Chiến lược kinh doanh và vai trò cốt yếu của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Hương Đinh

Bất cứ ai khi bước chân vào con đường kinh doanh chắc chắn sẽ không còn xa lạ với cụm từ chiến lược hay chiến lược kinh doanh. Trong bài viết dưới đây của Gitiho sẽ cung cấp một số kiến thức về chiến lược kinh doanh cũng như vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh được coi là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự rõ ràng, bao gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng chính là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp. Đồng thời, nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả ra sao và tìm kiếm những triển vọng nhằm phát triển và củng cố thành công trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp đều phải có kế hoạch kinh doanh riêng cho từng giai đoạn, cũng như kế hoạch cho từng phòng ban và bộ phận trực thuộc.

Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp có doanh nghiệp tăng trưởng rất nhanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường, đồng thời mang lại hiệu quả về kinh tế. Việc lập ra kế hoạch kinh doanh phải đảm bảo sự khác biệt và tiềm năng thị trường.

Có một điều bạn cần lưu ý thêm là chiến lược và chiến thuật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu đơn giản, chiến thuật là một phần thuộc chiến lược vậy nên chiến lược kinh doanh sẽ ở mức độ cao hơn và sở hữu những tính chất khác so với chiến thuật kinh doanh.

Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?

Có thể thấy rằng vai trò của chiến lược kinh doanh là để tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của chính doanh nghiệp hoặc của những doanh nghiệp khác bên ngoài. Qua đó có thể chỉ ra những phương hướng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, chiến lược này còn có vai trò chỉ định và phân bổ nguồn lực về nhân lực, tài chính để thực thi các chiến thuật cụ thể.

Một doanh nghiệp được hình thành không thể thiếu được chiến lược kinh doanh của riêng mình. Do đó, việc có một chiến lược kinh doanh hiệu quả được xem như kim chỉ nam dẫn đường hoạt động, mang tính định hướng dài hạn. Bên cạnh đó nó còn có vai trò giúp phân bổ nguồn lực nhân sự cũng như tài chính cụ thể.

Một chiến lược kinh doanh luôn tồn tại dưới dạng bất biến, với những sự thay đổi của thị trường cũng như cạnh tranh từ các đối thủ, chính doanh nghiệp cũng phải trong tâm thế sẵn sàng trong việc điều chỉnh chiến có tính khả thi cho mình.

Cách xây dựng chiến lược kinh doanh cơ bản

Xác định mục tiêu dài hạn

Cần xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được sau một khoảng thời gian xác định. Mục tiêu như nhắc đến ở trên có thể bao gồm: doanh số, vị thế cạnh tranh (thị phần), quy mô …

Đánh giá vị trí hiện tại

Sau khi thiết lập được mục tiêu thì ban lãnh đạo doanh nghiệp cần có những tiêu chí đánh giá hợp lý. Trong đó có hai lĩnh vực mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm khi đánh giá vị trí hiện tại:

Môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát môi trường kinh doanh của mình để xác định được những yếu tố nào trong môi trường hiện tại cái nào là cơ hội, cái nào là mối nguy hại đối với chiến lược và mục tiêu của công ty.

Nội lực công ty: Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân công ty ở những khía cạnh như: quản lý, tài chính, nghiên cứu phát triển, marketing, sản xuất. Từ những thông tin thu thập được, đưa ra những đường hướng phát triển kinh doanh sát với tiềm lực công ty nhất.

3. Khảo sát và phân tích thị trường

Để có một chiến lực kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu về thị trường, về các đối thủ và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này.

SWOT là từ đại diện cho:

S – strengths: thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì

W- weaknesses: điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác

O – opportunities: có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác

T – Threats – các mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.

Có nhiều mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG, nhưng SWOT thường được dùng phổ biến nhất.

Mô hình khảo sát thị trường

Xây dựng chiến lược sản phẩm

Khi đã hiểu về thị trường, thế mạnh điểm yếu của mình doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản phẩm để cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh và đạt đến mục tiêu kinh doanh.

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ là một phần cực kỳ đặc biệt và quan trọng bởi lẽ nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp khi ra thị trường cũng sẽ kinh doanh một loại hình sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chính vì vậy mà chiến lược sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp có thể xác định được phương hướng phát triển, thiết kế sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, cũng như hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải.

Đánh giá, kiểm soát và thay đổi

Đây là bước cuối cùng trong hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng là bước để xác định liệu những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Đây có thể xem giống như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung. Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều phần mềm giúp thống kê tự động những số liệu trên, giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật chính xác. Qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào đúng thời điểm, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nội dung chiến lược kinh doanh.

Tạm kết

Gitiho vừa giới thiệu đến bạn đọc kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh là gì. Có thể thấy rằng một chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhường nào với một doanh nghiệp. Nó là xương sống, là kim chỉ nam điều hướng cho doanh nghiệp để phát triển. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh chắc chắn không hề đơn giản và dĩ nhiên, nó không chỉ dừng lại ở những con chữ trên trang giấy hay những báo cáo, bản kế hoạch nào đó.

Theo dõi website Gitiho để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông