Hiệu quả kinh doanh tốt, có lãi là điều mong muốn của bất cứ nhà quản lý nào. Điều này ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty trong thị trường đầy rẫy thách thức.
Làm thế nào nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành bài toán khó cho mỗi doanh nghiệp. Để tìm kiếm câu trả lời, mời bạn khám phá cùng Gitiho trong bài viết sau đây.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là mức độ thành công của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài nguyên cho hoạt động kinh doanh. Mục tiêu nhằm đạt được lợi nhuận, tạo ra giá trị cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh, người ta có thể dựa vào nhiều chỉ số như: Doanh thu, tỷ suất sinh lời, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu…. Tuy nhiên muốn đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh, nhà quản trị cần xem xét các yếu tố khác: Chi phí, năng suất lao động, sự hài lòng của khách hàng và nhân viên….
Một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả thường có khả năng tăng trưởng cả về doanh thu, lợi nhuận cũng như duy trì sự cạnh tranh trong ngành. Nhờ vậy công ty tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thị trường.
Như báo cáo của McKinsey phát hành vào năm 2019 chỉ ra rằng: “Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm cao hơn 20% thường có tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn 10%”.
Xem thêm: Quy trình 5 bước hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp thời 4.0
Trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay, duy trì kinh doanh có lời như một bài toán khó đặt ra cho nhà quản trị. Những lý do sau đây sẽ giúp bạn biết vì sao doanh nghiệp cần phân tích hiệu quả kinh doanh.
Như vậy phân tích hiệu quả kinh doanh là điều cần tiến hành định kỳ, thường xuyên. Có như vậy nhà quản trị mới có thể đảm bảo mục tiêu phát triển đã đặt ra trước đó.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh cụ thể về việc sử dụng các nguồn lực tối ưu. Để đánh giá, nhà quản trị sẽ phải dựa vào các tiêu chí rõ ràng. Dưới đây là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Tỷ lệ chuyển đổi được tính theo số lượng khách mua hàng/số khách hàng tiềm năng. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Ví dụ: Trong 1 tháng, lượng khách đến showroom xe ô tô là 3000 và 700 trong số đó đã trở thành khách hàng, có phát sinh giao dịch mua – bán thì tỷ lệ chuyển đổi bằng: 700/3000 x 100% = 23,3%.
Căn cứ vào các loại chi phí như: Phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, thuế môn bài… doanh nghiệp có thể tính toán số tiền cụ thể để chuyển đối 1 khách hàng. Như vậy việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng trở nên chính xác hơn.
Doanh số trên mỗi nhân viên không chỉ là thước đo hiệu quả kinh doanh rõ ràng mà còn là cơ sở đánh giá năng lực nhân sự. Công thức chuẩn như sau:
Doanh thu ròng/số lượng nhân viên
Căn cứ vào đây, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định tuyển dụng phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí. Muốn cải thiện chỉ số kể trên, doanh nghiệp phải đặt mục tiêu bán hàng cụ thể cho mỗi nhân viên. Dựa vào kết quả mỗi tháng của nhân sự bạn nên áp dụng KPI phù hợp.
Bên cạnh đó, các công ty nên đầu tư hoạt động đào tạo, phát triển năng lực nhân sự. Như vậy bạn sẽ sở hữu được đội quân tinh nhuệ với khả năng chốt sale vượt trội.
Xem thêm: Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết từ A - Z
Chỉ số này giúp bạn biết số tiền trung bình khách hàng đã bỏ ra cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu số tiền trung bình cao hơn giá bình quân sản phẩm đồng nghĩa người tiêu dùng đang mua nhiều sản phẩm giá trị cao hoặc mua số lượng lớn.
Khi số tiền trung bình thấp hơn, bạn phải xem xét, cân nhắc việc định giá cho phù hợp hoặc tung ra các kế hoạch tiếp thị hấp dẫn như: Combo, ưu đãi, giảm giá…. Như vậy mới có thể kích thích nhu cầu chi tiêu của họ.
Chỉ số tăng trưởng theo kỳ chính là tấm gương phản chiếu trực quan nhất hiệu quả kinh doanh. Công thức như sau:
(Doanh thu kỳ hiện tại – doanh thu kỳ trước)/Doanh thu kỳ trước x 100
Với những doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý sẽ dễ dàng theo dõi trong báo cáo được xuất định kỳ. Điều đó mang lại tính chính xác cao hơn so với cách ghi chép truyền thống.
Muốn cải thiện chỉ số tăng trưởng, nhà quản trị cần tìm ra vấn đề vướng mắc đang gặp phải. Đó có thể là chi phí, thị trường hoặc các hoạt động quảng bá. Từ đó chúng ta mới đưa ra những điều chỉnh phù hợp, tối ưu nhất.
Lượng hàng đã bán ra trong một khoảng thời gian phản chiếu chính xác tốc độ bán của một sản phẩm. Công thức tính như sau:
Số lượng hàng đã bán/Tổng lượng hàng ban đầu x 100
Nếu tỷ lệ bán càng cao đồng nghĩa với việc bạn nên tích trữ hàng hóa tránh tình trạng cháy hàng. Ngược lại, tỷ lệ bán quá thấp nghĩa là sức tiêu thụ không tốt. Lúc này bạn cần tìm cách bán được nhiều hơn thông qua các hoạt động tiếp thị hấp dẫn nhằm hạn chế tối đa lượng hàng tồn kho.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là bài toán đặt ra cho tất cả doanh nghiệp ở mọi ngành nghề. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay điều này càng trở nên cấp thiết. Vậy làm sao để cải thiện hiệu quả trong kinh doanh? Nội dung sau đây sẽ chia sẻ chi tiết nhất.
Marketing là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Đó giống như cầu nối gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Vì thế doanh nghiệp cần hết sức chú trọng vào hoạt động này.
Nhà quản trị có thể căn cứ vào các kết quả khảo sát, nghiên cứu thị trường để đưa ra đánh giá, đề xuất chiến lược phù hợp. Bạn phải làm sao để khách hàng biết đến sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp.
Nghiên cứu của Gallup cho thấy rằng: “Các doanh nghiệp có mức độ tương tác cao với khách hàng trên mạng xã hội thường có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu lớn hơn 23% so với các đối thủ không tương tác nhiều trên mạng xã hội”.
Một nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra: “Các doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm độc quyền có thể tăng doanh thu, lợi nhuận. Đây là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh”.
Thực tế nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng. Vì thế doanh nghiệp cần triển khai chính sách sản phẩm phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh đó, chính sách sản phẩm còn giúp các công ty có cơ hội sản xuất, bán ra sản phẩm đáp ứng đúng mong muốn khách hàng, đảm bảo về giá, chất lượng. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô tiêu thu, đem đến lợi nhuận lớn.
Để triển khai sách lược này, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường cụ thể, phân tích nhu cầu, vòng đời sản phẩm cũng như tình hình cạnh tranh. Ngoài ra, bạn đừng quên một số vấn đề như: Mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm….
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Mức giá sản phẩm có thể dựa trên các yếu tố: Chi phí sản xuất, các khoản thuế phí, quan hệ cung cầu. Chiến lược giá đưa ra tùy thuộc từng giai đoạn và mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.
McKinsey & Company từng thực hiện nghiên cứu về tác động của chính sách giá tới hiệu quả kinh doanh. Trong đó đã chỉ ra rằng: “Giám giá sản phẩm 10% có thể tăng doanh số bán hàng từ 10% - 25% tùy thuộc ngành hàng, đối tượng người dùng”.
Tuy nhiên cũng theo PwC: “Doanh nghiệp có thể mất lợi nhuận tới 50% trong các dịp giảm giá nếu không định giá phù hợp”. Vì thế triển khai chiến lược giá trong cũng cần đánh giá, phân tích kỹ lưỡng đúng thời điểm, bối cảnh.
Xem thêm: Top 7 chiến lược giá sản phẩm tối ưu trong Marketing
Dù ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, con người vẫn là yếu tố quyết định tới sự thành – bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong kỷ nguyên số, nhân sự trong các doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi với thời cuộc. Họ không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn phải tích hợp các kỹ năng, hiểu biết sâu rộng. Như vậy mới có thể ứng dụng máy móc kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
Vì thế, bên cạnh tuyển dụng nhân tài, các doanh nghiệp nên triển khai hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này vừa giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc lại tối ưu được ngân sách.
Những nhân sự kỹ năng toàn diện sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời. Theo báo cáo của PwC phát hành vào năm 2020: “Các doanh nghiệp đầu tư vào trải nghiệm khách hàng thường có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu lên đến 15% so với đối thủ không tập trung vào trải nghiệm khách hàng”.
Kế hoạch sử dụng vốn là mảnh ghép quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Muốn sử dụng vốn hiệu quả, công ty cần giải quyết tốt các vấn đề liên quan tới thu hồi công nợ, luân chuyển vốn lưu động.
Một nghiên cứu của Deloitte chỉ ra rằng: “Tối ưu hóa quá trình sử dụng vốn có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận lên tới 16%”. Chính vì thế nhà quản trị cần thực hiện đánh giá thường xuyên, liên tục về dòng vốn để tránh tình trạng tồn đọng.
Quy trình ở đây bao gồm cả sản xuất, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm thời gian chờ, nâng cao hiệu suất làm việc. Nhờ vậy tránh tình trạng tồn đọng hàng do chậm trễ, không giữ chân được khách hàng.
Muốn kích cầu hiệu quả, nhà quản trị có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có kết hợp các công nghệ hiện đại. Trong nghiên cứu Deloitte đã thực hiện chỉ ra: “Doanh nghiệp áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, học sâu có thể giảm chi phí vận hành tới 30% và tăng năng suất lên đến 40%.
Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đội ngũ quản trị doanh nghiệp phải thực sự linh hoạt, chủ động. Dựa vào tình hình thị trường hiện tại cùng năng lực nội tại của công ty đưa ra những giải pháp hữu hiệu, tối ưu.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu hiệu quả kinh doanh là gì, làm thế nào cải thiện. Nếu muốn tham khảo chuyên sâu hơn, bạn đừng bỏ qua các chương trình đào tạo dò Gitiho tổ chức.