Hiện nay, chiến lược đa dạng hóa có 4 phương pháp được ứng dụng nhiều nhất gồm: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa theo chiều dọc, đa dạng hóa theo chiều ngang, đa dạng hóa tập đoàn. Tùy vào nguồn lực, mục tiêu của doanh nghiệp, các Marketer sẽ lựa chọn hình thức phù hợp. 

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là giải pháp tăng trưởng thông qua việc thực hiện những kế hoạch mới. Chúng liên quan tới hoạt động sản xuất, Marketing, công nghệ. Điểm mấu chốt của chiến lược là tận dụng một trong những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp. 

chien-luoc-da-dang-hoa-6
Doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh nội tại để mang đến cải tiến khác biệt

Ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ có điểm chung nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm khác biệt. Vì thế, chiến lược đa dạng hóa đồng tâm đòi hỏi nhà quản lý nghiên cứu, chọn lọc để cải tiến hiệu quả. 

Ví dụ: iPod của Apple khi ra đời không phải là sản phẩm thương mại đầu tiền trên thị trường âm nhạc trực tuyến. Nhưng để bán được, nhà sản xuất này đã cải tiến bằng cách loại bỏ những hạn chế của việc nghe, hỗ trợ kết nối tải nhạc chỉ với 99 cent. Ngay cả với các phiên bản iPhone cũng vậy, bên cạnh nâng cấp thiết kế, tính năng, Apple còn phát triển thêm kho ứng dụng khổng lồ. 

Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang

Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều ngang hiểu đơn giản là phương pháp bổ sung sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất. Mục đích nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Ứng dụng chiến lược này, bạn có thể thêm bất cứ sản phẩm nào vào bộ sưu tập ra mắt thị trường. 

chien-luoc-da-dang-hoa-7
Doanh nghiệp có thể phân tích, nghiên cứu thị trường để cung cấp thêm nhiều sản phẩm cùng chủng loại

Hình thức đa dạng hóa chiều ngang liên quan trực tiếp tới việc tạo ra dòng sản phẩm, dịch vụ mới. Chúng thu hút không chỉ khách hàng đã mua trước đó mà còn chinh phục lượng lớn khách tiềm năng.  

Đa dạng hóa theo chiều dọc

Chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc xây dựng nên hệ thống liên kết trong cùng một doanh nghiệp. Đây là hình thức bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới. Cụ thể:

chien-luoc-da-dang-hoa-8
Đa dạng hóa theo chiều dọc giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát lợi thế cạnh tranh
  • Đa dạng hóa các sản phẩm phụ. 
  • Đa dạng hóa liên kết. 

Chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây cũng là cách tạo điểm khác biệt so với đối thủ trên thị trường. Thông qua đó, nhà quản lý dễ dàng kiểm soát công nghệ bổ sung, cắt giảm chi phí, nâng cao tỷ lệ lợi nhuận. 

Đa dạng hóa tập đoàn

Hình thức đa dạng hóa sản phẩm này không liên quan tới bất kỳ yếu tố năng lực, công nghệ nào. Hoạt động được thực hiện nhằm mục đích giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn mới. 

chien-luoc-da-dang-hoa-9
Chiến lược đa dạng hóa tập đoàn nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới

Với chiến lược đa dạng hóa tập đoàn, không chỉ doanh nghiệp mà ngay cả những nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm. Bằng cách này chúng ta có thể đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trưởng, chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực kinh doanh.   

Khám phá một số phương pháp đa dạng hóa sản phẩm

Thực tế có nhiều phương pháp hỗ trợ đa dạng hóa sản phẩm. Tùy vào mục tiêu, định hướng kinh doanh, mỗi công ty sẽ áp dụng những hình thức khác nhau. 

Đổi tên sản phẩm

Để tăng cơ hội xuất khẩu sang thị trường quốc tế, một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hóa đổi tên sản phẩm. Đây là phương pháp nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm trong mắt người dùng. 

chien-luoc-da-dang-hoa-10
Thay tên đổi họ cho sản phẩm là cách tiếp cận tốt với nhóm khách hàng mới

Các mặt hàng mới khá tương đồng với sản phẩm cũ nhưng lại được tung ra thị trường với một danh xưng hoàn toàn khác. Thông qua việc “thay tên đổi họ”, điều chỉnh phương thức tiếp thị, sản phẩm có cơ hội phát triển tốt hơn khi tiếp cận vùng đất mới. 

Thay đổi bao bì

Bao bì sản phẩm chính là hình ảnh nhận diện cơ bản nhất, đóng vai trò thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng. Thiết kế bao bì sẽ phụ thuộc trực tiếp vào các đối tượng tiếp thị doanh nghiệp hướng đến. 

chien-luoc-da-dang-hoa-11
Thay đổi bao bì có thể tạo nên sức hút mới

Thay đổi bao bì có thể tạo ra nhiều cơ hội tăng khả năng tiếp cận. Bởi cùng với nhóm khách hàng cũ, sản phẩm khoác chiếc áo mới sẽ hấp dẫn hơn trong mắt nhóm đối tượng tiềm năng. 

Định giá lại

Sự biến động của thị trường cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm. Tùy vào chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm giá thành nhằm tạo sự đa dạng. 

chien-luoc-da-dang-hoa-12
Giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng

Thực tế, giảm giá hầu như rất ít áp dụng. Đa số doanh nghiệp chọn hình thức tăng giá sản phẩm sau thời gian ra mắt thị trường. Đương nhiên để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, nhà quản lý cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra mức giá phù hợp nhất. 

Mở rộng thương hiệu

Đây là phương pháp đa dạng hóa sản phẩm được áp dụng bởi những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cao cấp như: Ô tô, trang sức, điện thoại thông minh. Các công ty sẽ giới thiệu tới khách hàng các tính năng mới nâng cấp về dòng sản phẩm họ cung cấp. 

chien-luoc-da-dang-hoa-13
Mở rộng thương hiệu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nâng cao danh tiếng và lợi thế cạnh tranh. Bằng cách này bạn dễ dàng thu hút đối tượng tiềm năng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm mà không quan tâm tới giá thành.  

Thay đổi kích cỡ, số lượng

Thay đổi kích cỡ, số lượng sản phẩm cũng là giải pháp hữu hiệu trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh này nhằm hướng tới các đối tượng khách hàng khác nhau. 

chien-luoc-da-dang-hoa-14
Sản phẩm đa dạng kích cỡ, số lượng có thể tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn

Ví dụ: Bên cạnh bộ sản phẩm chăm sóc da fullsize như: Serum, sữa rửa mặt, tinh chất dưỡng, son môi, hãng mỹ phẩm Estee Lauder cho ra đời thêm các bản mini size. Như vậy họ sẽ tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các phân khúc bình dân.  

Mở rộng sản phẩm

Phương pháp mở rộng sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi trên thị trường. Doanh nghiệp thực hiện giải pháp này bằng cách giới thiệu thêm các phiên bản khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm. Họ có thể chỉ thay đổi màu sắc, mẫu mã, tính năng. 

chien-luoc-da-dang-hoa-15
Mỗi phiên bản sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu, mong muốn của từng nhóm khách hàng

Đây giống như một cách “thả lưới” của doanh nghiệp nhằm thu hút tối đa nhóm khách hàng tiềm năng. Ví dụ điển hình chính là những lần giới thiệu iPhone của Apple. Với iPhone 14 hãng cho ra mắt tới 4 series: iPhone 14, iPhone 14 Plus, iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max. Trong đó sản phẩm có nhiều màu sắc: Đen, đỏ, trắng, tím, xanh da trời đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng. 

Tóm lại, chiến lược đa dạng hóa là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp định vị thứ hạng trên thị trường. Qua những chia sẻ trên đây, Gitiho hy vọng bạn sẽ lựa chọn phương án phù hợp với doanh nghiệp mình. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông