Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp xác định, phân tích các mối nguy trước mắt nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục. Công tác này cần được đầu tư chú trọng hàng đầu.
Vậy quản lý rủi ro là gì? Quy trình triển khai cụ thể gồm mấy bước? Bài viết sau Gitiho sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Quản trị rủi ro (Risk Management) là quá trình xác định, đánh giá, xử lý các yếu tố nguy hại đã hoặc có thể xảy ra với doanh nghiệp. Thuật ngữ này còn được hiểu với nghĩa kiểm soát rủi ro trong tương lai, chủ động đưa ra phương án đề phòng thay vì bị động phản ứng khi tình huống xảy ra.
Nhà đầu tư danh tiếng Richard Branson từng nói: “Rủi ro là một trong những hành trang học tập lớn nhất của chúng ta. Chấp nhận rủi ro đồng nghĩa bạn đang sợ hãi. Nhưng vượt qua nỗi sợ ấy lại là tấm vé duy nhất để bạn mở ra một trang mới với nhiều điều mới mẻ”.
Những mối đe dọa, rủi ro xuất phát từ nhiều nguồn như: Biến động tài chính, sai sót trong quản lý chiến lược, trách nhiệm pháp lý, thiên tai, tai nạn, biến động thị trường… Ngoài ra, rủi ro còn đến từ chính doanh nghiệp liên quan tới vấn đề quản trị: Văn hóa doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ.
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro toàn diện giúp doanh nghiệp tránh được những mối đe dọa tiềm ẩn, giảm thiểu tác động khi biến cố tiêu cực xảy ra. Khả năng phân tích, kiểm soát vấn đề cho phép cấp lãnh đạo tự tin, chủ động trong các quyết định kinh doanh.
CEO Under Armour – Kevin Plank từng chia sẻ rằng: “Doanh nghiệp nào bây giờ sợ rủi ro, luôn bao biện bằng cách chúng tôi nghĩ giờ chưa phải lúc thích hợp. Vậy thì chẳng bao giờ có cái gọi là thời điểm thích hợp đâu”.
Khi có kế hoạch cụ thể, nhà quản trị dễ dàng xác định thứ tự ưu tiên xử lý các mối nguy hại ảnh hưởng tới công ty. Công tác này mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:
Ngoài ra, triển khai thành công hệ thống quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc công ty sở hữu công cụ hữu ích. Chúng có thể tạo thêm giá trị trong kinh doanh, mang lại nguồn doanh thu mới. Hoạt động cũng giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án doanh nghiệp đầu tư.
Bước chân vào kinh doanh bạn phải xác định đây là một thế giới đầy chông gai, thử thách. Nếu không dám dấn thân có nghĩa bạn đã đầu hàng trước những sóng gió thương trường. Như CEO Facebook Mark Zuckerberg từng nói: “Trong một thế giới đang thay đổi chóng mặt, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm”.
Vì thế một kế hoạch quản lý yếu tố nguy hại được lập ra giúp bạn chủ động, sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Bạn có thể áp dụng quy trình quản lý rủi ro 6 bước dưới đây để giảm thiểu từ các bất ổn, mối nguy tiềm tàng đến doanh nghiệp của mình.
Đây là bước quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro. Người đứng đầu doanh nghiệp nên thiết lập sẵn các tiêu chí sẽ dùng để đánh giá mối đe dọa tiềm ẩn và xác định trước những yếu tố sau:
Việc xác định, phân loại rủi ro giúp doanh nghiệp tập trung giải quyết hiệu quả vấn đề tồn tại. Theo đó trong mỗi tổ chức, công ty, rủi ro được chia thành 4 nhóm liên quan tới: Chiến lược, hoạt động, tài chính và các vấn đề về tuân thủ.
Bất cứ doanh nghiệp không kể quy mô, ngành nghề cũng đều có những mục tiêu nhất định. Mỗi mục tiêu sẽ ẩn chứa yếu tố gây nguy hại một phần hoặc toàn bộ. Vậy nên nhận dạng rủi ro giúp doanh nghiệp phần nào giảm thiểu những tác động tiêu cực không đáng có.
Muốn xác định mối nguy chúng ta nên căn cứ vào bản thân doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đó có thể là các vấn đề liên quan tới nội bộ công ty hoặc biến động thị trường, đối tác, khách hàng.
Một khi định hình được rủi ro, doanh nghiệp cần tập trung tìm hiểu bản chất của chúng. Liệu rủi ro có ảnh hưởng đến mục tiêu và kết quả dự án hay không. Dựa vào những dữ liệu này, chúng ta nhanh chóng phác họa được bức tranh tương lai khi mối nguy hại xảy ra và hậu quả để lại.
Ví dụ: Xuất hiện thông tin một thương hiệu thời trang cao cấp sắp mở cửa hàng bên cạnh shop bạn kinh doanh. Sản phẩm của bạn đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh về giá, phân khúc khách hàng, ưu đãi. Qua phân tích, bạn định hình được những khó khăn sắp ập tới bạn sẽ biết liệu chúng có làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của shop mình hay không, tác động như thế nào.
Một bước quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro phải kể tới đánh giá, xếp hạng chúng. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định xử lý, tìm giải pháp ngăn chặn, khắc phục, loại trừ.
Tùy vào các loại rủi ro, mức độ nghiêm trọng của vấn đề, người đứng đầu mới xây dựng được khung quản lý hiệu quả. Đối với các vấn đề phát sinh trong nội bộ đồng nghĩa với việc công ty có thể kiểm soát được. Mối nguy hại xảy ra từ bên ngoài như thiên tai, chính trị, biến động kinh tế, khả năng kiểm soát gần như bằng không.
Ở bước này, doanh nghiệp nên ưu tiên xem xét những rủi ro xếp hạng cao nhất. Sau đó tiến hành lên kế hoạch ứng phó, xử lý sao cho chúng có thể trở về mức chấp nhận được. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, khả năng ảnh hưởng, nhà quản trị sẽ quyết định triển khai hoạt động giảm thiểu hay các phương án phòng ngừa rủi ro.
Đối với phương án phòng ngừa sẽ tồn tại 4 dạng thức sau:
Tùy thuộc vào đặc trưng rủi ro có thể hoặc không xảy đến chúng ta chọn lựa cách ứng phó phù hợp. Điều này đòi hỏi người làm quản trí phải thật nhanh nhạy, bao quát tốt và đưa ra quyết định dứt khoát, kịp thời.
Quản trị rủi ro là quá trình liên tục, không có điểm kết thúc. Ngay cả khi đã đẩy lùi, loại bỏ được những mối nguy hại bạn cũng vẫn cần duy trì hoạt động này. Kế hoạch quản lý rủi ro, khủng hoảng càng phân tích, giám sát kỹ sẽ càng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tránh tác động xấu không đáng có.
Chiến lược quản trị này cần xem xét định kỳ hàng năm để đảm bảo luôn được cập nhật, đáp ứng với sự thay đổi của thị trường. Ví dụ khó khăn do suy thoái kinh tế, cập nhật công nghệ thông tin, thói quen người dùng.
Như vậy, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Gitiho hy vọng thông qua chia sẻ này bạn đã biết cần đối diện và xử lý những mối nguy hại ảnh hưởng tới quá trình phát triển như thế nào.