Chiến lược giá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và uy tín của một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới hay muốn xâm nhập thị trường đều phải cân nhắc kỹ về chiến lược giá dành cho sản phẩm đó. Sau đây Gitiho sẽ chia sẻ 7 chiến lược giá phổ biến nhất trong Marketing. Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Trong chiến lược này công ty sẽ đặt giá cao cho một số lượng nhỏ sản phẩm mới ra mắt và phục vụ một tệp nhỏ khách hàng muốn sở hữu sản phẩm nhanh nhất thị trường. Chiến lược này dành cho những trường hợp:
Ví dụ 1: Chiến lược này thể hiện rõ ràng qua các bộ phim bom tấn, rạp phim sẽ có những suất chiếu sớm 1 ngày, 3 ngày, hoặc 7 ngày. Họ đặt giá những suất chiếu này cao hơn hẳn so với những suất chiếu chính. Tuy giá cao nhưng có rất nhiều khách hàng đi xem, thậm chí là cháy vé.
Ví dụ 2: Với những sản phẩm như xe hơi, điện thoại hay đồ công nghệ. Sẽ luôn có những phiên bản ra mắt sớm 1 tuần 1 tháng để phục vụ những khách hàng muốn sở hữu sản phẩm sớm, muốn đi tiên phong trong thị trường.
Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Phân tích chi tiết các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng
Với chiến lược này công ty sẽ đặt giá thâm nhập nhanh và rộng. Chiến lược này dành cho những trường hợp:
Với chiến lược này doanh nghiệp sẽ đặt giá khác nhau cho các dòng sản phẩm ở phân khúc khác nhau, có tham khảo đánh giá của khách hàng và giá của đối thủ.
Các sản phẩm như xe hơi, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, giáo dục,… đều áp dụng chiến lược này.
Ví dụ: dịch vụ giáo dục. Khi trẻ em đăng ký đi học, phụ huynh sẽ được tư vấn về chương trình cơ bản và chương trình chất lượng cao. Điều này để phụ huynh nắm rõ về chương trình học cũng như lựa chọn chương trình học phù hợp với con em của họ.
Đây là chiến lược đặt giá tính đến các sản phẩm mà khách hàng có thể lựa chọn mua thêm cùng với sản phẩm chính. Các quán ăn, cửa hàng điện thoại, shop thời trang gia đình,… thường xuyên áp dụng chiến lược này để khách hàng mua thêm cùng với sản phẩm chính.
Ví dụ 1: một quán ăn bán đồ ăn với giá rất rẻ, vậy thì làm sao họ có lời. Câu trả lời chính là khách đến quán không chỉ ăn một món mà thường gọi thêm những món đi kèm như món khai vị, món tráng miệng hoặc nước uống… Đây chính là lý do quán bán đồ ăn rẻ nhưng vẫn có lời và tồn tại lâu.
Ví dụ 2: Tại các cửa hàng điện thoại, khi khách hàng mua điện thoại mới thường có những sản phẩm, dịch vụ kèm theo như dán màn hình, ốp lưng, gói bảo hành, tai nghe, sạc dự phòng,… Các cửa hàng thường giảm giá điện thoại để cạnh tranh vì họ biết họ có thể thu lãi bù từ những phụ kiện, sản phẩm dịch vụ đi kèm kia.
Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Quy trình 4 bước xây dựng kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ vì việc đặt giá có tính đến các sản phẩm khách hàng bắt buộc phải mua thì mới sử dụng được sản phẩm chính. Chiến lược này phù hợp với những sản phẩm như: máy chơi game (phải mua thêm đĩa thì mới chơi được), máy in (phải mua thêm giấy và mực mới sử dụng được), bình lọc nước,… Với những sản phẩm này các cửa hàng thường hạ giá những sản phẩm chính để dễ cạnh tranh.
Lưu ý: khi áp dụng cách đặt giá này cần xem xét kỹ và có chừng mực trong việc đặt giá sản phẩm bán kèm.
Đây là chiến lược doanh nghiệp có tính đến sản phẩm thải bỏ sau khi sử dụng sản phẩm chính. Chúng ta thấy điều này rõ nhất qua các hoạt động refill hóa phẩm gia dụng, chính sách tái sử dụng túi đựng hàng, lông vịt, phân gia súc, lá cây lấy gỗ,…
Ví dụ: Cây gáo vàng có giá trị lấy gỗ rất cao, lá cây của cây này có thể làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày rét đậm rét hại.
Với chiến lược này doanh nghiệp sẽ gom những sản phẩm liên quan thành một combo và bán với giá rẻ hơn là mua từng sản phẩm đơn lẻ. Loại hình đặt giá này thường xuất hiện trong các quán ăn, bộ hóa phẩm gội xả tắm, dịch vụ internet truyền hình, máy tính và hệ điều hành,…
Xem thêm: Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
Trên đây là 7 chiến lược giá phổ biến nhất trong Marketing. Việc áp dụng chiến lược nào tùy thuộc vào mục tiêu, sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh… Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về các chiến lược giá và lựa chọn được chiến lược giá phù hợp với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.