Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Quy trình 5 bước chi tiết nhất

Nội dung được viết bởi Mai Phạm

Hoạch định chiến lược kinh doanh tạo nên một lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp. Điều này giúp thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để không bỏ lỡ các mục tiêu kinh doanh, nhà quản trị cần xây dựng chiến lược hiệu quả, linh hoạt và thực tế. Ngay sau đây Gitiho sẽ chia sẻ cụ thể về các bước để hoạch định chiến lược.

Hoạch định chiến lược là gì?

Theo Alfred Chandler thuộc Đại học Harvard: “Hoạch định chiến lược kinh doanh là xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó nhà quản trị lựa chọn được phương thức hành động, phân bổ tài nguyên thiếu yếu để thực hiện”. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-1
Hoạch định chiến lược kinh doanh là xây dựng lộ trình để doanh nghiệp đạt mục tiêu đặt ra

Như vậy, hoạch định chiến lược là việc tạo ra lộ trình cho doanh nghiệp, xác định các kết quả cần phải đạt được. Hoạt động này bao gồm các mục tiêu về doanh thu, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Tùy thuộc loại hình, chiến lược các chỉ số đo lường sẽ khác nhau. 

Xem thêm: Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược trong kinh doanh thời 4.0

Mục đích của hoạch định chiến lược đều nhắm vào mục tiêu gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI (Return on Investment). Nội dung cơ bản của chiến lược nhằm gợi mở đường đi để đến đích đã vạch đúng tiến độ. 

Vì sao doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược kinh doanh?

Theo khảo sát từ Harvard Business Review: “85% đội ngũ lãnh đạo dành ít hơn 1 giờ mỗi tháng thảo luận về chiến lược kinh doanh”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 95% nhân viên không hiểu chiến lược kinh doanh của công ty mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. 

Để lý giải vì sao doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải hoạch định chiến lược kinh doanh bạn có thể tham khảo nội dung sau. 

Hiểu rõ thị trường, tránh rủi ro

Thực tế nhiều công ty thực hiện nghiên cứu thị trường không thường xuyên, làm không kỹ lưỡng, chuyên sâu. Chiến lược kinh doanh xây dựng vội vàng, đơn giản, không có căn cứ xác đáng. Điều đó khiến tiến trình hoạch định chiến lược triển khai kém hiệu quả. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-2
Hoạch định chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro

Nhà quản lý không hiểu rõ thị trường có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Chúng xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, nhu cầu người dùng. 

Ví dụ điển hình thời gian vừa qua các đơn vị kinh doanh bất động sản tập trung vào phân khúc căn hộ cao cấp, trong khi nhu cầu thị trường là những căn hộ bình dân, giá thấp. Kết quả là dự án xây dựng ra không bán được, thị trường đóng băng. 

Vậy nên hoạch định chiến lược kinh doanh dựa trên điều tra, nghiên cứu cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường tốt. Đồng thời qua đó bạn cũng biết khách hàng của mình đang cần gì để đầu tư phát triển.

Xác định quy mô, hình thức hoạt động của doanh nghiệp

Hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh đa ngành trong khi năng lực chỉ đủ khả năng kinh doanh ngành cốt lõi. Quá trình hoạt động chạy theo phong trào, lao vào đầu tư chứng khoán, ngân hàng, xây dựng bất động sản dẫn tới việc không kiểm soát được hoạt động doanh nghiệp. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-3
Xác định đúng quy mô sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tốt năng lực nội tại

Thực tế không ít công ty Việt Nam muốn ngay lập tức trở thành tập đoàn đa quốc gia. Trong khi những tập đoàn nổi tiếng thế giới phải mất đến hàng trăm năm mới phát triển vững vàng. Chính việc xác định quy mô “quá tầm với” đã dẫn tới tình trạng “ăn xổi” dễ thất bại. 

Hoặc đơn giản một số công ty chỉ phù hợp quy mô trong địa phương nhưng muốn khuếch trương bằng mọi giá đã mạnh tay mở rộng hoạt động trên cả nước. Hiện trạng này khiến nhiều khó khăn ập tới, nguồn lực không đủ, chi phí tăng, lợi nhuận giảm. 

Nhưng khi đã hoạch định chiến lược kinh doanh rõ ràng, bạn sẽ biết sức mình đến đâu, nên bắt đầu từ điều gì tốt nhất. Như vậy sẽ đảm bảo các mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ. 

Tối ưu hóa kế hoạch sử dụng vốn

Nếu không có kế hoạch kinh doanh, nhà quản lý sẽ không biết sử dụng vốn thế nào phù hợp. Một số doanh nghiệp bị động khi chạy theo kinh doanh đa ngành trong khi thực lực không đủ, phải sử dụng vốn vay ngân hàng. Giữa lúc lãi suất tăng cao càng khiến khó khăn chồng chất khó khăn. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-4
Kế hoạch phân bổ ngân sách, nguồn vốn phụ thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp

Tuy nhiên nếu hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể bạn sẽ chủ động về nguồn vốn, tránh tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng tới lợi nhuận. Thông qua đây chúng ta cũng đưa ra được kế hoạch sử dụng vốn ngắn hạn hiệu quả. 

Phát triển nguồn nhân lực đúng lúc

Thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, người tài ít nhưng nhu cầu của các doanh nghiệp cực cao. Nếu không có kế hoạch đào tạo, thu hút nhân sự, công ty của bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực sản xuất, vận hành. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-5
Hoạch định chiến lược là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực

Dựa trên chiến lược đã hoạch định nhà quản trị biết nhu cầu nhân lực ở công ty ra sao? Thời điểm nào cần bổ sung để đảm bảo hoạt động. Từ đó, bộ phận nhân sự sẽ tập trung hoạt động tuyển dụng khi cần thiết, nâng cao khả năng cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. 

5 bước trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Quy trình hoạch định chiến lược bất cứ nhà quản trị nào cũng cần nắm rõ và thực hiện. Có như vậy mới có thể xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh, đầy đủ cách thức triển khai. Các bước cụ thể được chia sẻ ngay sau đây:

Bước 1: Đánh giá thực trạng

Trước tiên, bạn cần nhận định được vị trí, bức tranh hiện tại của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá. Phương pháp này cho phép chúng ta biết điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức doanh nghiệp gặp phải. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-6
Nhà quản trị phải đánh giá đúng điều kiện thực tại của doanh nghiệp

Qua phân tích, nhà quản trị xác định được lĩnh vực tiềm năng để phát triển trong tương lai, các giá trị cốt lõi của công ty. Giá trị này đảm bảo mọi hành động đều phù hợp với đường hướng doanh nghiệp đã vạch sẵn. Ngoài ra, dựa vào đây nhà lãnh đạo cũng không bị mất tập trung trong quá trình triển khai. 

Bước 2: Xác định mục tiêu

Khi đã nhận định đúng vị trí hiện tại của doanh nghiệp, bạn cần đưa ra các mục tiêu kinh doanh mong muốn. Đương nhiên chúng ta không thể thực hiện tất cả cùng lúc. Vậy nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp hoàn thành hiệu quả hơn. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-7
Xác định mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết càng triển khai dễ dàng hơn

Các mục tiêu phải được thiết kế chi tiết. Trong đó những mục tiêu dài hạn là mục tiêu chung hàng năm, có quy mô, tầm nhìn rộng liên quan tới tài chính, tiếp thị, vận hành, nhân sự. Mục tiêu ngắn hạn sẽ cụ thể hóa các hoạt động để từng phòng ban thực hiện. 

Để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu tốt nhất, doanh nghiệp cần điều chỉnh chính sách hoặc ban hành mới theo thời gian. Như vậy mới có thể đáp ứng tốt sự xoay chuyển của thị trường cũng như thay đổi từ khách hàng. 

Bước 3: Xây dựng, lựa chọn chiến lược

Bước tiếp theo, nhà hoạch định sẽ bắt tay xây dựng chiến lược dựa trên nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh sử dụng khi các công ty vừa và nhỏ tìm kiếm kế hoạch phát triển sản phẩm trên một thị trường duy nhất. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-8
Lựa chọn chiến lược theo từng thời điểm sẽ đảm bảo khả năng hoàn thành tốt hơn

Đối với chiến lược có quy mô rộng hơn, nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn sản phẩm, thị trường phù hợp để đưa ra quyết định mua lại hoặc hợp nhất đối thủ cạnh tranh. Tùy từng thời điểm, chiến lược cần có sự thay đổi linh hoạt để khai thác tốt lợi thế từ sức mạnh nội tại cũng như tiềm năng thị trường. 

Bước 4: Phân bổ nguồn lực, triển khai kế hoạch

Muốn chiến lược đạt hiệu quả triển khai cao, nhà quản trị nên phân bổ nguồn lực khoa học. Bạn có thể thay đổi lại cơ cấu tổ chức, phân chia trách nhiệm, quyền hạn cho từng cá nhân, phòng ban cụ thể. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-9
Nguồn lực cần được phân bổ phù hợp căn cứ vào các hoạt động chủ đạo

Đôi khi triển khai hoạch định chiến lược kinh doanh phải kết hợp giữa nhiều bộ phận khác nhau. Vậy nên hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của nhân sự giúp lãnh đạo khai thác tốt năng lực tối đa. 

Xem thêm:  Để hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của nhân sự mời bạn tham khảo khung năng lực

Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh chiến lược

Đánh giá kết quả là bước không thể thiếu trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Bởi môi trường bên ngoài và bên trong luôn thay đổi không ngừng. Điều này đòi hỏi nhà quản lý cần liên tục giám sát để xác định được kịp thời điểm mạnh – yếu cũng như mối đe dọa có thể xuất hiện. 

hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-10
Đánh giá chiến lược giúp nhà quản trị rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm

Nếu tình huống mới phát sinh, nhà quản lý phải nhanh chóng thực hiện hành động khắc phục càng nhanh càng tốt. Bạn cũng cần tiến hành đo lường hiệu quả chiến lược để so sánh giữa kết quả thực tế với ước tính. Trường hợp lệch hướng đi, nhà lãnh đạo cần xem xét, sửa đổi chiến lược kịp thời. 

Như vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh không thể thiếu trong hành trình phát triển doanh nghiệp. Gitiho tin chắc khi đã hiểu bản chất của hoạt động bạn sẽ triển khai hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Quản trị rủi ro là gì? Các bước quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông