Chuyển đổi số trong doanh nghiệp - Checklist đánh giá năng lực của doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Sabrina

Trong bối cảnh hiện thời, không quá khi nói rằng nói công nghệ chính là bàn tay của vua Midas. Với việc tạo dựng lợi thế khổng lồ trong mọi hoạt động kinh doanh, tất cả doanh nghiệp - từ tí hon đến khổng lồ - đều ham muốn làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, trái ngược với viễn cảnh đẹp mà các doanh nghiệp đang mộng tưởng, sự thật lại khốc liệt và trần trụi hơn rất nhiều.

Theo báo cáo của International Data Group là một tổ chức đầu tư mạo hiểm, quản lý sự kiện, nghiên cứu và truyền thông kỹ thuật số (IDG), trong số 89% các doanh nghiệp đón đầu làn sóng chuyển đổi số, trong đó chỉ có 44% thành công và trở lại mạnh mẽ hơn. Số còn lại thì hoàn toàn “ngập lụt”, thất bại trong việc biến những ảo vọng số hóa của mình thành hiện thực.

Chuyển đổi số là một bài toán không đơn giản, nó gõ cửa mọi ngóc ngách vận hành của doanh nghiệp và đòi hỏi đội ngũ quản lý phải đủ dũng khí bước ra khỏi vòng an toàn để có những quyết định táo bạo, mang tính đột phá. Sẽ chẳng có một công thức chung hay lời giải mẫu nào có thể đảm bảo sự thành công tuyệt đối cho bài toán này cả! Tuy nhiên con số 44% cũng cho thấy bạn vẫn có thể tìm ra con đường cho mình bằng cách phần nào học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ việc nhìn lại con đường thành công của những doanh nghiệp số hàng đầu.

Định nghĩa “Chuyển đổi số”

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Vai trò của Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

“Trong thời đại biến động ngày nay, không còn cách nào khác ngoài sử dụng lại những phát minh. Lợi thế duy nhất có thể có được so với người khác là tốc độ. Không có điều gì khác bền vững hơn, bởi vì mọi thứ bạn tạo ra người khác sẽ sao chép lại.” 

- Jeff Bezos, Founder Amazon -

Thay đổi trải nghiệm của khách hàng

Thiết kế và số hóa quy trình liên quan đến khách hàng. 

Đạt được sự chấp nhận của khách hàng đối với quy trình đó. 

Tăng tốc độ trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

Truyền thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu

Cho phép theo dõi các số liệu và phân tích dữ liệu thu được thông qua marketing số.

Sử dụng dữ liệu để hiểu khách hàng và cho chiến lược kinh doanh, cho phép cá nhân hóa, tăng sư chính xác phản hồi khách hàng trong thời gian thực.

Cập nhật kỹ năng và kiến thức

Trí tuệ nhân tạo; Thực tế mở rộng; Điện toán đám mây; Học máy; Thăm dò dữ liệu / Phân tích; Hacking tăng trưởng - Cho phép nhân viên phát triển các kỹ năng cho tương lai và trang bị cho doanh nghiệp kiến ​thức để duy trì sự tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh

Khuyến khích hợp tác giữa các phòng ban

Khi tất cả các phòng ban được liên kết, một văn hóa công ty mạnh mẽ hình thành, cho phép chuyển đổi thành công và tự tin.

Hợp nhất quy trình và hoạt động

Sự hợp nhất các quy trình và hoạt động của công ty cho phép doanh nghiệp kết nối với đối tượng mục tiêu của họ và đáp ứng nhu cầu của họ

Checklist đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số – mà thực chất là sự liên kết công nghệ số vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, là ngành công nghiệp có giá trị 1,7 nghìn tỷ USD. Theo khảo sát toàn cầu năm 2017 của McKinsey, số lượng những doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi số chỉ vỏn vẹn dừng lại ở con số 30%.

Chuyển đổi số hiện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, số và sinh học đang ngày càng mờ nhạt. 

Đã đến lúc các nhà lãnh đạo cần thẳng thắn thừa nhận rằng chuyển đổi số là sự thay đổi mô hình chiến lược. Để công nghệ mới được áp dụng thành công, doanh nghiệp bắt buộc phải hỗ trợ nó bằng một nền văn hoá thấm nhuần tư tưởng định hướng chuyển đổi số, xuyên suốt mọi ngóc ngách dù là nhỏ nhất trong doanh nghiệp. 

Check list dưới đây sẽ giúp các nhà quản trị hiểu được hiện tại hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, có đang thực hiện một cách cân bằng và an toàn hay không, định hình lại những hoạt động cần phải làm trong công cuộc chuyển đổi số.

a. Checklist Chiến lược và văn hóa chuyển đổi số

Đánh giá mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số và Mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi số tới mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

- Sản phẩm và dịch vụ trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp bạn số hóa đến mức độ nào?

- Bạn đánh giá mức đóng góp của các sản phẩm và dịch vụ đến tổng doanh thu của công ty ở mức nào?

- Đội ngũ quản lý nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của chuyển đổi số?

b. Checklist gắn kết nhân viên và khách hàng

Đánh giá khả năng tiếp cận chăm sóc khách hàng và nhân viên đa kênh, đa chiều; nỗ lực cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và nhân viên dựa trên dữ liệu

- Mức độ số hóa các kênh bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp bạn đối với khách hàng

- Mức độ tương tác của bạn với khách hàng thông qua các kênh như thế nào?

- Sự ủng hộ của nhân viên trong các hoạt động đổi mới sáng tạo

- Mức độ tương tác của các nhân viên với doanh nghiệp thông qua các kênh như thế nào?

c. Checklist cải thiện quy trình

- Đánh giá mức độ liên tục và thông suốt trong từng bộ phận và giữa các bộ phận với nhau

- Năng lực xây dựng quy trình trong doanh nghiệp của bạn?

- Đánh giá mức độ tuân thủ quy trình tại doanh nghiệp của bạn?

- Công nghệ hỗ trợ cho quy trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn ở mức độ nào?

- Bạn đánh giá việc số hóa hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp để nhà quản lý có thể được theo dõi real-time các vấn đề tại doanh nghiệp ở mức độ nào?

d. Checklist công nghệ

- Đánh giá nguồn lực về cơ sở hạ tầng, con người và tài chính dành cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

- Đánh giá về Cơ sở hạ tầng về công nghệ của doanh nghiệp bạn? (Máy tính, Laptop, Smartphone, Internet, Wifi, chấm công tự động, phần mềm ứng dụng chuyên biệt cho công việc,...)

- Mức độ am hiểu và sử dụng công nghệ của đội ngũ nhân viên trong công việc?

- Mức độ đầu tư dành cho công nghệ trong doanh nghiệp?

e. Checklist phân tích và sử dụng dữ liệu

- Đánh giá mức độ thâm nhập của dữ liệu tới các hoạt động của doanh nghiệp

- Bạn sử dụng dữ liệu khách hàng để phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào?

- Bạn sử dụng dữ liệu của nhân viên để phát triển con đường sự nghiệp cho nhân viên như thế nào?

- Đánh giá về các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu đang nắm giữ? (Trong trường hợp doanh nghiệp có đúng và đủ dữ liệu)

- Bạn đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp bạn ở mức nào?

Nếu đạt hiệu quả, Chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Kết luận

Bài viết này Gitiho đã giới thiệu tới các bạn checklist trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Cùng theo dõi website Gitiho để đón đọc những bài viết về Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhé

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông