Đánh giá nhân viên - 3 nguyên tắc và 5 tiêu chí

Nội dung được viết bởi Sabrina

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

Tuy nhiên có không ít nhà quản lý đã làm không tốt công tác này vì không biết rằng đây là công việc có tính chất con dao hai lưỡi. Vậy nhà lãnh đạo cần đánh giá nhân viên theo những nguyên tắc nào? Làm thế nào để đo lường được hiệu quả làm việc và vẫn nhận được sự tôn trọng và đồng tình từ nhân viên? Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản giúp nhà hoạch định giải quyết được những khó khăn đó.

Hãy để nhân viên của bạn tự đánh giá về mình

Nhân viên của bạn dù ở bất cứ vị trí nào họ cũng đều có quyền được đánh giá kết quả làm việc của mình. Bạn là nhà quản lý, bạn không có quyền áp đặt sự đánh giá của riêng bạn mà quên đi quyền tự được đánh giá của người lao động. Hãy để nhân viên của bạn được quyền tự nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra theo một mẫu hướng dẫn chung của công ty trên cơ sở mục tiêu công việc mà họ đã cam kết. Chính trong quá trình đánh giá đó, bản thân nhân viên sẽ nhìn nhận được sự cố gắng cũng như những điểm chưa hoàn thiện của mình và chủ động có những giải pháp thay đổi. Trong bước này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là hướng dẫn cụ thể và tránh áp đặt ý kiến của bạn lên nhân viên về cách thức đánh giá.

Bản đánh giá nhân viên của riêng bạn

Song song với việc bạn để nhân viên của mình đánh giá kết quả công việc của chính họ, bạn cũng cần có một bản đánh giá của riêng mình trên góc độ người quản lý. Bạn hãy cố gắng đừng để cảm xúc và những kỳ vọng ngoài khả năng với nhân viên ảnh hưởng tới quá trình này. Bạn cần tách biệt giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá bản chất con người nhân viên bởi đó không phải là công việc của bạn lúc này. Hãy căn cứ vào mục tiêu mà bạn và nhân viên đã thống nhất, hãy thẳng thắn nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra cho tổ chức. Bạn hãy thực sự công tâm cho dù mối quan hệ của bạn với nhân viên đó ở bất cứ tình trạng nào. Mỗi khi đánh giá nhân viên bạn cần nhớ nguyên tắc: ghi nhận kết quả làm việc trước, đề xuất các giải pháp thay đổi sau.

Hãy đàm phán với nhân viên để có một bản đánh giá công minh

Chắc chắn khi so sánh 2 bản đánh giá của bạn và nhân viên sẽ có những điểm khác biệt do sự khác biệt về góc nhìn và những kỳ vọng. Khi đó, nhiệm vụ của bạn là hãy đàm phán, phân tích để đi đến thống nhất với nhân viên của bạn về những điểm khác biệt. Trong giai đoạn này thường rất dễ xảy ra xung đột. Bạn cần khéo léo sử dụng kỹ năng đàm phàn và giao tiếp của mình để đánh giá đúng về kết quả làm việc của nhân viên cũng như động viên, khích lệ họ trong công việc.

“Đánh giá kết quả làm việc chứ không phải bạn đang đánh giá phẩm chất của nhân viên” là nguyên tắc bạn cần nhớ trong công tác này. Hãy khôn ngoan tách biệt cảm xúc ra khỏi công việc nếu bạn không ưa một nhân viên nào đó. Một kết quả đánh giá công việc công minh là đòn bẩy giúp bạn phát huy được khả năng đóng góp của những nhân viên dưới quyền. Nhưng ngược lại nếu bạn không tôn trọng các nguyên tắc trong đánh giá sẽ khiến nhân viên của bạn bất mãn và rời bỏ bạn bất cứ khi nào.

Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong tháng, làm tiêu chí để xét thưởng cho CNV, công ty quy định về việc đánh giá CNV như sau:

Đánh giá về số lượng công việc: 

Công ty chưa áp dụng hình thức định mức công việc cho nhân viên công ty, do vậy việc đánh giá số lượng công việc thực hiện của CNV phụ thuộc vào khả năng chủ động, sáng tạo của CNV và được đánh giá theo tiêu chí “không làm việc”. Cụ thể, mỗi lần phát hiện CNV không làm việc hoặc làm việc riêng tư thì bị trự 0.5 điểm.

Đánh giá chất lượng công việc.

  • Công việc được giao phải thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng và/hoặc yêu cầu của công ty. 
  • Mỗi công việc được giao mà không đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu bị trừ 0.5 điểm, đối với trường hợp không đảm bảo chất lượng ở mức nghiêm trọng (gây thiệt hại về tài sản, uy tín của công ty) thì trừ 1 điểm

Đánh giá tiến độ công việc.

  • Những công việc được giao phải hoàn thành theo đúng tiến độ, thời hạn, những trường hợp quá hạn do trường hợp bất khả kháng thì không xét vào quy định này. 
  • Trường hợp xác định không thể hoàn thành tiến độ, người thực hiện phải báo trước cho người giao việc trước 2 tiếng.
  • Mỗi công việc thực hiện không đúng thời hạn bị trừ  0.5 điểm, đối với trường hợp quá hạn nghiêm trọng (quá hạn 5 ngày hoặc gây thiệt hại về tài sản, uy tín của công ty) thì trừ 1 điểm.

Đánh giá tác phong làm việc.

  • Tác phong làm việc nhanh nhẹn, thái độ làm việc tận tình, hết lòng vì khách hàng.
  • Mỗi lần không đảm bảo quy định trên bị trừ  0.5 điểm.

Đánh giá thực hiện kỹ luật:

  • Đi muộn 10 phút trừ 0.25 điểm/1 lần.
  • La lối, có lời lẽ không văn hoá trừ 0.25 điểm/lần.
  • Nhân viên chỉ được nghỉ (có lý do) tối đa là 2 ngày/tháng. Nếu quá thì có lý do hay không đều bị trừ 1 điểm/ngày.
  • Nghỉ không lý do trừ 1 điểm/ngày.

Hàng tuần nhân viên tự đánh giá kết quả của mình, gửi bản đánh giá cho GĐ. Giám đốc sẽ có quyết định cuối cùng về kết quả công việc hàng tháng của nhân viên.

Bộ phận kế toán tổng hợp kết quả đánh giá cuối tháng làm căn cứ xét thưởng.

Trong quá trình thực hiện, công ty yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ty, các nhân viên có điểm dưới trung bình hai tháng liên tục sẽ bị nhắc nhở, thực hiện các biện pháp kỷ luật.

Trong quá trình thực hiện, có phát sinh, công ty sẽ chỉnh sửa quy định này cho phù hợp.

Kết luận

Việc đánh giá nhân viên đúng lúc, chính xác sẽ giúp cho nhà quản lý giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Từ đó khai thác tốt nguồn lực để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. 

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông